Ngày 12/6, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận xác nhận, tại các điểm nóng Phan Rí và Phan Thiết, hiện người dân không còn tụ tập.
"Hiện cơ quan đang tích cực cho sửa chữa, làm mới các phòng làm việc, bảng hiệu do sự cố vừa xảy ra. Mọi việc đang trở lại bình thường", vị lãnh đạo tỉnh nói.

TP Phan Thiết trưa 12/6. (Ảnh: Thanh Hải)
Cùng ngày, trả lời VTC News, ông Huỳnh Văn Điển - Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong cho biết, đơn vị vừa họp lên phương án tích cực tuyên truyền cho nhân dân, tránh các hành động quá khích, gây rối, vi phạm pháp luật.
"Chúng tôi sẽ tuyên truyền người dân phải tỉnh táo, không làm ảnh hưởng đến người thân và đặc biệt là không tiếp tay cho kẻ xấu, không tham gia vào các hoạt động bạo lực do các đối tượng quá khích gây ra", ông Điển cho biết. Bên cạnh đó, UBND huyện Tuy Phong phối hợp với cơ quan chức năng liên quan, thực hiện bảo vệ tài sản Nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và xử lý các tình huống xấu do các đối tượng quá khích gây ra.
"Nếu như họ tiếp tục quá khích nữa thì chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi xử lý theo quan điểm mền mỏng, kiên nhẫn để tiếp tục tuyên truyền cho người dân hiểu rõ. Ngoài ra, tình hình sức khỏe của các chiến sĩ bị thương vào ngày hôm qua (11/6) đã dần ổn định, có một số anh em đã xuất viện", ông Điển nói.
Theo ghi nhận của PV VTC News tại huyện Tuy Phong, trên tuyến quốc lộ 1, tình trạng giao thông không còn ùn tắc, người dân địa phương trở lại làm việc, sinh hoạt bình thường.
Trước đó, ngày 10/6, hàng trăm người dân tỉnh Bình Thuận xuống đường và có hành động quá khích, đập phá trụ sở UBND tỉnh, ném bom xăng làm hư hỏng nhiều tài sản.
Đặc biệt, một số người quá khích lao vào đánh lực lượng an ninh tại địa phương, gây rối trật tự an ninh trên địa bàn và làm cản trở lưu thông tại đường quốc lộ 1.
Sau khi xảy ra sự việc, lực lượng chức năng có mặt, vận động tuyên truyền người dân và nhóm người quá khích này giải tán. Đồng thời, cơ quan chức năng bắt tạm giữ hơn 100 người để điều tra hành vi gây mất trật tự và hủy hoại tài sản.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận (1)
Đây là vấn đề lớn ảnh hưởng đến anh sinh xã hội, đề nghị các đại biểu Quốc hội cần sâu sát thực tế cuộc sống của người lao động và mối quan hệ trong xã hội hiện tại.
1. Người lao động nào cũng kỳ vọng sẽ được nhận lương hưu sau quá trình cống hiến cho xã hội công sức của mình.
2. Người lao động đều có nhu cầu sinh hoạt và được sống trong xã hội. Việc làm là nhu cầu để có thu nhập đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt và sống của người lao động.
3. Trong mối quan hệ kinh tế xã hội, sẽ có người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên người sử dụng lao động có thể không có nhu cầu sử dụng lao động hoặc không đủ khả năng sử dụng lao động. Đến khi đó người lao động sẽ mất việc làm.
4. Khi mất việc làm họ vẫn có nhu cầu sinh hoạt và sống, đầu tiên là trợ cấp thất nghiệp, sau khi không còn trợ cấp thất nghiệp thì họ phải tìm việc làm khác để sống. Tuy nhiên sau nhiều năm làm việc, nguồn lực của bản thân suy giảm và họ khó có thể được nhận vào làm việc ( phần lớn các doanh nghiệp đều yêu cầu tuyển dụng với độ tuổi từ 20 - 35 tuổi, trừ một số ít ngành nghề có thể chấp nhận độ tuổi cao hơn ). Vì vậy những người có độ tuổi trên 35 tuổi sẽ có rất ít cơ hội việc làm.
5. Sau khi mất việc làm ở tuổi 40, không có khả năng tìm việc làm mới, họ mong muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần: để sinh hoạt và sống bằng cách sử dụng đồng tiền này mưu sinh cuộc sống, nếu không nhận được khoảng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ có rất ít cơ hội để chờ đủ tuổi về hưu để được hưởng lương hưu ( mặc dù đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm ).