(VTC News) – Sau 22h đêm, các game thủ, chủ yếu ở lứa tuổi vị thành niên vẫn hăng say “cày” game tại các quán Internet.
Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, trẻ em lại háo hức mong chờ tiền mừng tuổi, các bao lì xì. Trong khi nhiều phụ huynh mua lợn tiết kiệm hoặc giúp con giữ tiền mừng tuổi, không ít gia đình phó mặc cho chính những đứa trẻ tuổi vị thành niên tự quản lý, sử dụng khoản tiền ấy.
Nhiều đứa trẻ trong số ấy “đốt” phần lớn tiền mừng tuổi có được vào những trò game trên mạng. Điều đáng nói, do kì nghỉ tết kéo dài, lại sẵn tiền mừng tuổi, nhiều em “cày” thâu đêm suốt sáng tại những quán game.
Bố mẹ đội mưa đêm tìm con
Khoảng 22h 30 phút, trên đường về nhà (huyện Kiến Xương, Thái Bình), tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy người đàn ông chừng hơn 50 tuổi đang “thập thò” ngoài cửa một quán game.
Chốc chốc, người đàn ông này lại ngó nhòm vào trong nhà qua khe cửa hẹp, hành vi lén lút như kẻ trộm. Hỏi ra mới biết, ông ta đang tìm con trai.
Người cha này chia sẻ: “Con trai tôi mới 15 tuổi, nhưng nghiện chơi game đến giờ chưa về nhà. Ở nhà chờ lâu quá, tôi sốt ruột nên đội mưa đi khắp các quán game ở gần nhà để tìm cháu.
Do đã muộn, các quán đều đã đóng cửa, nhưng nhìn qua khe cửa, tôi biết cháu đang ở trong quán này do thấy chiếc xe đạp của tôi trong đó”.
Một lúc sau, tôi lại thấy một phụ nữ khác vừa khóc vừa gào thét tên con trước cửa quán game cách đó không xa.
Khi dân làng xúm lại hỏi chuyện, người đàn bà gầy còm, trông ốm yếu vừa khóc nấc vừa nói: “Nhà tôi nghèo, để có tiền tiêu tết tôi phải chạy vạy khắp làng, vay hai chỉ vàng về bán đi để mua quần áo mới cho các cháu.
Mùng 3 tết, tôi gom hết tiền mừng tuổi của các cháu vào mua vàng để đó, đợi cuối ngày đem trả cho người ta. Không ngờ, lúc tối tôi kiểm tra không thấy vàng ở đó nữa.
Chỗ tôi cất vàng, chỉ thằng út biết mà đến giờ nó đi chơi game chưa về. Hi vọng con tôi không dại dột tới mức bán rẻ cho người ta để lấy tiền chơi game. Cháu nó mới 12 tuổi…”.
Còn không ít bậc phụ huynh khác phải lôi con từ quán game về dạy bảo lại do “thả rông” tiền mừng tuổi và các bé vào dịp tết.
Chủ quán game “lách luật”, “giấu” khách
Theo ghi nhận của phóng viên VTC News tại một số xã thuộc huyện Kiến Xương (Thái Bình), cứ khoảng 22h mỗi ngày, đội an ninh của các xã lại “đi tuần”, nhắc nhở chủ các quán game, các điểm tụ tập, các quán café…tạm dừng hoạt động.
Sau 22h, bất cứ trường hợp nào vi phạm sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, do lực lượng an ninh mỏng trong khi các tệ nạn bủa vây ở mọi ngóc ngách, thôn xóm nên họ chủ yếu tập trung xử lý những vụ ẩu đả, đánh bạc…của trai làng.
Do đó, những game thủ “nhí” bị “bỏ lọt”. Để tránh sự chú ý của lực lượng an ninh, ngay từ 22h, chủ nhiều quán game thường giúp khách “giấu xe” và tắt mọi hệ thống điện như thể quán đã nghỉ.
Nguyên tắc mà chủ quán và các “thượng đế” thống nhất với nhau từ trước đó là: Chơi trong im lặng. Tại một số quán game, do chủ quán là người nhà, chỗ quen biết của một vài cán bộ an ninh nên được ưu ái mở cửa tới khoảng 23h mỗi ngày.
Chiều lòng các “thượng đế”, không ít chủ quán game đã có khả năng nói dối như cuội. Khi phụ huynh tới tìm con, họ chối bay chối biến, thậm chí không mở cửa tiếp khách.
Để không bị phát hiện, nhiều game thủ “nhí” lanh lợi còn liên tục đổi địa điểm chơi game và thường chơi ở những nơi xa nhà để bố mẹ tìm con như tìm kim đáy biển.
Minh Quân
Lâu nay, vào dịp tết, người Việt vẫn giữ thói quen mừng tuổi cho những người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ cùng với những lời chúc tốt đẹp nhất với hi vọng tất cả mọi người đều vui vẻ.
Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, trẻ em lại háo hức mong chờ tiền mừng tuổi, các bao lì xì. Trong khi nhiều phụ huynh mua lợn tiết kiệm hoặc giúp con giữ tiền mừng tuổi, không ít gia đình phó mặc cho chính những đứa trẻ tuổi vị thành niên tự quản lý, sử dụng khoản tiền ấy.
Nhiều đứa trẻ trong số ấy “đốt” phần lớn tiền mừng tuổi có được vào những trò game trên mạng. Điều đáng nói, do kì nghỉ tết kéo dài, lại sẵn tiền mừng tuổi, nhiều em “cày” thâu đêm suốt sáng tại những quán game.
Bố mẹ đội mưa đêm tìm con
Những đứa trẻ mải game, quên ăn uống (Ảnh: Minh Quân) |
Khoảng 22h 30 phút, trên đường về nhà (huyện Kiến Xương, Thái Bình), tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy người đàn ông chừng hơn 50 tuổi đang “thập thò” ngoài cửa một quán game.
Chốc chốc, người đàn ông này lại ngó nhòm vào trong nhà qua khe cửa hẹp, hành vi lén lút như kẻ trộm. Hỏi ra mới biết, ông ta đang tìm con trai.
Người cha này chia sẻ: “Con trai tôi mới 15 tuổi, nhưng nghiện chơi game đến giờ chưa về nhà. Ở nhà chờ lâu quá, tôi sốt ruột nên đội mưa đi khắp các quán game ở gần nhà để tìm cháu.
Do đã muộn, các quán đều đã đóng cửa, nhưng nhìn qua khe cửa, tôi biết cháu đang ở trong quán này do thấy chiếc xe đạp của tôi trong đó”.
Một lúc sau, tôi lại thấy một phụ nữ khác vừa khóc vừa gào thét tên con trước cửa quán game cách đó không xa.
Khi dân làng xúm lại hỏi chuyện, người đàn bà gầy còm, trông ốm yếu vừa khóc nấc vừa nói: “Nhà tôi nghèo, để có tiền tiêu tết tôi phải chạy vạy khắp làng, vay hai chỉ vàng về bán đi để mua quần áo mới cho các cháu.
Mùng 3 tết, tôi gom hết tiền mừng tuổi của các cháu vào mua vàng để đó, đợi cuối ngày đem trả cho người ta. Không ngờ, lúc tối tôi kiểm tra không thấy vàng ở đó nữa.
Chỗ tôi cất vàng, chỉ thằng út biết mà đến giờ nó đi chơi game chưa về. Hi vọng con tôi không dại dột tới mức bán rẻ cho người ta để lấy tiền chơi game. Cháu nó mới 12 tuổi…”.
Còn không ít bậc phụ huynh khác phải lôi con từ quán game về dạy bảo lại do “thả rông” tiền mừng tuổi và các bé vào dịp tết.
Chủ quán game “lách luật”, “giấu” khách
Theo ghi nhận của phóng viên VTC News tại một số xã thuộc huyện Kiến Xương (Thái Bình), cứ khoảng 22h mỗi ngày, đội an ninh của các xã lại “đi tuần”, nhắc nhở chủ các quán game, các điểm tụ tập, các quán café…tạm dừng hoạt động.
Sau 22h, bất cứ trường hợp nào vi phạm sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, do lực lượng an ninh mỏng trong khi các tệ nạn bủa vây ở mọi ngóc ngách, thôn xóm nên họ chủ yếu tập trung xử lý những vụ ẩu đả, đánh bạc…của trai làng.
Game thủ cày thâu đêm, suốt sáng (Ảnh: Minh Quân) |
Do đó, những game thủ “nhí” bị “bỏ lọt”. Để tránh sự chú ý của lực lượng an ninh, ngay từ 22h, chủ nhiều quán game thường giúp khách “giấu xe” và tắt mọi hệ thống điện như thể quán đã nghỉ.
Nguyên tắc mà chủ quán và các “thượng đế” thống nhất với nhau từ trước đó là: Chơi trong im lặng. Tại một số quán game, do chủ quán là người nhà, chỗ quen biết của một vài cán bộ an ninh nên được ưu ái mở cửa tới khoảng 23h mỗi ngày.
Chiều lòng các “thượng đế”, không ít chủ quán game đã có khả năng nói dối như cuội. Khi phụ huynh tới tìm con, họ chối bay chối biến, thậm chí không mở cửa tiếp khách.
Để không bị phát hiện, nhiều game thủ “nhí” lanh lợi còn liên tục đổi địa điểm chơi game và thường chơi ở những nơi xa nhà để bố mẹ tìm con như tìm kim đáy biển.
Minh Quân
Bình luận