Theo bài công bố vừa đăng tải trên Nature, lỗ đen quái vậy đã phun ra một luồng khí ion hóa khổng lồ, dài 500 năm ánh sáng từ trung tâm của nó với vận tóc khoảng 1,6 triệu km/giờ. Đó là cơn bão lửa xuyên thẳng vào vườn ươm sao gần đó, kích thích hàng loạt ngôi sao ra đời nhanh chóng.
Lỗ đen quái vật này là trung tâm của thiên hà lùn Henize 2-10. Đây là lần đầu tiên giới thiên văn ghi lại được cảnh tượng lỗ đen của thiên hà lùn đang sinh ra các ngôi sao.
"Hubble đã cung cấp mọt bức tranh rõ ràng về liên hệ giữa lỗ đen và vùng hình thành sao lân cận, cách nó 230 năm ánh sáng" - nhà vật lý thiên văn Amy Reines từ Đại học Bang Motana (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Theo Live Science, các lỗ đen quái vật thường tạo ra các luồng khí nóng bỏng như vậy bằng cách hút vật chất từ các đám mây khí hoặc ngôi sao gần đó, sau đó bắn trả lại không gian dưới dạng plasma rực rửa, di chuyển với tốc độ ánh sáng. Luồng khí này tiếp xúc với các đám mây khí trong vùng hình thành sao và trở thành vườn ươm lý tưởng cho các ngôi sao.
Phát hiện gây bất ngờ, vì thứ tưởng chừng như là quái vật chết chóc của vũ trụ lại có vai trò quan trọng trong việc sinh ra những gì thuộc về sự sống: những ngôi sao mới, mà tương lai có thể thành mẹ của các hành tinh.
Theo NASA, để lỗ đen góp phần sinh ra các ngôi sao còn cần đến sự may mắn: luồng khí nó phóng ra cần vừa phải, vì nếu nóng quá thì sẽ khiến các đám mây khí mất khả năng hạ nhiệt, từ đó lại cản trở việc hình thành sao.
Bình luận