Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Nội chính trung ương, khẳng định như vậy khi nói về việc điều tra lời khai chấn động của Dương Chí Dũng tại phiên xét xử vụ “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” mới đây đối với Dương Tự Trọng và đồng phạm.
- Trong phiên xét xử Dương Tự Trọng và các đồng phạm can tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, HĐXX quyết định khởi tố vụ án ngay tại tòa về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” từ lời khai chấn động của Dương Chí Dũng. Xin ông cho biết cơ quan nào sẽ điều tra lời khai này?
Hiện tại, TAND TP Hà Nội giao cho VKSND TP Hà Nội vì VKSND TP Hà Nội là cơ quan duy trì thực hành công tố tại tòa theo quy định của pháp luật.
Đương nhiên, sau khi được giao thì VKSND TP Hà Nội phải báo cáo VKSND Tối cao. Mà việc này lại do Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đang điều tra cho nên chắc rằng tới đây sẽ phải thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp tham gia điều tra.
Việc thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp nhằm tránh trường hợp “chuyện trong nhà”. Mà đúng là cũng phải tránh thật, xã hội cũng dị nghị nên cần thiết phải có tổ liên ngành tham gia. Nếu vụ án bình thường thì CQĐT dư sức, thừa quyền làm được.
Nhưng thôi! Đúng là để đảm bảo khách quan thì cần có sự chỉ đạo của liên ngành. Tuy nhiên, cụ thể thế nào trong vài ngày tới sẽ có quyết định cuối cùng.
- Vậy vai trò của Ban Nội chính trung ương trong tổ công tác liên ngành như thế nào? Tiến độ xử lý
các đại án khác ra sao?
Việc tham gia chắc chắn là có, còn giữ vai trò nào thì như tôi nói là phải chờ ít hôm nữa.
Hiện Ban Nội chính trung ương đã trình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho quyết định cuối cùng về việc bổ sung những vụ án, vụ việc nào và dự kiến sẽ có danh sách trong thời gian tới đây.
Tinh thần các vụ án, vụ việc bổ sung tiếp tục tập trung vào lĩnh vực kinh tế, tín dụng, ngân hàng.
- Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2014 vừa qua, Trưởng Ban Nội chính trung ương - ông Nguyễn Bá Thanh - khẳng định sẽ khảo sát tình hình tham nhũng, vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hoạt động của một số tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng?
Đúng. Năm 2014 có 4 nhiệm vụ lớn thì có việc Ban Nội chính trung ương tiếp tục tổ chức 4-5 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, xét xử.
Đồng thời, bổ sung một số vụ án lớn vào diện Ban Chỉ đạo và Ban Nội chính trung ương theo dõi, đôn đốc. Ban Nội chính trung ương sẽ phối hợp cùng Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua cơ quan thanh tra, giám sát để nắm một số hoạt động nhằm thắt chặt những lĩnh vực có thể phát sinh tiêu cực, sai phạm.
- Việc Ban Nội chính trung ương giám sát lĩnh vực ngân hàng là do thời gian qua bộc lộ quá nhiều kẽ hở, sai phạm?
Không hoàn toàn như vậy nhưng thực tế qua kiểm tra, giám sát của 7 đoàn công tác trong năm 2013 và kết hợp với các vụ án mà Ban Chỉ đạo theo dõi có nhiều việc liên quan đến lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.
Có nghĩa là trong lĩnh vực này đã có những vấn đề cần phải rà soát, chấn chỉnh, ngăn chặn để không phát sinh thêm tiêu cực, sai phạm. Đụng đến sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng thì thiệt hại là rất lớn.
Hệ quả này ngoài nguyên nhân do lỏng lẻo trong quản lý, cơ chế thì còn do sự hư hỏng của cán bộ, cộng thêm khó khăn của nền kinh tế tác động.
Theo NLĐ
- Trong phiên xét xử Dương Tự Trọng và các đồng phạm can tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, HĐXX quyết định khởi tố vụ án ngay tại tòa về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” từ lời khai chấn động của Dương Chí Dũng. Xin ông cho biết cơ quan nào sẽ điều tra lời khai này?
Hiện tại, TAND TP Hà Nội giao cho VKSND TP Hà Nội vì VKSND TP Hà Nội là cơ quan duy trì thực hành công tố tại tòa theo quy định của pháp luật.
Đương nhiên, sau khi được giao thì VKSND TP Hà Nội phải báo cáo VKSND Tối cao. Mà việc này lại do Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đang điều tra cho nên chắc rằng tới đây sẽ phải thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp tham gia điều tra.
Xét xử Dương Chí Dũng. (Ảnh: TTXVN) |
Nhưng thôi! Đúng là để đảm bảo khách quan thì cần có sự chỉ đạo của liên ngành. Tuy nhiên, cụ thể thế nào trong vài ngày tới sẽ có quyết định cuối cùng.
- Vậy vai trò của Ban Nội chính trung ương trong tổ công tác liên ngành như thế nào? Tiến độ xử lý
Việc tham gia chắc chắn là có, còn giữ vai trò nào thì như tôi nói là phải chờ ít hôm nữa.
Hiện Ban Nội chính trung ương đã trình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho quyết định cuối cùng về việc bổ sung những vụ án, vụ việc nào và dự kiến sẽ có danh sách trong thời gian tới đây.
Tinh thần các vụ án, vụ việc bổ sung tiếp tục tập trung vào lĩnh vực kinh tế, tín dụng, ngân hàng.
- Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2014 vừa qua, Trưởng Ban Nội chính trung ương - ông Nguyễn Bá Thanh - khẳng định sẽ khảo sát tình hình tham nhũng, vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hoạt động của một số tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng?
Đúng. Năm 2014 có 4 nhiệm vụ lớn thì có việc Ban Nội chính trung ương tiếp tục tổ chức 4-5 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, xét xử.
Đồng thời, bổ sung một số vụ án lớn vào diện Ban Chỉ đạo và Ban Nội chính trung ương theo dõi, đôn đốc. Ban Nội chính trung ương sẽ phối hợp cùng Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua cơ quan thanh tra, giám sát để nắm một số hoạt động nhằm thắt chặt những lĩnh vực có thể phát sinh tiêu cực, sai phạm.
- Việc Ban Nội chính trung ương giám sát lĩnh vực ngân hàng là do thời gian qua bộc lộ quá nhiều kẽ hở, sai phạm?
Không hoàn toàn như vậy nhưng thực tế qua kiểm tra, giám sát của 7 đoàn công tác trong năm 2013 và kết hợp với các vụ án mà Ban Chỉ đạo theo dõi có nhiều việc liên quan đến lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.
Có nghĩa là trong lĩnh vực này đã có những vấn đề cần phải rà soát, chấn chỉnh, ngăn chặn để không phát sinh thêm tiêu cực, sai phạm. Đụng đến sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng thì thiệt hại là rất lớn.
Hệ quả này ngoài nguyên nhân do lỏng lẻo trong quản lý, cơ chế thì còn do sự hư hỏng của cán bộ, cộng thêm khó khăn của nền kinh tế tác động.
Bình luận