• Zalo

Lầu Năm Góc: Thổ Nhĩ Kỳ gây trở ngại cho Mỹ trong cuộc chiến chống IS

Thế giớiThứ Tư, 23/12/2015 12:15:00 +07:00Google News

Nhà báo người Mỹ cho rằng trong khi Nga và Trung Quốc không phải đối thủ mà chính là những đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố

Nhà báo người Mỹ cho rằng trong khi Nga và Trung Quốc không phải đối thủ mà đối thủ lại chính là những đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. 
Từ lâu, giới quân sự Mỹ nỗ lực thuyết phục tầng lớp chính trị chóp bu rằng việc gạt bỏ ông Bashar al-Assad khỏi vị trí lãnh đạo có nguy cơ đẩy Syria vào tình trạng hỗn loạn, làm gia tăng quyền lực của những kẻ cực đoan ở nước này.
Trụ sở Lầu Năm Góc, Mỹ
Trụ sở Lầu Năm Góc, Mỹ 
Trong khi Nga và Trung Quốc không phải đối thủ mà chính là những đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. 
Khẳng định được đưa ra bởi nhà báo Seymour Hersh người Mỹ qua bài viết đăng trên London Review of books.
Theo tác giả, chính quyền ông Obama đã trở thành con tin của tư duy chiến tranh Lạnh nhằm vào Nga và Trung Quốc, còn trong vấn đề Syria, Mỹ đã hoàn toàn không chú ý thực tế cũng như Washington, Matxcơva và Bắc Kinh có chung mối lo ngại về mối lây lan khủng bố. 
Nhà báo Hersh viết rằng, những đánh giá như vậy của giới chuyên gia quân sự Mỹ bắt đầu xuất hiện từ mùa hè năm 2013, khi Cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đệ trình báo cáo mật chỉ ra rằng, "sự sụp đổ của ông Assad sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, làm cho quyền lực ở Syria rơi vào tay những kẻ cực đoan" giống như kịch bản Libya.
Theo ông Hersh, "Trung tướng Michael Flynn đứng đầu Cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ từ năm 2012-2014 đã xác nhận rằng, văn phòng của ông từng nhiều lần gửi tới ban lãnh đạo đất nước những cảnh báo mật nêu lên hậu quả nghiêm trọng của việc loại bỏ ông Assad khỏi vị trí quyền lực".
Vị tướng này cho rằng, "Thổ Nhĩ Kỳ không hành động đúng mức để ngăn chặn dòng chiến binh nước ngoài và vũ khí được tuồn qua biên giới".
"Các báo cáo tình báo của Lầu Năm Góc bị chính quyền ông Obama phản đối gay gắt. Tôi có cảm giác họ không muốn lắng nghe sự thật", Trung tướng Flynn từng nói.
Tác giả cũng trích dẫn ý kiến ​​của cựu cố vấn Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ rằng "chính sách vũ trang phe đối lập chống ông Assad đã không thành công và kéo theo những tác động đầy tiêu cực".
Ông Hersh viết rằng, "Hội đồng Tham mưu trưởng tin là không cần thiết thay ông Assad bằng các nhân vật cực đoan, nhưng chính quyền Mỹ có sách lược khác hẳn: họ muốn loại bỏ chế độ Assad". 
"Theo Hội đồng Các tham mưu trưởng, chính sách này không có cơ hội thành công, phe đối lập với ông Assad hiện nay bị những kẻ cực đoan chi phối và thao túng".
Kết quả là vào mùa thu năm 2013, có quyết định thông qua những bước đối phó với thế lực cực đoan nhưng không thu hút các kênh chính trị, cung cấp thông tin tình báo của Mỹ cho giới quân sự các nước khác, hy vọng các thông tin này sẽ đến tay quân đội Syria và được sử dụng trong cuộc chiến chống kẻ thù chung là các nhóm Dzhebhat al-Nusra và IS, nhà báo người Mỹ viết.
Tác giả bài viết nhấn mạnh rằng, sự hợp tác đã diễn ra với quân đội Đức, Israel và Nga, mỗi bên đều có lý do riêng để chia sẻ với Syria thông tin của Mỹ. Nhưng việc làm này đã bị ngừng. 
Theo nhà báo, một trong những lý do chính là việc tướng Martin Dempsey rời khỏi cương vị Chủ tịch Hội đồng Các tham mưu trưởng Liên quân. Người kế nhiệm của ông, Joseph Dunford, chủ trương một lập trường cứng nhắc và đã loại trừ mọi sự hợp tác như vậy.


Nguồn: Sputnik
Bình luận
vtcnews.vn