Theo các chuyên gia, chuyện viết ứng dụng kiếm hàng nghìn USD ở Việt Nam không phải hiếm, tuy nhiên, số tiền trên chỉ đến với những nhà phát triển có ý tưởng và chịu khó đầu tư.
Trong lễ ra mắt AppMarket tại Việt Nam hồi cuối tháng 1/2016, ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Opera Việt Nam, tiết lộ kho ứng dụng này thu hút khoảng gần 200 chuyên gia lập trình Việt Nam tham gia - mức khiêm tốn so với kho ứng dụng App Store và Google Play - nhưng có những lập trình viên có thể kiếm được tới 10.000 USD mỗi tháng.
Trong lễ ra mắt AppMarket tại Việt Nam hồi cuối tháng 1/2016, ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Opera Việt Nam, tiết lộ kho ứng dụng này thu hút khoảng gần 200 chuyên gia lập trình Việt Nam tham gia - mức khiêm tốn so với kho ứng dụng App Store và Google Play - nhưng có những lập trình viên có thể kiếm được tới 10.000 USD mỗi tháng.
Cuối tháng 2/2016, công ty InMobi công bố kết quả khảo sát cho thấy thu nhập trung bình của lập trình viên Android là 4.900 USD/tháng và iOS là 8.100 USD/tháng. Những thông tin này lập tức thu hút nhiều sự chú ý.
Theo một số chuyên gia trong ngành, để đạt được con số trên là hoàn toàn khả thi những năm trước, còn hiện gian nan hơn nhiều.
Theo một số chuyên gia trong ngành, để đạt được con số trên là hoàn toàn khả thi những năm trước, còn hiện gian nan hơn nhiều.
"Kinh doanh ứng dụng di động bây giờ khó kiếm hơn ngày xưa rất nhiều. Lập trình viên, studio phát triển di động nhận được 70% tổng doanh thu nhưng trước đó phải đầu tư cho quảng cáo, truyền thông ứng dụng của mình. Thực tế họ chỉ nhận được khoảng 30-50% tổng doanh thu thôi", ông Trịnh Minh Cường, sáng lập Trung tâm đào tạo lập trình TechMaster, chia sẻ.
Theo ông Cường, thị trường ứng dụng di động đang bão hòa với tốc độ nhanh hơn cả trên desktop. Phải trải qua 18 năm (1990-2008), phần mềm Windows của Microsoft mới bão hòa trong khi Apple và Google mới tạo ra thị trường ứng dụng di động khoảng 9 năm (2007-2016) nhưng mức bão hòa đã đạt đến 70%.
"Giai đoạn năm 2009-2014, các lập trình viên kiếm tiền từ ứng dụng khá dễ dàng, khoảng vài nghìn USD một tháng. Có những trường hợp thậm chí kiếm tới một triệu USD một năm. Năm 2015 khó khăn hơn. Còn 2016 được đánh giá là rất cạnh tranh", ông Cường nhấn mạnh. "Cái gì lên càng nhanh thì xuống cũng nhanh. Đến 2020, thị trường sẽ bão hòa khoảng 90%".
Mảnh đất ứng dụng di động đang quá đông đúc và chật chội. |
Thành cho hay, trước đây, chỉ cần đẩy app/game lên là lập trình viên có thể ngồi chờ đếm tiền, nhưng giờ họ phải học thêm những kỹ thuật đẩy ứng dụng, tối ưu tìm kiếm, tối ưu tính năng, trau chuốt về giao diện...
Hiện miếng bánh ứng dụng di động đã được các "ông lớn" đổ tiền vào thao túng bảng xếp hạng và "vơ vét người dùng thô bạo" khiến cho nhiều studio nhỏ và các lập trình viên độc lập điêu đứng. Không ít người đã phải quay về với việc đi làm công, không ít studio phải giải tán.
"Tuy vậy, người dùng vẫn hưởng lợi nhiều nhất vì chất lượng sản phẩm ngày càng cao và phong phú. Lập trình viên để chiến thắng và trụ vững trong cuộc chơi khốc liệt này không còn cách nào khác phải liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như năng lực công nghệ của mình", CEO sinh năm 1987 chia sẻ.
Trong khi đó, ông Đỗ Tuấn Anh, CEO của Appota, vẫn có cái nhìn lạc quan về kinh doanh ứng dụng di động dù thị trường đang cạnh tranh quyết liệt. "Thị trường đến nay vẫn chưa giảm sức nóng và thu hút một lượng lớn các nhà phát triển mới, nhất là các nhà phát triển cá nhân (hoặc nhóm). Điều này dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn và thị trường này sẽ chỉ dành cho những nhà phát triển tập trung vào chất hoặc đi vào những hướng mới như y tế, giáo dục, tìm kiếm địa điểm...", ông Tuấn Anh nhận định.
Theo ông, chuyện viết ứng dụng kiếm chục nghìn USD không còn là "hàng hiếm" ở Việt Nam. Tuy nhiên, người dùng và doanh thu chỉ đến với những nhà phát triển tập trung đào sâu tìm tòi ý tưởng, có những ứng dụng được đầu tư bài bản, tạo ra giá trị thật và phục vụ nhu cầu khách hàng.
"Với sinh viên hay người mới lập trình, hãy bắt đầu từ việc lập trình những cái nhỏ, áp dụng chiến thuật 'lấy ngắn nuôi dài'. Đối với những người đam mê khởi nghiệp, nên bắt đầu từ những ý tưởng đơn giản và thử kiếm tiền theo mô hình freemium (miễn phí khi tải) hoặc kiếm tiền qua việc đặt quảng cáo. Để tạo ra một sản phẩm 'để đời', đủ sức cạnh tranh với các ông lớn khác, bạn cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố: kỹ năng, kinh nghiệm, nguồn lực (vốn - nhân sự) và không thể thiếu sự may mắn", người đứng đầu Appota chia sẻ.
Bên cạnh việc nên đầu quân cho các công ty lớn về Internet mobile để tích lũy kinh nghiệm, ông Tuấn Anh cho rằng sinh viên và người mới cũng cần tạo thói quen nghiên cứu kỹ "nội quy" trước khi đi vào bất cứ "sân chơi" nào. Rất nhiều nhà lập trình đã trở về con số 0 vì coi thường chế tài của các kho tải, bản quyền về nội dung, hay quyền lợi khách hàng trong thanh toán.
Trong khi đó, ông Trịnh Minh Cường cho rằng, dù kinh doanh khó hơn, các lập trình viên di động sẽ vẫn có thu nhập tốt hơn nhiều ngành kỹ thuật khác và Google, Apple sẽ không để hệ sinh thái của họ sụp đổ.
"Tuy vậy, người dùng vẫn hưởng lợi nhiều nhất vì chất lượng sản phẩm ngày càng cao và phong phú. Lập trình viên để chiến thắng và trụ vững trong cuộc chơi khốc liệt này không còn cách nào khác phải liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như năng lực công nghệ của mình", CEO sinh năm 1987 chia sẻ.
Trong khi đó, ông Đỗ Tuấn Anh, CEO của Appota, vẫn có cái nhìn lạc quan về kinh doanh ứng dụng di động dù thị trường đang cạnh tranh quyết liệt. "Thị trường đến nay vẫn chưa giảm sức nóng và thu hút một lượng lớn các nhà phát triển mới, nhất là các nhà phát triển cá nhân (hoặc nhóm). Điều này dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn và thị trường này sẽ chỉ dành cho những nhà phát triển tập trung vào chất hoặc đi vào những hướng mới như y tế, giáo dục, tìm kiếm địa điểm...", ông Tuấn Anh nhận định.
Theo ông, chuyện viết ứng dụng kiếm chục nghìn USD không còn là "hàng hiếm" ở Việt Nam. Tuy nhiên, người dùng và doanh thu chỉ đến với những nhà phát triển tập trung đào sâu tìm tòi ý tưởng, có những ứng dụng được đầu tư bài bản, tạo ra giá trị thật và phục vụ nhu cầu khách hàng.
"Với sinh viên hay người mới lập trình, hãy bắt đầu từ việc lập trình những cái nhỏ, áp dụng chiến thuật 'lấy ngắn nuôi dài'. Đối với những người đam mê khởi nghiệp, nên bắt đầu từ những ý tưởng đơn giản và thử kiếm tiền theo mô hình freemium (miễn phí khi tải) hoặc kiếm tiền qua việc đặt quảng cáo. Để tạo ra một sản phẩm 'để đời', đủ sức cạnh tranh với các ông lớn khác, bạn cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố: kỹ năng, kinh nghiệm, nguồn lực (vốn - nhân sự) và không thể thiếu sự may mắn", người đứng đầu Appota chia sẻ.
Bên cạnh việc nên đầu quân cho các công ty lớn về Internet mobile để tích lũy kinh nghiệm, ông Tuấn Anh cho rằng sinh viên và người mới cũng cần tạo thói quen nghiên cứu kỹ "nội quy" trước khi đi vào bất cứ "sân chơi" nào. Rất nhiều nhà lập trình đã trở về con số 0 vì coi thường chế tài của các kho tải, bản quyền về nội dung, hay quyền lợi khách hàng trong thanh toán.
Trong khi đó, ông Trịnh Minh Cường cho rằng, dù kinh doanh khó hơn, các lập trình viên di động sẽ vẫn có thu nhập tốt hơn nhiều ngành kỹ thuật khác và Google, Apple sẽ không để hệ sinh thái của họ sụp đổ.
Sẽ có những phát minh mới, trào lưu mới, sản phẩm đột phá ngay sau thời kỳ khủng hoảng. Các lập trình viên di động có thể chuyển qua những mảnh đất tiềm năng khác như ứng dụng viết cho thời trang thông minh, TV thông minh, ứng dụng tương tác nhà thông minh.
Tiến đến ứng dụng di động sẽ là một giao diện giao tiếp phổ thông miễn phí giữa người dùng đến dịch vụ đám mây - dịch vụ thu phí. Các lập trình viên di động cần có vốn sống bên ngoài như thể thao, âm nhạc, hội họa, điện tử, nông nghiệp, thời trang, va chạm với bài toán thực tế thì mới có nhiều ý tưởng làm ứng dụng di động tốt được.
Nguồn: Vnexpress
Nguồn: Vnexpress
Bình luận