Trong làng báo, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn được nhắc đến nhiều bởi ông không chỉ là một trong những nhà quản lý lâu năm mà vì ông còn là người vừa thực hiện nghiêm công việc quản lý, nhưng vẫn được báo giới, trong đó có các Tổng biên tập nể trọng.
- Nhà báo là những người rất cá tính. Các Tổng biên tập quản lý các nhà báo lại cá tính hơn rất nhiều. Thứ trưởng là một trong những người chỉ đạo trực tiếp báo chí mà Tổng biên tập là người đại diện để các báo luôn làm đúng pháp luật, phục vụ lợi ích của đất nước. Với ông, điều gì khó khăn nhất trong công việc quản lý?
Mỗi tờ báo có đặc thù riêng, không thể trộn lẫn với tờ báo khác, đó là sắc thái của từng tờ báo. Mặt khác, bản thân các Tổng biên tập cũng có cá tính đặc biệt, đòi hỏi sự quyết đoán, cân nhắc, xem xét những thông tin phù hợp đảm bảo yếu tố nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, lan tỏa hay nói cách khác là được công chúng đón nhận theo cách cần thiết nhất với họ.
Trước những vấn đề đặt ra, người quản lý phải làm sao để các Tổng biên tập tâm phục khẩu phục. Điều quan trọng nhất là phải đặt mình vào vị trí của Tổng biên tập, cần có sự chia sẻ, cảm thông. Điều đó không làm mất đi vị thế hay vai trò của người quản lý, mà khi đưa ra quyết định được đồng thuận, thoải mái, mặc dù đó là quyết định hết sức cứng rắn.
- Vừa phải thực hiện đúng sự chỉ đạo của cấp trên, vừa phải làm để cấp dưới nể phục, thực hiện việc này chắc chắn khiến ông không khỏi đau đầu?
Cấp trên, những người quản lý, Tổng biên tập hay những người làm báo đều chung một mục đích là phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội là diễn đàn của nhân dân. Suy nghĩ, việc làm của người quản lý cũng vì mục đích chung là phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước, cho nên phải có sự chia sẻ, cảm thông.
Chia sẻ, cảm thông đối với báo chí không đồng nghĩa với những việc làm vô nguyên tắc. Chia sẻ, cảm thông phải trên cơ sở pháp luật, định hướng của Đảng. Khi người ta khuyết điểm, mình phân tích làm rõ, xử lý nghiêm đúng người, đúng tội. Phải làm sao để các báo thấy rõ được khuyết điểm của mình. Nhưng sau đó, mình tạo điều kiện cho người ta có cơ hội sửa chữa những khuyết điểm.
Tổng biên tập, lãnh đạo báo chí, nhà báo không phải thánh thần. Trong một giây phút nào đấy, có thể do lơ đãng dẫn đến sai sót. Điều quan trọng là phải phân tích xử lý có lý, có tình, chắc chắn cả cấp trên hay anh em làm báo đều thông cảm và đồng tình.
Đã thật sự hội nhập
- Trực tiếp quản lý lĩnh vực báo chí cho đến bây giờ, ông thấy điều gì đã làm được?
Đây chưa phải là một dịp để đánh giá quá trình làm việc của mình, nhưng dưới góc độ của một cán bộ làm công tác quản lý, tôi thấy có thể đưa ra một số đánh giá như sau:
Điều quan trọng nhất đã làm được, theo tôi nghĩ, chúng ta đã cố gắng để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Đây là điều cơ bản. Tất cả các khâu, các lĩnh vực trong hoạt động báo chí đều có văn bản quy phạm. Từ Luật Báo chí đến Nghị định, đến Thông tư, Quyết định, các văn bản hướng dẫn Thi hành Luật Báo chí…
Thứ hai, nghiên cứu để có cơ chế chính sách cho phát triển. Chính sách này không đem lại tiền bạc, hay cấp tiền cho cơ quan báo chí hoạt động mà tạo cơ chế cho sự phát triển, ví dụ vấn đề kinh tế báo chí.
Chính sự quan tâm này đã hỗ trợ cho hoạt động báo chí. Một điều trong Luật sửa đổi bổ sung Luật Báo chí năm 1999, có câu: Cơ quan báo chí được phép tổ chức kinh doanh dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho hoạt động báo chí.
Mặc dù trong thời gian qua kinh tế Thế giới, kinh tế đất nước có nhiều khó khăn nhưng báo chí chúng ta vẫn trụ được. Cho đến thời điểm này chưa có tờ báo nào xin đình bản vì kinh tế khó khăn. Tôi nghĩ đó là điều đáng ghi nhận.
- Ấy là về kinh tế. Còn về chuyên môn thì sao, thưa ông?
Nhớ lại năm 1997, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp. Trung tâm báo chí lúc đấy có 500 - 600 phóng viên cả trong nước và nước ngoài hoạt động. Trong khi phóng viên của ta tác nghiệp còn rất lúng túng, phương tiện máy móc rất thô sơ, nghèo nàn, chưa biết và chưa có internet, các phóng viên nước ngoài đã tác nghiệp hết sức chuyên nghiệp với những phương tiện hỗ trợ tối tân.
Nhưng thử nhìn khi chúng ta tổ chức Hội nghị ASEM, Hội nghị cấp cao ASEAN, APEC gần đây, tác nghiệp của phóng viên chúng ta từ kỹ năng, công nghệ và phương thức không thua kém các nước.
- Nhưng yêu cầu hội nhập có đến từ nguyên nhân khách quan rằng các tòa báo không đổi mới sẽ bị tụt hậu?
Tất nhiên, mong muốn như vậy, nhưng phương pháp đào tạo như thế nào, lựa chọn cách thức đào tạo làm sao để có thể dễ dàng tiếp nhận? Tính chất báo chí của chúng ta hoàn toàn khác với tính chất báo chí các nước, đặc biệt là phương Tây. Nhưng chúng ta có thể học được kỹ năng, phương thức phát triển.
Cho nên, khi chọn và tổ chức các khóa đào tạo này, gần 15 năm qua, có khoảng 10.000 nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí, được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, phương thức làm báo, kỹ năng làm báo hiện đại, tổ chức tòa soạn, hoạt động báo chí trong điều kiện hội tụ công nghệ, trong môi trường cơ quan báo chí đa phương tiện...
Những tác phẩm thơ ca để đời
Người ta vẫn biết tới Đỗ Quý Doãn như một nhà quản lý đầy kinh nghiệm. Nhưng ẩn sau nhà quản lý cứng rắn là một Đỗ Quý Doãn - nhà thơ. Nhiều tác phẩm của ông đã phổ nhạc trở thành những bài ca vượt thời gian. Một trong những tác phẩm đó là “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm”…
Thực ra, tôi cũng nhiều lần nói chuyện này. Từ khi tôi là người lính, hay xa hơn là khi còn đi học, tôi rất thích văn chương.
Năm lớp 7, tôi tham gia thi học sinh giỏi miền Bắc. Năm lớp 10 (lớp 12 bây giờ) tôi đoạt giải Nhất Văn tỉnh… nên hình thành một sở thích về văn chương.
Trở về từ chiến trường Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972, tôi đóng quân tại Nghệ Tĩnh và ở đó 3 năm. Tình cờ, một lần đơn vị tổ chức hội diễn văn nghệ, anh em bảo: “Ông là người văn hay chữ tốt thì ông phải sáng tác một bài gì đó để tham gia hội diễn. Tôi mày mò nhờ các bà các cô ngồi hát dân ca Nghệ Tĩnh cho nghe và ghi lại: loại này là hò, loạt này là hát dặm, hát ví, lẩy Kiều… Mình thẩm âm bằng tai và những giai điệu thấm vào máu lúc nào không rõ.
Tôi viết tổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh cho đơn vị đi thi, nghe da diết lắm. Ở cái tuổi 18, đôi mươi, những tình cảm trong sáng, thương nhớ bắt nguồn từ vùng đất đấy, dân ca Nghệ Tĩnh đã ngấm vào tôi cũng từ lúc đó.
Khi tôi sang Matxcơva học có một lần đoàn nghệ thuật Bông Sen TPHCM sang biểu diễn. Đoàn có ca sĩ là Hồng Vân hát bài dân ca Nghệ Tĩnh “Giận thì giận, thương thì thương” nghe rất da diết…
Thật khó diễn tả tình cảm của người sinh viên xa xứ bằng lời. Cùng dự buổi diễn có nhạc sĩ Trần Hoàn. Ông cùng tôi dạo trên đồi Lênin và nhắc lại cảm xúc khi nghe bài dân ca “Ví giận thương”.
Tối hôm đó, tôi viết một mạch bài thơ Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm và gửi ông.
Ít lâu sau, từ trong nước nhạc sĩ Trần Hoàn gửi cho tôi một băng cassette bài hát “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm” hoàn chỉnh do Thanh Bảng trình bày. Đến bây giờ có nhiều ca sỹ thể hiện rất thành công bài hát này như: Thu Hiền, Thành Lê, Phương Thảo, Tân Nhân... nhưng tôi vẫn cho rằng Thanh Bảng là ca sĩ đầu tiên hát rất hay bài hát này.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Người bạn của làng báo
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn. |
- Nhà báo là những người rất cá tính. Các Tổng biên tập quản lý các nhà báo lại cá tính hơn rất nhiều. Thứ trưởng là một trong những người chỉ đạo trực tiếp báo chí mà Tổng biên tập là người đại diện để các báo luôn làm đúng pháp luật, phục vụ lợi ích của đất nước. Với ông, điều gì khó khăn nhất trong công việc quản lý?
Mỗi tờ báo có đặc thù riêng, không thể trộn lẫn với tờ báo khác, đó là sắc thái của từng tờ báo. Mặt khác, bản thân các Tổng biên tập cũng có cá tính đặc biệt, đòi hỏi sự quyết đoán, cân nhắc, xem xét những thông tin phù hợp đảm bảo yếu tố nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, lan tỏa hay nói cách khác là được công chúng đón nhận theo cách cần thiết nhất với họ.
Trước những vấn đề đặt ra, người quản lý phải làm sao để các Tổng biên tập tâm phục khẩu phục. Điều quan trọng nhất là phải đặt mình vào vị trí của Tổng biên tập, cần có sự chia sẻ, cảm thông. Điều đó không làm mất đi vị thế hay vai trò của người quản lý, mà khi đưa ra quyết định được đồng thuận, thoải mái, mặc dù đó là quyết định hết sức cứng rắn.
- Vừa phải thực hiện đúng sự chỉ đạo của cấp trên, vừa phải làm để cấp dưới nể phục, thực hiện việc này chắc chắn khiến ông không khỏi đau đầu?
|
Chia sẻ, cảm thông đối với báo chí không đồng nghĩa với những việc làm vô nguyên tắc. Chia sẻ, cảm thông phải trên cơ sở pháp luật, định hướng của Đảng. Khi người ta khuyết điểm, mình phân tích làm rõ, xử lý nghiêm đúng người, đúng tội. Phải làm sao để các báo thấy rõ được khuyết điểm của mình. Nhưng sau đó, mình tạo điều kiện cho người ta có cơ hội sửa chữa những khuyết điểm.
Tổng biên tập, lãnh đạo báo chí, nhà báo không phải thánh thần. Trong một giây phút nào đấy, có thể do lơ đãng dẫn đến sai sót. Điều quan trọng là phải phân tích xử lý có lý, có tình, chắc chắn cả cấp trên hay anh em làm báo đều thông cảm và đồng tình.
Đã thật sự hội nhập
- Trực tiếp quản lý lĩnh vực báo chí cho đến bây giờ, ông thấy điều gì đã làm được?
Đây chưa phải là một dịp để đánh giá quá trình làm việc của mình, nhưng dưới góc độ của một cán bộ làm công tác quản lý, tôi thấy có thể đưa ra một số đánh giá như sau:
Điều quan trọng nhất đã làm được, theo tôi nghĩ, chúng ta đã cố gắng để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Đây là điều cơ bản. Tất cả các khâu, các lĩnh vực trong hoạt động báo chí đều có văn bản quy phạm. Từ Luật Báo chí đến Nghị định, đến Thông tư, Quyết định, các văn bản hướng dẫn Thi hành Luật Báo chí…
Thứ hai, nghiên cứu để có cơ chế chính sách cho phát triển. Chính sách này không đem lại tiền bạc, hay cấp tiền cho cơ quan báo chí hoạt động mà tạo cơ chế cho sự phát triển, ví dụ vấn đề kinh tế báo chí.
Chính sự quan tâm này đã hỗ trợ cho hoạt động báo chí. Một điều trong Luật sửa đổi bổ sung Luật Báo chí năm 1999, có câu: Cơ quan báo chí được phép tổ chức kinh doanh dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho hoạt động báo chí.
Mặc dù trong thời gian qua kinh tế Thế giới, kinh tế đất nước có nhiều khó khăn nhưng báo chí chúng ta vẫn trụ được. Cho đến thời điểm này chưa có tờ báo nào xin đình bản vì kinh tế khó khăn. Tôi nghĩ đó là điều đáng ghi nhận.
- Ấy là về kinh tế. Còn về chuyên môn thì sao, thưa ông?
Nhớ lại năm 1997, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp. Trung tâm báo chí lúc đấy có 500 - 600 phóng viên cả trong nước và nước ngoài hoạt động. Trong khi phóng viên của ta tác nghiệp còn rất lúng túng, phương tiện máy móc rất thô sơ, nghèo nàn, chưa biết và chưa có internet, các phóng viên nước ngoài đã tác nghiệp hết sức chuyên nghiệp với những phương tiện hỗ trợ tối tân.
Nhưng thử nhìn khi chúng ta tổ chức Hội nghị ASEM, Hội nghị cấp cao ASEAN, APEC gần đây, tác nghiệp của phóng viên chúng ta từ kỹ năng, công nghệ và phương thức không thua kém các nước.
- Nhưng yêu cầu hội nhập có đến từ nguyên nhân khách quan rằng các tòa báo không đổi mới sẽ bị tụt hậu?
Tất nhiên, mong muốn như vậy, nhưng phương pháp đào tạo như thế nào, lựa chọn cách thức đào tạo làm sao để có thể dễ dàng tiếp nhận? Tính chất báo chí của chúng ta hoàn toàn khác với tính chất báo chí các nước, đặc biệt là phương Tây. Nhưng chúng ta có thể học được kỹ năng, phương thức phát triển.
Cho nên, khi chọn và tổ chức các khóa đào tạo này, gần 15 năm qua, có khoảng 10.000 nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí, được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, phương thức làm báo, kỹ năng làm báo hiện đại, tổ chức tòa soạn, hoạt động báo chí trong điều kiện hội tụ công nghệ, trong môi trường cơ quan báo chí đa phương tiện...
Các nhà báo ngày càng chuyên nghiệp, năng động trong tác nghiệp |
Những tác phẩm thơ ca để đời
Người ta vẫn biết tới Đỗ Quý Doãn như một nhà quản lý đầy kinh nghiệm. Nhưng ẩn sau nhà quản lý cứng rắn là một Đỗ Quý Doãn - nhà thơ. Nhiều tác phẩm của ông đã phổ nhạc trở thành những bài ca vượt thời gian. Một trong những tác phẩm đó là “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm”…
Thực ra, tôi cũng nhiều lần nói chuyện này. Từ khi tôi là người lính, hay xa hơn là khi còn đi học, tôi rất thích văn chương.
Năm lớp 7, tôi tham gia thi học sinh giỏi miền Bắc. Năm lớp 10 (lớp 12 bây giờ) tôi đoạt giải Nhất Văn tỉnh… nên hình thành một sở thích về văn chương.
Trở về từ chiến trường Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972, tôi đóng quân tại Nghệ Tĩnh và ở đó 3 năm. Tình cờ, một lần đơn vị tổ chức hội diễn văn nghệ, anh em bảo: “Ông là người văn hay chữ tốt thì ông phải sáng tác một bài gì đó để tham gia hội diễn. Tôi mày mò nhờ các bà các cô ngồi hát dân ca Nghệ Tĩnh cho nghe và ghi lại: loại này là hò, loạt này là hát dặm, hát ví, lẩy Kiều… Mình thẩm âm bằng tai và những giai điệu thấm vào máu lúc nào không rõ.
Tôi viết tổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh cho đơn vị đi thi, nghe da diết lắm. Ở cái tuổi 18, đôi mươi, những tình cảm trong sáng, thương nhớ bắt nguồn từ vùng đất đấy, dân ca Nghệ Tĩnh đã ngấm vào tôi cũng từ lúc đó.
Khi tôi sang Matxcơva học có một lần đoàn nghệ thuật Bông Sen TPHCM sang biểu diễn. Đoàn có ca sĩ là Hồng Vân hát bài dân ca Nghệ Tĩnh “Giận thì giận, thương thì thương” nghe rất da diết…
Thật khó diễn tả tình cảm của người sinh viên xa xứ bằng lời. Cùng dự buổi diễn có nhạc sĩ Trần Hoàn. Ông cùng tôi dạo trên đồi Lênin và nhắc lại cảm xúc khi nghe bài dân ca “Ví giận thương”.
Tối hôm đó, tôi viết một mạch bài thơ Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm và gửi ông.
Ít lâu sau, từ trong nước nhạc sĩ Trần Hoàn gửi cho tôi một băng cassette bài hát “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm” hoàn chỉnh do Thanh Bảng trình bày. Đến bây giờ có nhiều ca sỹ thể hiện rất thành công bài hát này như: Thu Hiền, Thành Lê, Phương Thảo, Tân Nhân... nhưng tôi vẫn cho rằng Thanh Bảng là ca sĩ đầu tiên hát rất hay bài hát này.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Bình luận