(VTC News) - Lãnh đạo Phật giáo quốc tế kêu gọi Trung Quốc tuân theo luật pháp quốc tế để đạt được sự giải quyết một cách đúng đắn, hòa bình.
Tối 10/5, Hòa thượng Thích Đức Thiện, Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) 2014 và ông Nguyễn Văn Thanh, Ủy viên thường trực Tổ công tác liên ngành Vesak của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo thông tin về thành công của Đại lễ.
Hòa thượng Thích Đức Thiện, Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) 2014 nhấn mạnh, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là việc làm sai trái, không phù hợp với luật pháp quốc tế, gây phức tạp thêm tình hình, đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ngày Phật đản Liên hợp quốc ở Việt Nam thực sự trở thành ngày hội văn hóa chan hòa tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, nêu cao thông điệp hòa bình, yêu thương trên nền tảng tư tưởng của Đức Phật - bậc minh triết được nhân loại suy tôn và ngưỡng mộ.
Chiều cùng ngày, các đại biểu tham dự Vesak 2014 thông qua “Tuyên bố Ninh Bình 2014”, đề cập đến các vấn đề xóa bỏ đói nghèo và chiến tranh, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới, bảo vệ môi trường...
Tuyên bố đôn đốc các nhà lãnh đạo chính trị giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật Biển 1982, để duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác thế giới.
Tại lễ bế mạc, trả lời báo Lao động, ông Kim Them Do – một nhà Phật học Hàn Quốc cho rằng, đây là vấn đề rất hệ trọng cần phải nghiên cứu và hành động một cách khoa học trên cơ sở các quy định quốc tế. “Hòa bình và phong trào hòa bình là xu hướng cũng như yêu cầu của Phật giáo từ lâu. Mọi người phải hiểu rõ hơn về giá trị của hòa bình và Phật giáo cũng không thể đứng ngoài, cần tham gia nhiều hơn”, ông Kim nói.
Ngài Jamie Cresswell – Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo châu Âu nói: “Với tư cách nhà lãnh đạo Phật giáo Châu Âu, tôi cho rằng chúng ta phải tôn trọng luật. Luật pháp là con đường duy nhất để chúng ta giải quyết các vấn đề mang tính tranh chấp và để loại trừ được những xung đột không cần thiết. Hãy dùng một hệ thống luật chung đã được cả hai bên thừa nhận để phân định tính đúng sai, từ đó tránh được sự sát hại và thủ tiêu lẫn nhau”.
Ông Ricardo Toledo – Chủ tịch Hệ phái Kim cương thừa nhấn mạnh: “Chính phủ Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế một cách nghiêm chỉnh, không được thực hiện những hành vi gây thương tổn đến các quốc gia khác như Việt Nam. Tôi cho rằng chỉ có tôn trọng luật pháp thì mọi vấn đề mới được giải quyết dứt điểm”.
Còn Thượng tọa TS. Sumana Siri - Chủ tịch Liên minh Phật giáo Singapore, Malaysia và Châu Âu cho hay, trong mấy ngày qua, tàu của Trung Quốc tấn công lãnh hải Việt Nam không chỉ là vấn đề quan ngại của Việt Nam mà còn là vấn đề quan ngại của thế giới.
“Chúng tôi, các lãnh đạo Phật giáo cũng thấy đây là vấn đề quan ngại nghiêm trọng và chúng tôi cảm thấy việc làm như thế là không nên. Tôi nghĩ Trung Quốc cần biết tôn trọng luật pháp quốc tế”, Thượng tọa Siri nói.
Thượng tọa, TS. Khy Sovanratana – Phó Hiệu trưởng Học viện Phật giáo Shihanouk Raja, Trụ trì chùa Mongkovan, Campuchia khẳng định: “Chúng ta đang sống trong thời hiện đại chứ không phải như trong các thế kỷ trước mà nước lớn ăn hiếp nước nhỏ. Tất cả cần phải tuân theo luật pháp quốc tế, tuân theo cơ quan Liên hợp quốc để đạt được sự giải quyết một cách đúng đắn, hòa bình”.
» Hội Nhà báo phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
» Clip: Mít-tinh phản đối hành động ngang ngược của TQ
» Tổng thư ký ASEAN: Tình hình ở Biển Đông là 'vô cùng nghiêm trọng'
Diệp Vy(tổng hợp)
Tối 10/5, Hòa thượng Thích Đức Thiện, Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) 2014 và ông Nguyễn Văn Thanh, Ủy viên thường trực Tổ công tác liên ngành Vesak của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo thông tin về thành công của Đại lễ.
Hòa thượng Thích Đức Thiện, Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) 2014 nhấn mạnh, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là việc làm sai trái, không phù hợp với luật pháp quốc tế, gây phức tạp thêm tình hình, đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ngày Phật đản Liên hợp quốc ở Việt Nam thực sự trở thành ngày hội văn hóa chan hòa tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, nêu cao thông điệp hòa bình, yêu thương trên nền tảng tư tưởng của Đức Phật - bậc minh triết được nhân loại suy tôn và ngưỡng mộ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Tuyên bố đôn đốc các nhà lãnh đạo chính trị giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật Biển 1982, để duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác thế giới.
Tại lễ bế mạc, trả lời báo Lao động, ông Kim Them Do – một nhà Phật học Hàn Quốc cho rằng, đây là vấn đề rất hệ trọng cần phải nghiên cứu và hành động một cách khoa học trên cơ sở các quy định quốc tế. “Hòa bình và phong trào hòa bình là xu hướng cũng như yêu cầu của Phật giáo từ lâu. Mọi người phải hiểu rõ hơn về giá trị của hòa bình và Phật giáo cũng không thể đứng ngoài, cần tham gia nhiều hơn”, ông Kim nói.
Ngài Jamie Cresswell – Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo châu Âu nói: “Với tư cách nhà lãnh đạo Phật giáo Châu Âu, tôi cho rằng chúng ta phải tôn trọng luật. Luật pháp là con đường duy nhất để chúng ta giải quyết các vấn đề mang tính tranh chấp và để loại trừ được những xung đột không cần thiết. Hãy dùng một hệ thống luật chung đã được cả hai bên thừa nhận để phân định tính đúng sai, từ đó tránh được sự sát hại và thủ tiêu lẫn nhau”.
Ông Ricardo Toledo – Chủ tịch Hệ phái Kim cương thừa nhấn mạnh: “Chính phủ Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế một cách nghiêm chỉnh, không được thực hiện những hành vi gây thương tổn đến các quốc gia khác như Việt Nam. Tôi cho rằng chỉ có tôn trọng luật pháp thì mọi vấn đề mới được giải quyết dứt điểm”.
Còn Thượng tọa TS. Sumana Siri - Chủ tịch Liên minh Phật giáo Singapore, Malaysia và Châu Âu cho hay, trong mấy ngày qua, tàu của Trung Quốc tấn công lãnh hải Việt Nam không chỉ là vấn đề quan ngại của Việt Nam mà còn là vấn đề quan ngại của thế giới.
“Chúng tôi, các lãnh đạo Phật giáo cũng thấy đây là vấn đề quan ngại nghiêm trọng và chúng tôi cảm thấy việc làm như thế là không nên. Tôi nghĩ Trung Quốc cần biết tôn trọng luật pháp quốc tế”, Thượng tọa Siri nói.
Thượng tọa, TS. Khy Sovanratana – Phó Hiệu trưởng Học viện Phật giáo Shihanouk Raja, Trụ trì chùa Mongkovan, Campuchia khẳng định: “Chúng ta đang sống trong thời hiện đại chứ không phải như trong các thế kỷ trước mà nước lớn ăn hiếp nước nhỏ. Tất cả cần phải tuân theo luật pháp quốc tế, tuân theo cơ quan Liên hợp quốc để đạt được sự giải quyết một cách đúng đắn, hòa bình”.
» Hội Nhà báo phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
» Clip: Mít-tinh phản đối hành động ngang ngược của TQ
» Tổng thư ký ASEAN: Tình hình ở Biển Đông là 'vô cùng nghiêm trọng'
Diệp Vy(tổng hợp)
Bình luận