• Zalo

Lãnh đạo Bộ Y tế: Chưa khẳng định cháu bé bị chứng đầu nhỏ do virus Zika

Sức khỏeThứ Ba, 18/10/2016 20:48:00 +07:00Google News

Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đến gia đình cháu bé 4 tháng tuổi tại huyện Krông Búk (Đắk Lắk) để kiểm tra tình hình và cho biết chưa khẳng định cháu bé bị chứng đầu nhỏ do virus Zika.

Chiều 18/10, trả lời PV VTC News, ông Doãn Hữu Long - Giám đốc Sở Y tế cho biết, đơn vị đã phối hợp Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đến địa phương pháp hiện bé 4 tháng tuổi mắc chứng đầu nhỏ nghi nhiễm vi rút Zika để kiểm tra.

Theo đó, sáng cùng ngày đoàn công tác Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã triển khai điều tra ca bệnh, giám sát tại nơi bệnh nhân sinh sống tại nhà chị H’Blươn Mlô, buôn TLan, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk đồng thời kiểm tra tình hình sức khoẻ bé H (con chị H’Blươn Mlô) do mắc chứng đầu nhỏ nghi nhiễm vi rút Zika.

14798881_270861613311253_595837132_n

Đoàn Y tế kiểm tra súc khoẻ bé mác bệnh đầu nhỏ, nghi nhiễm vi rút Zika -Ảnh: Kính Cận

Chị chị H’Blươn Mlô (mẹ cháu H.) cho biết, chị mang thai 3 tháng có triệu chứng phát ban toàn thân, đau đầu, mệt mỏi, nên người thân đã đưa đến điều trị tại phòng khám tư nhân.

Đến tháng 6/2016, tại bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) chị sinh bé H. Sau đó, đến ngày 8/9, gia đình phát hiện cháu H (4 tháng tuổi) có triệu chứng đầu nhỏ chị H’Blươn Mlô và gia đình đã đưa cháu bé đi khám tại bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ, bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk và sau đó chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 1 để tiếp tục điều trị.

Tại bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) bác sĩ chẩn đoán bé H. bị chứng đầu nhỏ. Được biết, trong quá trình mang thai chị H’Blươn không đi nước ngoài, cũng như các tỉnh thành trong nước có bệnh nhân mắc Zika.

14628201_666414046868282_333227502_n

Chị chị H’Blươn Mlô (mẹ cháu bị đầu nhỏ) cho biết, mang thai 3 tháng có triệu chứng phát ban toàn thân, đau đầu, mệt mỏi, nên người thân đã đưa đến điều trị tại phòng khám tư nhân.

Ngay sau đó, Cục Y tế dự phòng đã hướng dẫn người nhà cách điều trị, chăm sóc bé H, đồng thời lấy mẫu nước tiểu người thân trong gia đình để kiểm tra và xét nghiệm.

Trao đổi phóng viên, ông Trần Đắc Phu Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đầu nhỏ như trẻ mắc Rubela, nhiễm trùng, nhiễm độc, giang mai.

"Chúng tôi tiếp tục lấy mẫu phối hợp với Đại học Nagasaki Nhật Bản xét nghiệm đối với trường hợp bé H. Hiện tại, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk cần tăng cường, giám sát phòng chống sốt xuất huyết, Zika theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng; tổ chức phun hóa chất, khoanh vùng nơi dập dịch; vận động người dân tự diệt muỗi, loăng quăng bọ gậy ở những nơi muỗi sinh sản nhiều như lốp xe, lọ, bình; theo dõi tuyên truyền cho phụ nữ có dự định mang thai, phụ nữ có thai thực hiện triệt để các biện pháp phòng bệnh như mặc áo dài tay, mua kem chống muỗi", ông Phú nói.

Trước đó, Bộ Y tế đã yêu cầu Cục Y tế dự phòng phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bệnh viện Sản tuyến Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thành lập đoàn điều tra, xem xét, khám lâm sàng cụ thể. Tiếp tục lấy mẫu để phối hợp với phòng xét nghiệm Đại học Nagasaki Nhật Bản xét nghiệm khẳng định.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 7 ca nhiễm virus Zika. Bộ Y tế cũng nhận định, trong thời gian tới, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục phát hiện thêm các trường hợp nhiễm virus Zika, đặc biệt là tại các vùng có lưu hành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika.

Theo Bộ Y tế cần nâng mức cảnh báo và khuyến cáo phụ nữ dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế.

Video: Đoàn Y tế kiểm tra sức khoẻ bé mắc chúng đầu nhỏ, nghi nhiễm vi rút Zika tại Đắk Lắk

Kính Cận
Bình luận
vtcnews.vn