Trên đường trở về từ đỉnh Phan Xi Păng, một thanh niên đã tự ý tách đoàn đi trước nên bị lạc, mất tích.
Khi xuống dốc tới độ cao 2.800m, cả đoàn nghỉ dừng chân, nhưng anh Phạm Ngọc Ánh đã tự ý đi trước nên bị lạc.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng huyện Sa Pa đã tổ chức 3 đoàn với 30 người tìm kiếm liên tục trong suốt 1 tuần nhưng vẫn chưa có kết quả.
Đây là trường hợp mất tích hy hữu đầu tiên đối với các đoàn leo núi Phan Xi Păng.
Ngày 20/7, trên diễn đàn phượt, thành viên bayby_iloveyou13 đi cùng đoàn với bạn Phạm Ngọc Ánh cho biết: "Chúng tôi đi tìm hôm nay là ngày thứ 10 rồi mà vẫn chưa thấy! Các bạn phải hết sức cẩn thận khi đi rừng! Nếu không thì sự việc khó lường trước".
Thành viên này tỏ rõ sự lo lắng: "Bạn Ánh này khi từ đỉnh Fansipan xuống thì chạy về trước không mang theo 1 vật gì trên người cả, ba lô, điện thoại ... đều để lại cho porter. Nên 10 ngày trong rừng mưa mù gió rét không biết chuyện gì sẽ xảy ra .....!"
Trên Facebook, nhiều thành viên cho biết đoạn dốc 2.800m này khá nguy hiểm. Đoạn đi ngang qua thác nước rất dễ bị lạc. Gió thổi mạnh, nếu trượt chân, tính mạng có thể bị đe dọa.
"Bỏ qua trường hợp xấu nhất là bị rớt xuống vực, nếu không có kĩ năng sống trong khu vực hoang dã cùng những thứ ít ỏi mang theo thì rất khó để tồn tại trong suốt 10 ngày", một thành viên khác lo ngại.
Trong trường hợp của bạn Phạm Ngọc Ánh, bên cạnh những chỉ trích cho rằng để xảy ra sự cố là do ý thức, kinh nghiệm kém và không tuân thủ quy tắc thì cũng có một phần lỗi của trưởng đoàn.
"Chuyến đi nguy hiểm vậy mà leader cứ mặc ai làm gì thì làm, ai đi trước thì đi... Hy vọng là bạn này không sao và mong các bạn trẻ khác rút kinh nghiệm, đừng có háo thắng rước họa vào thân và làm ảnh đến cả tập thể", bạn Nguyễn Huy Hùng nêu quan điểm.
Theo kinh nghiệm của những người đi du lịch, nhất là du lịch khám phá, việc đầu tiên là phải tuân theo chỉ đạo của trưởng đoàn, phải cẩn thận hơn bình thường rất nhiều, vì ngoài chuyện lạc còn rất nhiều rủi ro khác.
Thành viên tdanh786 trên diễn đàn phượt cũng lưu ý: "Xưa tôi có leo Fansipan vài lần, thấy có nhiều chỗ rất dễ sảy tay, trượt chân. Nhiều chỗ rất dốc, đất cát và cả lá cây che khuất bề mặt và dễ trượt. Nói thật là đi chung đoàn cũng chỉ mong được hướng dẫn, bắt chước đi theo và được... sơ cứu kịp thời thôi chứ rủi ro luôn rình rập bên mình.
Những bạn ít hay leo núi thì thể lực và cơ chân nhiều khi cũng yếu và lóng ngóng. Nói chung là phải hết sức cẩn thận và lượng sức mình, thấy không nổi thì thậm chí đừng cố theo đoàn".
Một bạn có nickname Khặc Khặc cho biết cũng từng leo Fansipan và bị lạc trong 2 phút mà cảm giác đứng tim, vô tận như cả thế kỷ.
"Đó là tôi còn bám đoàn, leo hùng hục cùng mấy anh khỏe. Bám đoàn còn chẳng ăn thua huống chi là xé lẻ. Dù là đi đâu cũng thế thôi, du lịch khám phá hay nghỉ dưỡng cũng đều phải nghĩ đến trường hợp xấu để dự phòng", thành viên này chia sẻ.
Sau gần 10 ngày mất tích, anh Phạm Ngọc Ánh (20 tuổi, SV năm 2 trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội) vẫn chưa được tìm thấy.
Theo thông tin trên Dân trí, trước đó vào chiều 12/7, anh Ngọc Ánh cùng đoàn leo núi từ đỉnh Phan Xi Păng trở về thị trấn Sa Pa.
Một đoạn dốc, trơn trượt khi leo Phan Xi Păng |
Khi xuống dốc tới độ cao 2.800m, cả đoàn nghỉ dừng chân, nhưng anh Phạm Ngọc Ánh đã tự ý đi trước nên bị lạc.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng huyện Sa Pa đã tổ chức 3 đoàn với 30 người tìm kiếm liên tục trong suốt 1 tuần nhưng vẫn chưa có kết quả.
Đây là trường hợp mất tích hy hữu đầu tiên đối với các đoàn leo núi Phan Xi Păng.
Ngày 20/7, trên diễn đàn phượt, thành viên bayby_iloveyou13 đi cùng đoàn với bạn Phạm Ngọc Ánh cho biết: "Chúng tôi đi tìm hôm nay là ngày thứ 10 rồi mà vẫn chưa thấy! Các bạn phải hết sức cẩn thận khi đi rừng! Nếu không thì sự việc khó lường trước".
Thành viên này tỏ rõ sự lo lắng: "Bạn Ánh này khi từ đỉnh Fansipan xuống thì chạy về trước không mang theo 1 vật gì trên người cả, ba lô, điện thoại ... đều để lại cho porter. Nên 10 ngày trong rừng mưa mù gió rét không biết chuyện gì sẽ xảy ra .....!"
Trên Facebook, nhiều thành viên cho biết đoạn dốc 2.800m này khá nguy hiểm. Đoạn đi ngang qua thác nước rất dễ bị lạc. Gió thổi mạnh, nếu trượt chân, tính mạng có thể bị đe dọa.
"Bỏ qua trường hợp xấu nhất là bị rớt xuống vực, nếu không có kĩ năng sống trong khu vực hoang dã cùng những thứ ít ỏi mang theo thì rất khó để tồn tại trong suốt 10 ngày", một thành viên khác lo ngại.
Trong trường hợp của bạn Phạm Ngọc Ánh, bên cạnh những chỉ trích cho rằng để xảy ra sự cố là do ý thức, kinh nghiệm kém và không tuân thủ quy tắc thì cũng có một phần lỗi của trưởng đoàn.
"Chuyến đi nguy hiểm vậy mà leader cứ mặc ai làm gì thì làm, ai đi trước thì đi... Hy vọng là bạn này không sao và mong các bạn trẻ khác rút kinh nghiệm, đừng có háo thắng rước họa vào thân và làm ảnh đến cả tập thể", bạn Nguyễn Huy Hùng nêu quan điểm.
Theo kinh nghiệm của những người đi du lịch, nhất là du lịch khám phá, việc đầu tiên là phải tuân theo chỉ đạo của trưởng đoàn, phải cẩn thận hơn bình thường rất nhiều, vì ngoài chuyện lạc còn rất nhiều rủi ro khác.
Thành viên tdanh786 trên diễn đàn phượt cũng lưu ý: "Xưa tôi có leo Fansipan vài lần, thấy có nhiều chỗ rất dễ sảy tay, trượt chân. Nhiều chỗ rất dốc, đất cát và cả lá cây che khuất bề mặt và dễ trượt. Nói thật là đi chung đoàn cũng chỉ mong được hướng dẫn, bắt chước đi theo và được... sơ cứu kịp thời thôi chứ rủi ro luôn rình rập bên mình.
Những bạn ít hay leo núi thì thể lực và cơ chân nhiều khi cũng yếu và lóng ngóng. Nói chung là phải hết sức cẩn thận và lượng sức mình, thấy không nổi thì thậm chí đừng cố theo đoàn".
Một bạn có nickname Khặc Khặc cho biết cũng từng leo Fansipan và bị lạc trong 2 phút mà cảm giác đứng tim, vô tận như cả thế kỷ.
"Đó là tôi còn bám đoàn, leo hùng hục cùng mấy anh khỏe. Bám đoàn còn chẳng ăn thua huống chi là xé lẻ. Dù là đi đâu cũng thế thôi, du lịch khám phá hay nghỉ dưỡng cũng đều phải nghĩ đến trường hợp xấu để dự phòng", thành viên này chia sẻ.
Bình luận