“Dưỡng liêm là việc nên làm nhưng tiền chi trả được lấy từ nguồn nào? Với một chính sách thì không thể hứng lên là làm được” - đó là những băn khoăn của GS. TS Bùi Thế Vĩnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia.
CSGT là đối tượng “nhũng nhiễu” nhiều nhất ở Đà Nẵng?
“Tôi tự hỏi không biết cơ sở lý luận và thực tiễn nào để đưa ra mức phụ cấp 5 triệu đồng/tháng ấy. Phải chăng CSGT là đối tượng “nhũng nhiễu” nhiều nhất ở Đà Nẵng nên phải đưa vào “tầm ngắm”? Có phải CSGT là những người có nhiều điều kiện tham nhũng nhất hay không? Tôi nghĩ chắc chắn là không phải.
Nếu vậy thì biết bao nhiêu người khác, đối tượng khác, họ còn nhũng nhiễu hơn rất nhiều, sao lại chọn CSGT? Một chính sách đưa ra không thể thích thế nào thì làm thế, hứng lên là làm, không thì thôi” - GS.TS Bùi Thế Vĩnh cho biết.
Cũng theo ông Vĩnh, người dân sẽ đặt ra câu hỏi: Xưa nay CSGT vẫn xử phạt vì có lợi ích cá nhân trong đó, giờ có tiền “dưỡng liêm” rồi thì họ chỉ đứng quan sát chỉ dẫn thôi, không phạt tiền nữa?
CSGT là đối tượng “nhũng nhiễu” nhiều nhất ở Đà Nẵng?
“Tôi tự hỏi không biết cơ sở lý luận và thực tiễn nào để đưa ra mức phụ cấp 5 triệu đồng/tháng ấy. Phải chăng CSGT là đối tượng “nhũng nhiễu” nhiều nhất ở Đà Nẵng nên phải đưa vào “tầm ngắm”? Có phải CSGT là những người có nhiều điều kiện tham nhũng nhất hay không? Tôi nghĩ chắc chắn là không phải.
Nếu vậy thì biết bao nhiêu người khác, đối tượng khác, họ còn nhũng nhiễu hơn rất nhiều, sao lại chọn CSGT? Một chính sách đưa ra không thể thích thế nào thì làm thế, hứng lên là làm, không thì thôi” - GS.TS Bùi Thế Vĩnh cho biết.
Cũng theo ông Vĩnh, người dân sẽ đặt ra câu hỏi: Xưa nay CSGT vẫn xử phạt vì có lợi ích cá nhân trong đó, giờ có tiền “dưỡng liêm” rồi thì họ chỉ đứng quan sát chỉ dẫn thôi, không phạt tiền nữa?
GS. TS Bùi Thế Vĩnh |
Xét về động cơ của khoản tiền “dưỡng liêm”, GS. TS Bùi Thế Vĩnh cũng có nhiều thắc mắc: Họ làm như vậy là để được cái gì? Để CSGT làm đúng phận sự của mình chăng? Để đừng có nhăm nhăm phạt dân? Tôi nghi lắm, lo lắm về giải pháp này. Rồi nguồn tiền trợ cấp này lấy từ đâu? Chẳng lẽ lại lấy từ tiền thuế của dân? Vậy lấy từ ngân sách này thì dựa vào văn bản nào để thực hiện?
Các địa phương khác nên học hỏi
Thông thường, phụ cấp không vượt quá được lương chính. Việc phụ cấp 5 triệu đồng/tháng thì không thể nói là “phụ” được. Như vậy, giải pháp của Đà Nẵng về chi tiền dưỡng liêm không thể nhân rộng cho các ngành khác hoặc các địa phương khác được.
Hành động trả tiền “dưỡng liêm” có thể coi là “lấy độc trị độc”. Nếu như có hiện tượng mất đạo đức vì tiền thì tôi sẽ dùng tiền để mua lại đạo đức. Nhưng thực tế thì những ai bị mất đạo đức vì tiền? Những ai có điều kiện để bán đạo đức lấy tiền?
Và những ai đã từng hoặc có ý định bán đạo đức lấy tiền? Để tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này liệu có dễ hay không? Khi chưa thể có câu trả lời thì cũng chưa thể có giải pháp phù hợp được.
5 triệu đồng để điều trị bệnh “chọc ngoáy” vào người đi đường liệu có phải là giải pháp lâu dài? Hơn nữa trong cuộc sống, những trường hợp này chỉ là cá biệt chứ không phản ánh cái phổ quát của toàn xã hội.
“Theo quan điểm của tôi thì đây là giải pháp phi thực tiễn, tùy tiện. Chỉ áp dụng cho một vài gia đình thì được chứ không áp dụng cho toàn xã hội được. Tất nhiên ở góc độ khác thì vẫn có yếu tố cần được khuyến khích.
Dám nói dám làm, dám đánh vào những tiêu cực nhức nhối trong xã hội, dám đưa những vấn đề ưu tiên vào chính sách… thì cũng là yếu tố tốt để các địa phương khác học hỏi”, GS. TS Bùi Thế Vĩnh nhấn mạnh.
Các địa phương khác nên học hỏi
Thông thường, phụ cấp không vượt quá được lương chính. Việc phụ cấp 5 triệu đồng/tháng thì không thể nói là “phụ” được. Như vậy, giải pháp của Đà Nẵng về chi tiền dưỡng liêm không thể nhân rộng cho các ngành khác hoặc các địa phương khác được.
Hành động trả tiền “dưỡng liêm” có thể coi là “lấy độc trị độc”. Nếu như có hiện tượng mất đạo đức vì tiền thì tôi sẽ dùng tiền để mua lại đạo đức. Nhưng thực tế thì những ai bị mất đạo đức vì tiền? Những ai có điều kiện để bán đạo đức lấy tiền?
Và những ai đã từng hoặc có ý định bán đạo đức lấy tiền? Để tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này liệu có dễ hay không? Khi chưa thể có câu trả lời thì cũng chưa thể có giải pháp phù hợp được.
5 triệu đồng để điều trị bệnh “chọc ngoáy” vào người đi đường liệu có phải là giải pháp lâu dài? Hơn nữa trong cuộc sống, những trường hợp này chỉ là cá biệt chứ không phản ánh cái phổ quát của toàn xã hội.
“Theo quan điểm của tôi thì đây là giải pháp phi thực tiễn, tùy tiện. Chỉ áp dụng cho một vài gia đình thì được chứ không áp dụng cho toàn xã hội được. Tất nhiên ở góc độ khác thì vẫn có yếu tố cần được khuyến khích.
Dám nói dám làm, dám đánh vào những tiêu cực nhức nhối trong xã hội, dám đưa những vấn đề ưu tiên vào chính sách… thì cũng là yếu tố tốt để các địa phương khác học hỏi”, GS. TS Bùi Thế Vĩnh nhấn mạnh.
Theo Bee.net
Bình luận