(VTC News) – Những lo ngại về việc lao động Việt Nam có thể mất thị trường khi lượng nhân sự chất lượng cao từ các nước trong khu vực sang và làm việc tại Việt Nam không phải không có cơ sở.
Trao đổi tại buổi tọa đàm giao lưu trực tuyến với chủ đề "Lựa chọn công cụ cải tiến năng suất và chất lượng" diễn ra sáng 12/12 do Báo Chất lượng Việt nam tổ chức, ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội thừa nhận, thực tế lao động Việt Nam có thể bị mất thị phần trên sân nhà “thực sự là điều đáng lo ngại!”.
Còn ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng, nguyên nhân khiến năng suất chất lượng của Việt Nam kém trước tiên nằm ở nhận thức của doanh nghiệp.
Theo ông Hải, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thường quan tâm tới các hoạt động áp dụng tiêu chuẩn quản lý có gắn với việc cấp Giấy chứng nhận như một mục tiêu có tính hướng ngoại, trong khi chưa hiểu rõ hay thiếu chú trọng đến khía cạnh cải tiến hiệu quả hoạt động nội bộ khi áp dụng các công cụ năng suất chất lượng.
Mặt khác, hoạt động năng suất chất lượng gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi được đầu tư các nguồn lực thích hợp. Tác động của khủng hoảng kinh tế nói chung trong thời gian vừa qua cũng là một nguyên nhân cơ bản làm chậm đi quá trình đưa công cụ năng suất chất lượng vào doanh nghiệp.
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu các mô hình và công cụ năng suất chất lượng, hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này cũng là những bước chuẩn bị rất quan trong ban đầu góp phần nâng cao khả năng triển khai rộng rãi các mô hình, công cụ năng suất chất lượng vào doanh nghiệp trong thời gian tới.
Ông Hải cũng cho rằng, chúng ta cần phải truyền thông cho người lao động hiểu rằng, khi gia nhập ASEAN thì người lao động có nguy cơ mất việc làm, thua ngay chính trên sân nhà.
Thứ hai là tự bản thân người lao động phải có ý thức tự trau dồi trình độ kiến thức, kỹ năng để cạnh tranh với lao động các nước khác.
Thứ ba, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, chính phủ cần có sự hỗ trợ, hậu thuẫn đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng làm việc cho lao động chất lượng cao Việt Nam.
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp phát triển vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1) đã đưa ra một số giải pháp để áp dụng tốt các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng.
Cụ thể, theo ông Lợi, hiệu quả của việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp có thể tính được hiệu quả thông qua một số các chỉ số như: Chỉ số sản phẩm lỗi và các phế phẩm giảm; chất lượng sản phẩm tăng; chi phí sản xuất thấp; năng suất lao động tăng; lợi nhuận tăng; đời sống công nhân viên được nâng cao cả về thu nhập và môi trường làm việc; môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả; sự thỏa mãn của khách hàng ngày càng cao hơn.
Trong khi đó, đánh giá về hiệu quả của các doanh nghiệp ngành công thương đã áp dụng thành công các công cụ, hệ thống quản lý chất lượng, bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương) cho biết, trong phạm vi của dự án, từ năm 2013 Bộ Công Thương đã lựa chọn và hỗ trợ xây dựng một số mô hình điểm áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến, các phương pháp và mô hình tiên tiến. Hiện Bộ Công thương lựa chọn một số doanh nghiệp để xây dựng mô hình ở từng ngành khác nhau.
Theo bà Giang, đến thời điểm này, số lượng doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý năng suất chất lượng không chỉ riêng theo dự án mà còn do nhu cầu tự thân để phát triển của doanh nghiệp.
“Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao khả năng cạnh tranh là khả năng sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phạm vi toàn quốc, việc áp dụng thành công các công cụ và hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả rất nhiều, chúng tôi đang có các khảo sát, danh sách cụ thể xin hẹn bạn cung cấp trong thời gian gần nhất”, bà Giang cho biết.
Trước đó, thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề trong kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIII, các đại biểu cũng đã chỉ ra những bất cập trong hoạt động đào tạo nghề hiện nay dẫn tới năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp.
Trong đó, lý do được cho là nguyên nhân dẫn đến việc năng suất lao động của người Việt Nam kém người Singapore 15 lần là vì năng suất, chất lượng lao động của người Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng.
Do mục tiêu giáo dục nghề nghiệp hiện nay đặt ra còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, cơ cấu ngành nghề lao động còn chưa hợp lý.
Bảo Bình
Trao đổi tại buổi tọa đàm giao lưu trực tuyến với chủ đề "Lựa chọn công cụ cải tiến năng suất và chất lượng" diễn ra sáng 12/12 do Báo Chất lượng Việt nam tổ chức, ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội thừa nhận, thực tế lao động Việt Nam có thể bị mất thị phần trên sân nhà “thực sự là điều đáng lo ngại!”.
Còn ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng, nguyên nhân khiến năng suất chất lượng của Việt Nam kém trước tiên nằm ở nhận thức của doanh nghiệp.
Năng suất lao động của người Việt còn thấp |
Theo ông Hải, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thường quan tâm tới các hoạt động áp dụng tiêu chuẩn quản lý có gắn với việc cấp Giấy chứng nhận như một mục tiêu có tính hướng ngoại, trong khi chưa hiểu rõ hay thiếu chú trọng đến khía cạnh cải tiến hiệu quả hoạt động nội bộ khi áp dụng các công cụ năng suất chất lượng.
Mặt khác, hoạt động năng suất chất lượng gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi được đầu tư các nguồn lực thích hợp. Tác động của khủng hoảng kinh tế nói chung trong thời gian vừa qua cũng là một nguyên nhân cơ bản làm chậm đi quá trình đưa công cụ năng suất chất lượng vào doanh nghiệp.
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu các mô hình và công cụ năng suất chất lượng, hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này cũng là những bước chuẩn bị rất quan trong ban đầu góp phần nâng cao khả năng triển khai rộng rãi các mô hình, công cụ năng suất chất lượng vào doanh nghiệp trong thời gian tới.
Ông Hải cũng cho rằng, chúng ta cần phải truyền thông cho người lao động hiểu rằng, khi gia nhập ASEAN thì người lao động có nguy cơ mất việc làm, thua ngay chính trên sân nhà.
Thứ hai là tự bản thân người lao động phải có ý thức tự trau dồi trình độ kiến thức, kỹ năng để cạnh tranh với lao động các nước khác.
Thứ ba, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, chính phủ cần có sự hỗ trợ, hậu thuẫn đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng làm việc cho lao động chất lượng cao Việt Nam.
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp phát triển vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1) đã đưa ra một số giải pháp để áp dụng tốt các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng.
Cụ thể, theo ông Lợi, hiệu quả của việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp có thể tính được hiệu quả thông qua một số các chỉ số như: Chỉ số sản phẩm lỗi và các phế phẩm giảm; chất lượng sản phẩm tăng; chi phí sản xuất thấp; năng suất lao động tăng; lợi nhuận tăng; đời sống công nhân viên được nâng cao cả về thu nhập và môi trường làm việc; môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả; sự thỏa mãn của khách hàng ngày càng cao hơn.
Trong khi đó, đánh giá về hiệu quả của các doanh nghiệp ngành công thương đã áp dụng thành công các công cụ, hệ thống quản lý chất lượng, bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương) cho biết, trong phạm vi của dự án, từ năm 2013 Bộ Công Thương đã lựa chọn và hỗ trợ xây dựng một số mô hình điểm áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến, các phương pháp và mô hình tiên tiến. Hiện Bộ Công thương lựa chọn một số doanh nghiệp để xây dựng mô hình ở từng ngành khác nhau.
Theo bà Giang, đến thời điểm này, số lượng doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý năng suất chất lượng không chỉ riêng theo dự án mà còn do nhu cầu tự thân để phát triển của doanh nghiệp.
“Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao khả năng cạnh tranh là khả năng sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phạm vi toàn quốc, việc áp dụng thành công các công cụ và hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả rất nhiều, chúng tôi đang có các khảo sát, danh sách cụ thể xin hẹn bạn cung cấp trong thời gian gần nhất”, bà Giang cho biết.
Trước đó, thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề trong kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIII, các đại biểu cũng đã chỉ ra những bất cập trong hoạt động đào tạo nghề hiện nay dẫn tới năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp.
Trong đó, lý do được cho là nguyên nhân dẫn đến việc năng suất lao động của người Việt Nam kém người Singapore 15 lần là vì năng suất, chất lượng lao động của người Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng.
Do mục tiêu giáo dục nghề nghiệp hiện nay đặt ra còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, cơ cấu ngành nghề lao động còn chưa hợp lý.
Bảo Bình
Bình luận