Các sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho Samsung mới chỉ dừng lại ở những mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ thấp như: bao bì, đóng gói và khuôn mẫu…
Khó vẫn hoàn khó!
Với mục tiêu tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tham gia vào chuỗi dây chuyền sản xuất của mình, Samsung vừa tổ chức buổi triển lãm kết hội thảo công nghiệp hỗ trợ, ngày 15/7.
Đây là lần thứ hai tập đoàn này phối hợp với cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức hoạt động phát triển công nghiệp phụ trợ, sau lần thứ nhất diễn ra vào hồi tháng 9 năm ngoái.
Còn nhớ sau lần diễn ra thứ nhất, thông tin về mấy trăm doanh nghiệp Việt không làm nổi sạc pin, ốc vít cho Samsung ngay sau đó trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn kinh tế và cả ở nghị trường.
Các cơ quan chức năng họp bàn giải pháp, các chuyên gia kinh tế vào cuộc. Người đứng đầu ngành công thương là Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nhận trách nhiệm khi để công nghiệp phụ trợ còn yếu kém trên diễn đàn Quốc hội.
Tuy nhiên sau gần 1 năm, gần như câu chuyện về ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn không nhận được mấy sự thay đổi tích cực, nhìn từ hội thảo triển lãm diễn ra lần 2 của Samsung.
Theo con số Samsung đưa ra, hiện chỉ có 4 doanh nghiệp Việt Nam hiện cung ứng trực tiếp cho tập đoàn này. Còn lại khoảng 28 doanh nghiệp còn cung ứng gián tiếp thông qua một doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam.
Qua khảo sát tại triển lãm, các sản phẩm doanh nghiệp Việt cung cấp cũng mới chỉ dừng lại ở những mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ thấp như: bao bì, đóng gói và khuôn mẫu. Những linh kiện như ốc vít, thậm chí túi bóng bọc dây cáp... vẫn vắng bóng.
Trong khi đó, các gian hàng triển lãm với nhiều linh kiện tinh vi, tinh xảo, hàm lượng giá trị gia tăng cao chủ yếu vẫn thuộc về các doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc có trụ sở tại Việt Nam như Rftech Vina, Hosiden, Chung Dang, Bokwang...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng cho Samsung còn thấp, chiếm chưa đến 10%.
“Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tham gia được vào những công đoạn có giá trị gia tăng thấp, do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế”, ông Tuấn nói.
Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận, vấn đề “đau đầu” nhất khi tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung là công nghệ chất lượng.Ví như, với một linh kiện cấp 2 là khuôn mẫu thì Samsung yêu cầu độ chính xác đến phần nghìn, trong khi các doanh nghiệp Việt chỉ đủ khả năng chính xác đến phần trăm.
Samsung chỉ ưu tiên doanh nghiệp nước nhà?
Nói với BizLIVE, đại diện một doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội trở thành đối tác của Samsung cho rằng, để “chen chân” vào chuỗi cung ứng Samsung gặp rất nhiều khó khăn. “Họ có vẻ như ưu tiên doanh nghiệp Hàn hơn”, vị này nói.
Tuy nhiên khi phóng viên đặt nghi ngại này với lãnh đạo Samsung, ông Han Myoung Sup, Tổng Giám đốc khu tổ hợp sản xuất Samsung khẳng định họ luôn mong muốn các doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng ngày càng nhiều hơn.
“Chúng tôi yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm rất cao, chúng tôi không thể bán sản phẩm chất lượng kém. Chính vì thế khởi đầu cho Samsung bao giờ cũng rất khó khăn.
Đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc cung ứng sản phẩm cho chúng tôi hiện nay, họ đều đã hợp tác được vài chục năm, có độ tin cậy, các sản phẩm đã được kiểm chứng về chất lượng và được công nhận”, ông Han Myoung Sup nói.
Lãnh đạo Samsung cũng cho biết công ty đang bắt đầu tạo mối quan hệ và tạo sự tin tưởng với các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề là các doanh nghiệp thể hiện ý chí quyết tâm muốn tham gia chuỗi cung ứng của Samsung đến đâu?
“Các bạn có thể tham gia sản xuất từ cái nhỏ cho đến cái lớn và tôi nghĩ rằng sẽ không khó để các doanh nghiệp Việt có thể hợp tác với Samsung. Ngoài ra cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ”, ông Han Myoung Sup nói.
Để trở thành nhà cung cấp của Samsung, tại hội thảo, đại diện Samsung cho biết doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản là Công nghệ, Chất lượng, Trách nhiệm, Năng lực giao hàng, Giá, Môi trường, Tài chính, Luật...
Đây tiếp tục sẽ là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề đặt ra là bài toán cạnh tranh về giá cả, công nghệ và chất lượng.
Các doanh nghiệp Việt Nam để tham gia vào được thì buộc phải có đầu tư và đưa ra sản phẩm cạnh tranh so với các doanh nghiệp đang làm cùng Samsung. Khi đó cũng là sản phẩm đó, cung ứng ở trong nước, giá thành rẻ hơn, điều kiện vận chuyển thuận lợi hơn thì không có lý do gì Samsung không lựa chọn.
Nguồn: Bizlive
Khó vẫn hoàn khó!
Với mục tiêu tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tham gia vào chuỗi dây chuyền sản xuất của mình, Samsung vừa tổ chức buổi triển lãm kết hội thảo công nghiệp hỗ trợ, ngày 15/7.
Đây là lần thứ hai tập đoàn này phối hợp với cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức hoạt động phát triển công nghiệp phụ trợ, sau lần thứ nhất diễn ra vào hồi tháng 9 năm ngoái.
Gian hàng của một doanh nghiệp Hàn cung ứng linh kiện cho Samsung tại triển lãm. |
Còn nhớ sau lần diễn ra thứ nhất, thông tin về mấy trăm doanh nghiệp Việt không làm nổi sạc pin, ốc vít cho Samsung ngay sau đó trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn kinh tế và cả ở nghị trường.
Các cơ quan chức năng họp bàn giải pháp, các chuyên gia kinh tế vào cuộc. Người đứng đầu ngành công thương là Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nhận trách nhiệm khi để công nghiệp phụ trợ còn yếu kém trên diễn đàn Quốc hội.
Tuy nhiên sau gần 1 năm, gần như câu chuyện về ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn không nhận được mấy sự thay đổi tích cực, nhìn từ hội thảo triển lãm diễn ra lần 2 của Samsung.
Theo con số Samsung đưa ra, hiện chỉ có 4 doanh nghiệp Việt Nam hiện cung ứng trực tiếp cho tập đoàn này. Còn lại khoảng 28 doanh nghiệp còn cung ứng gián tiếp thông qua một doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam.
Qua khảo sát tại triển lãm, các sản phẩm doanh nghiệp Việt cung cấp cũng mới chỉ dừng lại ở những mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ thấp như: bao bì, đóng gói và khuôn mẫu. Những linh kiện như ốc vít, thậm chí túi bóng bọc dây cáp... vẫn vắng bóng.
Trong khi đó, các gian hàng triển lãm với nhiều linh kiện tinh vi, tinh xảo, hàm lượng giá trị gia tăng cao chủ yếu vẫn thuộc về các doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc có trụ sở tại Việt Nam như Rftech Vina, Hosiden, Chung Dang, Bokwang...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng cho Samsung còn thấp, chiếm chưa đến 10%.
“Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tham gia được vào những công đoạn có giá trị gia tăng thấp, do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế”, ông Tuấn nói.
Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận, vấn đề “đau đầu” nhất khi tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung là công nghệ chất lượng.Ví như, với một linh kiện cấp 2 là khuôn mẫu thì Samsung yêu cầu độ chính xác đến phần nghìn, trong khi các doanh nghiệp Việt chỉ đủ khả năng chính xác đến phần trăm.
Samsung chỉ ưu tiên doanh nghiệp nước nhà?
Nói với BizLIVE, đại diện một doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội trở thành đối tác của Samsung cho rằng, để “chen chân” vào chuỗi cung ứng Samsung gặp rất nhiều khó khăn. “Họ có vẻ như ưu tiên doanh nghiệp Hàn hơn”, vị này nói.
Ông Han Myoung Sup, Tổng Giám đốc khu tổ hợp sản xuất Samsung |
Tuy nhiên khi phóng viên đặt nghi ngại này với lãnh đạo Samsung, ông Han Myoung Sup, Tổng Giám đốc khu tổ hợp sản xuất Samsung khẳng định họ luôn mong muốn các doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng ngày càng nhiều hơn.
“Chúng tôi yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm rất cao, chúng tôi không thể bán sản phẩm chất lượng kém. Chính vì thế khởi đầu cho Samsung bao giờ cũng rất khó khăn.
Đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc cung ứng sản phẩm cho chúng tôi hiện nay, họ đều đã hợp tác được vài chục năm, có độ tin cậy, các sản phẩm đã được kiểm chứng về chất lượng và được công nhận”, ông Han Myoung Sup nói.
Lãnh đạo Samsung cũng cho biết công ty đang bắt đầu tạo mối quan hệ và tạo sự tin tưởng với các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề là các doanh nghiệp thể hiện ý chí quyết tâm muốn tham gia chuỗi cung ứng của Samsung đến đâu?
“Các bạn có thể tham gia sản xuất từ cái nhỏ cho đến cái lớn và tôi nghĩ rằng sẽ không khó để các doanh nghiệp Việt có thể hợp tác với Samsung. Ngoài ra cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ”, ông Han Myoung Sup nói.
Để trở thành nhà cung cấp của Samsung, tại hội thảo, đại diện Samsung cho biết doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản là Công nghệ, Chất lượng, Trách nhiệm, Năng lực giao hàng, Giá, Môi trường, Tài chính, Luật...
Đây tiếp tục sẽ là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề đặt ra là bài toán cạnh tranh về giá cả, công nghệ và chất lượng.
Các doanh nghiệp Việt Nam để tham gia vào được thì buộc phải có đầu tư và đưa ra sản phẩm cạnh tranh so với các doanh nghiệp đang làm cùng Samsung. Khi đó cũng là sản phẩm đó, cung ứng ở trong nước, giá thành rẻ hơn, điều kiện vận chuyển thuận lợi hơn thì không có lý do gì Samsung không lựa chọn.
Nguồn: Bizlive
Bình luận