• Zalo

Lễ hội thề không tham nhũng vắng bóng 'quan lớn': Chúng tôi không thề với thần linh!

Thời sựChủ Nhật, 12/02/2017 07:38:00 +07:00Google News

Lãnh đạo huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng đã bày tỏ quan điểm về việc lễ hội “thề không tham nhũng” vắng bóng ‘quan lớn’.

Nhiều năm qua, người dân địa phương vẫn luôn mong muốn Lễ hội Minh Thề - ‘thề không tham nhũng” (ở làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) không chỉ giới hạn ở các chức sắc trong thôn mà cần có các cán bộ cấp xã, cấp huyện cùng tham gia uống rượu, xin thề trước thần linh giữ mình trong sạch, liêm chính trong thực thi công vụ.

Tuy nhiên, qua nhiều lần tổ chức, lễ hội "thề không tham nhũng" vẫn vắng bóng ‘quan lớn’ tham gia cùng các chức sắc trong thôn.

3

Chủ tế cầm dao bầu thực hiện nghi thức "chỉ trời, vạch đất" và cắm con dao xuống giữa vòng tròn tại Lễ hội Minh Thề 

Liên quan đến việc này, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Quý (Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kiến Thụy, Hải Phòng).

Ông Lê Văn Quý cho biết, lễ hội Minh Thề là lễ hội truyền thống của làng Hòa Liễu. Lễ hội này do các chức sắc trong thôn như trưởng thôn, phó thôn và những người khác thực hiện các nghi lễ truyền thống tại lễ hội thề trước thần linh của làng Hòa Liễu.

Khi trở thành người cán bộ, đảng viên của Đảng của Nhà nước, cán bộ, công chức còn thề nhiều hơn thế, thề trước Đảng, Nhà nước và nhân dân chứ không thề trước thần linh.

“Chúng tôi thề trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân chứ không thề trước thần linh. Không thể có chuyện quan thành phố, quan huyện về đứng trước thần linh mà thề như vậy được”, ông Quý khẳng định.

Video: Lời thề vang như sấm của quan lại tại lễ hội Minh Thề 

Ông Quý cho biết thêm, là người cán bộ, đảng viên, sống và làm việc phải chịu sự điều chỉnh và tuân theo các quy định của Đảng, theo Hiến pháp và pháp luật chứ không thể thề trước thần linh như vậy.

Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, có nguồn gốc và được phục dựng lại như vậy với các chức sắc trong thôn nên về sau này cũng sẽ luôn thực hiện như vậy chứ không có ‘quan xã, quan huyện, quan thành phố’ về tham gia uống rượu, thề trước thần linh như các ‘quan thôn’.

4.1

 "Chức sắc" trong thôn tuyên đọc Hịch văn thề tại lễ hội

Hiện nay, địa phương cũng đang tập trung huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư, trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đình – Chùa Hòa Liễu và đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét công nhận lễ hội Minh Thề là lễ hội truyền thống văn hóa phi vật thể cấp quốc gia thuộc khu di tích lịch sử này.

Cũng liên quan đến lễ hội này, ông Nguyễn Trọng Khải (Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy) cho biết hàng năm, UBND xã thành lập Ban chỉ đạo tổ chức lễ hội truyền thống tại Khu di tích lịch sử Đình – Chùa Hòa Liễu, có lãnh đạo và các cán bộ xã cùng tham gia với thôn.

Theo tích xưa, đây là hội làng nên chủ lễ và những người tham gia thực hiện các nghi thức của Hội Minh Thề phải đúng là những ‘chức sắc’ và người dân trong làng.

Sau khi các chức sắc trong thôn làm lễ, cán bộ công chức cấp xã được mời uống rượu thề, mọi người cùng uống đó là chuyện bình thường, vì đây là lễ hội truyền thống chứ không có vấn đề gì.

7

 Các 'chức sắc' trong thôn uống rượu, xin thề trước đài thề, không có 'quan lớn' tham dự

Theo quan điểm của nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hải Phòng), ngày nay, cấp xã, cấp huyện nên nhân rộng hoạt động của lễ hội này, để đội ngũ cán bộ có trọng trách lớn tham gia lễ hội, trước là răn mình, sau là mang lại niềm tin đối với quần chúng nhân dân.

Ông Lợi cho rằng việc này sẽ có ý nghĩa to lớn trong cuộc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia công tác phòng chống tham nhũng, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Video: Áo thấm máu trai làng trong hội cướp phết ở Phú Thọ

Minh Khang
Bình luận
vtcnews.vn