• Zalo

Lấy phiếu tín nhiệm: Hai mức sẽ thực chất hơn

Thời sựThứ Năm, 12/09/2013 03:02:00 +07:00Google News

(VTC News) – Nhiều cử tri cho rằng chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm ở hai mức “tín nhiệm – tín nhiệm thấp”.

(VTC News) – Nhiều cử tri cho rằng chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm ở hai mức “tín nhiệm – tín nhiệm thấp”.

Sáng nay (12/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận về kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị không nên lấy phiếu tín nhiệm đối với đại biểu dân cử mà chỉ lấy phiếu với thành viên Chính phủ và Ủy ban. Và phiếu tín nhiệm không nên để ở ba mức mà chỉ để một phiếu là “phiếu tín nhiệm”.

phiếu tín nhiệm
Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh lãnh đạo chủ chốt. (Ảnh: Dân trí)
Giải thích vấn đề này ông Phước cho rằng, đại biểu dân cử không va chạm nhiều với dân, khi tiếp xúc với dân thì chỉ nói theo văn bản luật nên sai phạm rất hiếm.

Còn với các thành viên Chính phủ và Ủy ban do thường xuyên va chạm với người dân nên có nhiều vấn đề bức xúc dẫn đến việc số phiếu không được cao.

Ông Phước cũng đề nghị cần đưa tất cả các Giám đốc Sở vào diện lấy phiếu.

“Lấy phiếu không phải để ca ngợi nhau mà để đánh giá công việc của người thực thi hoàn thành ở mức độ nào” – ông Phước nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng nêu quan điểm: Do tính chất của hai cơ quan lập pháp, dân cử khác nhau, nên có cần thiết lấy phiếu đối với đại biểu dân cử. Trên thế giới, người ta cũng chỉ bỏ phiếu đối với cơ quan hành pháp.

Ông Hiển đề nghị việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm nên thay đổi tổ chức 2 năm một lần. Việc lấy phiếu đối với các Giám đốc Sở cũng cần phải cân nhắc thêm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phản ánh ý kiến của cử tri cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm hiện nay chỉ là cách làm dung hòa, chưa thực chất, và nhiều người đề nghị chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm ở hai mức: “tín nhiệm – tín nhiệm thấp”.



Nam Minh
Bình luận
vtcnews.vn