Thời điểm này đến làng khô "vũ nữ chân dài" - khô nhái ở xã Vĩnh Trung (huyện Tịnh Biên, An Giang) mới thấy bà con nơi đây đang tất bật vào vụ mùa khô tết.
Tuy nhiên, do thời điểm này ít mưa, nguồn nhái nguyên liệu giảm một nửa. Lượng nhái chủ yếu do người dân bắt ngoài ruộng, chưa có nhái nuôi làm khô.
Nhái tươi lột da xong người dân ướp gia vị và để khoảng 30 phút mới mang nhái ra phơi.
Theo chị Nguyễn Thị Tươi - một chủ cơ sở làm khô nhái cho biết để khô vũ nữ chân dài ngon khâu ướp gia vị là rất quan trọng và phải có tỏi, ớt...Sau khi nhái thấm gia vị, người dân xếp từng con nhái lên các tấm vĩ tre có lót một lớp lưới bên trênCông đoạn này rất mất nhiều công sức nhưng để cho các "vũ nữ chân dài"... dài miên man thì người dân phải xếp từng con một như thế này.
Loại nhái làm khô có quanh năm ở miền Tây nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa.
Hiện nay tại làng khô nhái có khoảng 10 hộ nhưng đội quân săn bắt nhái lên đến 50 - 60 người.
Để có nguồn nhái tươi, dân soi nhái phải lặn lội qua tận Hà Tiên (Kiên Giang) để soi nhái.
Mang nhái ra phơi nắngThông thường nhái phơi khoảng 2 nắng là có thể xuất xưởngTheo chị Nguyễn Thị Lan cho biết, trung bình 4kg nhái tươi cho ra 1 kg khô nhái.
Thông thường 1 kg khô nhái giao động từ 300.000 - 400.000 đồng, tuy nhiên vào dịp tết thì giá tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi.Do thịt khô nhái ngon cộng với những cái tên mỹ miều như: "vũ nữ chân dài", "kiều nữ và đại gia"...nên món khô nhái rất được các dân nhậu miền Tây ưa thích.
Theo TPO
Bình luận