• Zalo

Lặn tìm bóng golf - nghề thú vị và kỳ dị bậc nhất thế giới

Kinh tếThứ Tư, 06/09/2017 07:35:00 +07:00Google News

Trên thế giới có đủ các nghề khác nhau, mỗi nghề một nét độc đáo riêng, có những nghề chẳng ai muốn làm vì chán, nguy hiểm…, và nghề lặn tìm bóng golf là một trong những nghề có cả hai yếu tố trên.

Nghề lặn tìm bóng golf xuất phát từ Hoa Kỳ từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước.

Xuất phát từ phong trào chơi golf trong giới thượng lưu hồi đó tăng mạnh mà chi phí để mua bóng, thuê bóng hoặc sản xuất bóng lại quá đắt nên người ta đã phải thuê những người lặn giỏi đến tìm bóng dưới những cái hồ trong sân golf.

Mặc dù người đánh golf luôn có một caddy đi cùng để mang đồ, nhặt bóng nhưng những caddy này chẳng bao giờ nhặt những quả bóng rơi xuống nước.

12

 Lặn tìm bóng golf - một trong những công việc 'dị' nhất thế giới. (Ảnh: Herald)

Mới đầu, nhiều người không thể nghĩ rằng, nghề lặn tìm bóng golf là một nghề nguy hiểm và họ có thể sẽ cho rằng, đó là công việc đơn giản, thậm chí chán bởi chỉ cần biết bơi, rồi lặn xuống vài ba hồ trong sân golf cũng không phải là những hồ thật sự sâu.

Nhưng đó là những suy nghĩ rất sai lầm về công việc này. Nghề lặn tìm bóng golf có ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng lâu năm nhất, nhiều người làm nhất chính là ở nơi sản sinh ra nó: Mỹ.

Thợ lặn ở đây phải được cấp bằng chứng nhận bởi Hiệp hội đào tạo thợ lặn chuyên nghiệp của Mỹ. Có chứng chỉ mới là bước ban đầu, điều quan trọng là họ phải có kinh nghiệm làm việc trong môi trường ánh sáng yếu, nhiều khi là con số không.

Trong môi trường như vậy, khi chiếc đèn pin không còn giúp ích được gì thì một khi xuống dưới vài mét nước, những người thợ lặn sẽ tự mò mẫm bằng tay. Rất nhiều lần họ đã phải sờ, nắn những xác chết động vật, thậm chí là người và bắt buộc họ phải có thần kinh thép mới tiếp tục được công việc.

Video: Kinh hoàng cá mập trắng khổng lồ tấn công đớp thợ lặn

Họ phải sẵn sàng đối đầu với mọi thứ ở dưới nước, đôi khi còn nguy hiểm tới tính mạng. Bởi rất nhiều hồ tuy nằm trong sân golf nhưng lại là những hồ tự nhiên hoặc có đường dẫn ra hồ tự nhiên và đó là nơi trú ngụ của rắn, cá sấu…

Thợ lặn Stephen Martinez, 54 tuổi hiện đang sống và làm việc tại bang California, Mỹ đã làm việc tìm bóng golf kể từ khi ông mới hơn 20 tuổi. Công việc này đến với ông cũng hết sức tình cờ và đã để lại cho ông những kỷ niệm không thể nào quên.

15 3

 Thợ lặn Stephen Martinez đã 54 tuổi nhưng vì yêu nghề nên thi thoảng ông vẫn tham gia lặn với đồng nghiệp. (Ảnh: Herald)

Sau khi tốt nghiệp cấp ba, Stephen trở về làm xây dựng cùng bố ông ở cũng chính tiểu bang này. Nhưng một ngày tháng 9 đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Stephen.

Với thân hình vạm vỡ, sức khoẻ cực tốt và có tiếng là bơi lặn giỏi, ông đã được một người bạn của bố giới thiệu một công việc hết sức mới mẻ: mò tìm bóng gofl. Và Stephen đã chấp nhận công việc này với mức giá 10 cent cho một quả bóng mà ông tìm được.

Người giới thiệu việc này cho ông chính là ông chủ của Công ty bóng golf của Nam California bây giờ - Scott Evans.

Công việc hàng ngày của Stephen là đi tới các sân golf, lặn tìm bóng và đem nộp cho Evans. Dần dần, đội ngũ thợ lặn của công ty nhiều hơn, có những ngày họ tìm được hơn 20.000 quả bóng!

Nhưng như ở trên đã nói, đây cũng là công việc ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Stephen đã hai lần thoát khỏi lưỡi hái của thần chết khi ông bị cá sấu tấn công. Ông còn nhớ mãi những người đồng nghiệp đã bị tấn công bởi cá sấu, người thì chết, người thì mất chân, tay…

Ngoài những nguy hiểm tự nhiên, người thợ lặn còn đối mặt với những nguy hiểm khách quan khác, nhất là những người mới, chưa có kinh nghiệm lặn sâu, trong môi trường thiếu ánh sáng nên khi tiếp xúc, họ dễ mất bình tĩnh. Và đã có nhiều người bỏ mạng bởi những yếu tố này.

Đó có thể vì không kiểm tra trang thiết bị trước khi lặn, bởi bất cứ thứ gì làm họ mất trở nên mất bình tĩnh dưới nước và khi ở dưới độ sâu vài mét nước, sự bình tĩnh chính là yếu tố quan trọng giữ mạng cho những người thợ lặn.

Trải qua nhiều năm làm việc, Stephen đã có thể lấy vợ và có một cơ ngơi riêng cho mình ở quận Pompano Beach – California. Hiện nay ông vẫn tiếp tục làm việc cho công ty cũ nhưng chỉ ở mảng quản lý đội thợ lặn, huấn luyện.

Cũng bắt đầu với nghề lặn tìm bóng golf nhưng có chút may mắn hơn Stephen, thợ lặn Jim Reid đến California từ những năm 90 đã trở thành triệu phú sau hàng chục năm lăn lộn trong nghề.

Đến với nghề cũng hết sức tình cờ, ban đầu Jim làm thanh tra ở trung tâm vui chơi Walt Disney World, được một người anh họ xa dẫn tới sân golf và bày tỏ sự tiếc nuối những quả bóng đang nằm dưới hồ mà không ai vớt lên được cả.

13

 Jim Reid thời còn trai trẻ. (Ảnh: Herald)

Và Jim đã tự nguyện lặn, tìm bóng golf với giá 6 cent cho một quả bóng. May mắn ở đây chính là việc ông có thể tự do làm gì mình muốn với những quả bóng mà ông tìm được.

Vớt được bóng, ông mang về làm sạch rồi phân loại theo tình trạng của bóng rồi bán lại cho các cửa hàng, các sân golf. Và dần dần ông đã có trong tay hơn 10 thợ lặn khác làm việc cho ông, vào những năm 90 Jim đã nắm giữ một khối tài sản khổng lồ hơn 1 tỷ đô la Mỹ.

Jim chia sẻ về công việc của mình với sự hào hứng như khi ông mới bắt đầu, trong nhiều năm liền, đội ngũ thợ lặn của ông đã đạt kỷ lục bởi số lượng bóng thu được với hơn 6 triệu quả bóng trong một năm.

Không những lặn tìm, kinh doanh từ chính những quả bóng tìm được, dần dần ông còn thu mua bóng của các thợ lặn khác, từ khắp mọi nơi với giá chỉ vài chục cent một quả rồi lại làm sạch, đóng gói và bán đi những nơi có nhu cầu.

Sau khi vớt bóng, làm sạch và đóng gói như mới, ông Jim bán một hộp 500 quả bóng với giá gần 400 USD. Đó là một số tiền lớn vào thời của ông. Về sau này, khi đã già ông đã bán lại công ty cho một người thợ lặn khác với giá hơn 6 triệu USD.

Hiện nay, sân golf phải thuê nhiều thợ lặn nhất là sân TPC-Sawgrass, ở  Florida, Mỹ bởi ở đây được đánh giá là một trong ít sân golf có địa hình phức tạp nhất thế giới, có những hồ nước tự nhiên sâu với hệ thống kênh, rạch ngầm chằng chịt. Đây là nơi thách thức kỹ năng chuyên nghiệp của người thợ lặn.

Mỗi thợ lặn đến làm việc ở đây được trả 120.000 USD một năm, không phải là nhiều nếu so với các nghề có thu nhập cao khác nhưng những người làm việc này đều rất yêu nghề, họ thích sự thử thách, khám phá. Ngoà lương chính, họ còn được hưởng nhiều phụ cấp khác..

Có nhiều nghề nguy hiểm trên thế giới, và thợ lặn xếp thứ hạng cao bởi những rủi ro trong quá trình làm việc.

Đã làm thợ lặn thì đâu cũng như nhau, họ không những là những người bơi giỏi, lặn giỏi, nhiều kinh nghiệm mà quan trọng họ là những người có những cái đầu thép, sẵn sàng đối mặt với mọi trường hợp có thể xảy ra dưới nước mà chỉ một mình họ mới giải quyết được.

Phong Sơn
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn