• Zalo

LHP Quốc tế Hà Nội: Nhiều 'sạn', phim Việt trắng tay

Văn hóa - Giải tríThứ Sáu, 30/11/2012 12:55:00 +07:00Google News

(VTC News) - ‘Đam mê’ trắng tay vì quá nhiều sạn, ‘Thiên mệnh anh hùng’ được trao giải ngoại giao của ban giám khảo vì sự phát triển của nền điện ảnh Việt Nam.

(VTC News) - ‘Đam mê’ trắng tay vì quá nhiều sạn, ‘Thiên mệnh anh hùng’ được trao giải ngoại giao của ban giám khảo vì sự phát triển của nền điện ảnh Việt Nam.

Sau 5 ngày diễn ra, LHP Quốc tế Hà Nội 2012 đã khép lại bằng lễ bế mạc tối 29/11. Khác với không khí nhộn nhịp ở đêm khai mạc, đêm bế mạc LHP Quốc tế Hà Nội 2012 diễn ra khá tẻ nhạt.


Không còn dàn sao hùng hậu đến với sự kiện thảm đỏ của đêm bế mạc LHP. Trước lễ bế mạc diễn ra 30 phút, thảm đỏ của đêm bế mạc khá vắng vẻ. Lực lượng an ninh không phải làm việc vất vả như đêm khai mạc. Đội ngũ tình nguyện viên được cho đứng hai bên thảm đỏ để tạo thêm không khí cho sự kiện này.
MC Bình Minh và Hải Vân trong đêm bế mạc LHP Quốc tế Hà Nội 2012 tối 29/11. 
Đêm trao giải và bế mạc LHP diễn ra khá tẻ nhạt. Sân khấu được giữ nguyên như trong đêm khai mạc. Chỉ có 4 tiết mục văn nghệ đơn điệu gồm bài hát Mái đình làng biển do Tuấn Phương hát, một ca khúc quốc tế được diva Mỹ Linh thể hiện, màn múa Hạc vàng Hồ Tây và ca khúc Việt Nam chào đòn các bạn kết thúc chương trình. 

Lễ bế mạc đi thẳng vào các phần trao giải. Do kết quả được giữ kín đến phút cuối cùng và cũng do sự hạn chế của số lượng người đến từ mỗi đoàn làm phim nên rất nhiều hạng mục cá nhân không có diễn viên đoạt giải. 

Ở LHP lần này hai bộ phim “Thiên mệnh anh hùng” của Victor Vũ và “Đam mê” của Phi Tiến Sơn là đại diện của điện ảnh Việt tham gia tranh giải tại hạng mục Phim truyện xuất sắc nhất.

Kết quả không nằm ngoài dự đoán của những ai theo sát LHP năm nay. Điện ảnh Việt Nam trắng tay khi chỉ có hai giải thưởng động viên từ Ban giám khảo phim truyện và phim ngắn dành cho hai tác phẩm “Thiên mệnh anh hùng” và “Bò vàng”.

Bộ phim mới nhất được Cục Điện ảnh đặt hàng cho kỳ LHP lần này, “Đam mê” của đạo diễn Phi Tiến Sơn”, đã ra về trắng tay. Thậm chí, bộ phim này còn gây nên những dư luận không tốt cho điện ảnh Việt.

Tác phẩm này đánh dấu sự hợp tác trở lại của đạo diễn Phi Tiến Sơn, diễn viên Kim Khánh, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn sau bộ phim “Lưới trời” gây chú ý cách đây 10 năm, nhưng lại cho thấy sự khiên cưỡng trong diễn xuất và tạo hình nhân vật, câu chuyện ôm nhiều thông điệp khiến người xem thấy khó hiểu và chỉ biết cười trừ khi xem phim.

Nhiều ý kiến cho rằng phim chiếu trong nước đã thấy buồn cười rồi, đem đi thi thì lại càng buồn cười hơn. Chính vì vậy, việc phim không giành giải cũng là điều dễ hiểu.
Giải NETPAC (Mạng lưới khuyến khích điện ảnh Châu Á) được trao cho bộ phim “Đêm yên lặng” của Thổ Nhĩ Kỳ, kịch bản và đạo diễn Reis Celik.  
Những giải thưởng phụ được trao bao gồm giải NETPAC, Giải thưởng của Ban giám khảo phim ngắn, Giải thưởng của Ban giám khảo phim truyện, Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất.

Giải NETPAC (Mạng lưới khuyến khích điện ảnh Châu Á) được trao cho bộ phim “Đêm yên lặng” của Thổ Nhĩ Kỳ, kịch bản và đạo diễn Reis Celik. Phim kể về một đám cưới mà ở đó chú rể khoảng 60 tuổi. Tuổi xuân của chú rể đã bị giam cầm trong chốn lao tù cho nên ở tuổi 60 này có vẻ hơi muộn màng cho việc kết hôn.

Thực ra đám cưới này được tổ chức để chấm dứt mối thù truyền kiếp giữa hai bộ tộc lớn. Cô dâu mang mạng che mặt đỏ bắt đầu chờ đợi chú rể với nỗi sợ hãi trong lòng. Tiếng ồn ào lắng đi khi cánh cửa khép lại. Giờ chỉ còn cô dâu và chú rể ở trong phòng và thời khắc trao sính lễ cho cô dâu đã đến. Cô dâu là một cô gái mới 14 tuổi.

Giải thưởng của Ban giám khảo phim ngắn được trao cho bộ phim hoạt hình “Bò vàng” của đạo diễn Trần Khánh Duyên, sinh năm 1977 và hiện đang công tác tại Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Bộ phim hoạt hình dài 10 phút này kể về thực tế hiện nay ở các đô thị, nhà cửa mọc lên và thải rác lấn chiếm đồng cỏ, bò vàng không còn cái để ăn chở lên gầy giơ xương. Bò tìm thức ăn trong rác thải, ăn rác, bò bị biến dạng trở trành quái vật. Nó tiến về tấn công thành phố.
Giải thưởng của Ban giám khảo phim truyện được trao cho bộ phim Việt Nam “Thiên mệnh anh hùng”.  
Giải thưởng của Ban giám khảo phim truyện được trao cho bộ phim Việt Nam “Thiên mệnh anh hùng”. Theo chia sẻ của ban giám khảo thì họ trao giải thưởng này cho “Thiên mệnh anh hùng” nhằm khuyến khích sự phát triển của nền điện ảnh Việt Nam.

Thiên mệnh anh hùng” là tác phẩm điện ảnh thứ 4 của đạo diễn Victor Vũ. Phim từng gây được cơn sốt tại phòng vé mùa phim Tết 2012.

Giải Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất được trao cho Mina Yonezawa, sinh năm 1982 ở Shizuoka, Nhật Bản, đạo diễn của bộ phim ngắn “Một mình”. Đến với LHP lần này Mina Yone tham gia dự thi ở hạng mục Phim ngắn. Tác phẩm “Một mình” của cô kể về câu chuyện 2 lần viếng thăm của cái chết. Lần đầu tiên là cái chết của cơ thể. Lần thứ 2 là cái chết của ký ức của những người đã trải qua, bị quên lãng bởi những người khác. Nhưng có khi cái chết thứ 2 không tới bởi vì ký ức được giữ sống sót trong con tim của những những người bị bỏ quên lại đằng sau.

Ở các hạng mục giải thưởng chính của LHP kỳ này, ban giám khảo đã tỏ ra rất tinh tế trong việc đánh giá. Các giải thưởng Nam, nữ diễn viên xuất sắc nhất cũng như Đạo diễn và Phim truyện, Phim ngắn xuất sắc nhất đều tìm được chủ nhân xứng đáng.

Năm nay ở hạng mục Nam, nữ diễn viên xuất sắc nhất đã có một bất ngờ khi hai chủ nhân là diễn viên nữ ít tuổi nhất và nam diễn viên cao tuổi nhất tham gia LHP kỳ này.
Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất được trao cho Yin Yaning, nữ diễn viên chính phim “Bài ca của sự im lặng” của Trung Quốc.  
Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất được trao cho Yin Yaning, nữ diễn viên chính phim “Bài ca của sự im lặng” của Trung Quốc.

Trong phim Yin Yaning vào vai Jing, một cô gái sống với ông bà ở vùng nông thôn Trung Quốc, cô bị cô lập bởi địa hình nơi mình sống và bệnh điếc bẩm sinh. Sau scandal có liên quan tới bác của mình, cô bị buộc phải đến ở với người cha đáng khinh của mình, và người phụ nữ chủ nhà trẻ đang mang thai.

Yin Yaning là một diễn viên trẻ đầy tiềm năng khi diễn xuất thành công một vai diễn đòi hỏi rất nhiều nội tâm như vai Jing.

Ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Ilyas Salman của phim “Đêm yên lặng” đến từ Thổ Nhĩ Kỳ là người giành giải. Trong phim Ilyas Salman vào vai một chú rể khoảng 60 tuổi. Tuổi xuân của người đàn ông đã bị giam cầm trong chốn lao tù cho nên ở tuổi 60 mới có một lễ kết hôn muộn màng.
Giải Đạo diễn phim truyện xuất sắc nhất được trao cho hai đạo diễn Reis Celik, phim “Đêm yên lặng” - Thổ Nhĩ Kỳ và Iskanda Usmonov, phim “Bức điện” - Tajikistan. Bất ngờ hơn là việc Iskanda Usmonov có tên trong hạng mục này. Vì phim “Bức điện” không phải là một phim gây ấn tượng mạnh với người xem ở kỳ LHP vừa qua. 

Bức điện” được làm dựa trên truyện “A spot” và “The Telegram” của Iskandar Usmonov, bộ phim kể về sự cô đơn của loài người. Có những lúc, vượt qua các trở ngại và hủy hoại một số thứ, chúng ta xây dựng nên một thế giới dễ chịu cho riêng mình. Rồi đến một lúc nào đó chúng ta nhận ra rằng mình đang cô đơn trong thế giới mà chính mình tạo dựng nên. Thế nhưng ta không còn đường quay lại, và khi mất đi một người thân yêu, ta mất đi cả thế giới.
Phim truyện xuất sắc nhất của LHP Quốc tế Hà Nội 2012 được trao cho tác phẩm “Bị còng tay”, Philippines.
Phim ngắn xuất sắc nhất được trao cho phim “Bắt đầu bằng chữ A”, Indonesia, một câu chuyện về sự xích lại gần nhau của hai con người. “Bắt đầu bằng chữ A” kể về Một cô gái mù nọ cho một chàng trai câm mượn đôi môi của mình. Để đáp lại, chàng trai đó cho cô mượn đôi mắt của mình. Đôi mắt của anh trở thành đôi mắt của cô, còn đôi môi của cô trở thành giọng nói của anh.

Phim truyện xuất sắc nhất của LHP Quốc tế Hà Nội 2012 được trao cho tác phẩm “Bị còng tay”, Philippines. Phim kể về Jestoni “Jess” Biag, một thanh niên tuy mới ngoài đôi mươi nhưng đã là tên “hai ngón” khét tiếng chuyên ăn hàng trên những con phố nhộn nhịp quanh nhà thờ Quiapo. 

Thông thường, hắn "thó" ví, đồ điện tử và nữ trang để bán lấy một khoản tiền ít ỏi đủ cho hắn nuôi sống gia đình. Rồi Jess bị cảnh sát bắt khi đang thó chiếc điện thoại di động của nhân viên tổng đài, Ma. Grace Rosuello (Bangs Garcia). Đây là lần đầu tiên hắn bị điều tra. 

Trong chặng đường của hắn từ Viện Barangay Hall tới sở Cảnh sát và Phòng Tư pháp, người xem sẽ được chứng kiến những hành vi vi phạm nhân quyền và văn hóa tham nhũng đã ăn sâu vào những cơ quan công quyền ở Philippines như thế nào. Cuối cùng, tuy bị kết tội ăn cắp nhưng Jess vẫn được tự do. Nhưng sự tự do này đã trói buộc cuộc đời anh vào một vòng luẩn quẩn đầy khó khăn.

Đàm Mộng Hoài
Ảnh: Dân Trí
Bình luận
vtcnews.vn