Việc xây nhà tái định cư ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đang gây lãng phí lớn do không một người dân nào muốn vào nơi ở mới
Nhằm di dời các hộ dân sống trong vùng nguy hiểm do sạt lở núi và lũ lụt gây ra đến nơi ở mới an toàn, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng nhiều khu tái định cư. Tuy nhiên, dù đã hoàn thành từ nhiều năm qua nhưng các khu tái định cư vẫn chỉ là những ngôi nhà hoang, không một bóng người.
Không ai ở
Khu tái định cư Nước Cây Trường (xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng) được đầu tư xây dựng từ năm 2009, với tổng diện tích hơn 5.000 m2, dự kiến bố trí cho 20 hộ dân nghèo ở xã Trà Sơn. Đến năm 2010, mặt bằng, bờ kè và hệ thống nước sinh hoạt đã được chủ đầu tư là Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi xây dựng hoàn thành.
Thế nhưng, đến nay, khu tái định cư này bị bỏ hoang, hệ thống bờ kè, công trình nước sạch, bể chứa nước… hư hỏng nặng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi hộ dân được cấp đất tái định cư 300 m2 và 10 triệu đồng để làm nhà.
Lý do người dân không chịu vào làm nhà, theo bà Lê Thị Yến (thôn Trung, xã Trà Sơn), một trong 20 hộ dân tái định cư: “Khi nhận đất nền rồi thì chẳng có tiền đâu mà xây nhà. Nhà nước chỉ hỗ trợ 10 triệu đồng khi xây nhà xong. Chừng ấy tiền thì xây được cái gì, chúng tôi là hộ nghèo thì lấy đâu ra tiền mà xây nhà”.
Khu tái định cư Làng Bun, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà cũng do Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, kinh phí xây dựng gần 2,7 tỉ đồng, tổng diện tích 28.000 m2.
Dự kiến 50 hộ dân người H’re của xóm Cạp Pala, xã Sơn Ba sẽ được đưa vào đây. Dự án được khởi công năm 2009 và sau hơn một năm thi công đã bàn giao cho người dân. Những ngôi nhà mới được dựng lên bằng phên nứa, mái lợp tôn xi măng. Hệ thống điện đã kéo dây đến tận nơi.
Dọc hai bên dãy nhà là 4 bể nước công cộng. Có cả một ngôi trường mẫu giáo được xây kiên cố. Thế nhưng, gần 2 năm qua, không có một hộ nào vào đây ở. Thay vào đó, khu tái định cư trở thành nơi chăn thả trâu, bò của người dân trong làng.
Những ngôi nhà hư hỏng, trống hoác là nơi trốn nắng cho trâu, bò... “Khu tái định cư thì đẹp nhưng không có nước, không có điện thì sao mà ở được, chúng tôi phải về nhà cũ bên vách núi để sống thôi, nguy hiểm cũng chịu chứ biết làm sao được” - anh Đinh Văn Trịp, người dân tái định cư, thở dài.
Dự án nửa vời
Theo quan sát của chúng tôi, những khu tái định cư trên rất khó để người dân đến sinh sống. Bên cạnh vướng mắc về chính sách tái định cư thì chất lượng công trình, hệ thống công trình phụ không được làm đến nơi đến chốn. Ông Đinh Văn Sang, trưởng thôn Làng Bun, nói: “Nếu có điện, nước thì những ngôi nhà đã xây không phải bỏ không lãng phí, để bây giờ phải phá bỏ đi làm lại nhà mới thì rất khó khăn cho dân. Đầu tư công trình tiền tỉ mà nửa vời thế này thì lãng phí quá”.
Về chuyện lãng phí các khu tái định cư, ông Đỗ Kỳ Ân, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, cho biết tỉnh đang tìm cách tháo gỡ để nhanh chóng giúp dân ổn định cuộc sống. “Chi cục sẽ triển khai sửa chữa lại hệ thống nước sinh hoạt và đóng điện cho người dân. Còn vận động người dân ra khu tái định cư là việc của chính quyền địa phương” - ông Ân nói
Niêm Hà/ NLĐ
Nhằm di dời các hộ dân sống trong vùng nguy hiểm do sạt lở núi và lũ lụt gây ra đến nơi ở mới an toàn, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng nhiều khu tái định cư. Tuy nhiên, dù đã hoàn thành từ nhiều năm qua nhưng các khu tái định cư vẫn chỉ là những ngôi nhà hoang, không một bóng người.
Không ai ở
Khu tái định cư Nước Cây Trường (xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng) được đầu tư xây dựng từ năm 2009, với tổng diện tích hơn 5.000 m2, dự kiến bố trí cho 20 hộ dân nghèo ở xã Trà Sơn. Đến năm 2010, mặt bằng, bờ kè và hệ thống nước sinh hoạt đã được chủ đầu tư là Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi xây dựng hoàn thành.
Thế nhưng, đến nay, khu tái định cư này bị bỏ hoang, hệ thống bờ kè, công trình nước sạch, bể chứa nước… hư hỏng nặng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi hộ dân được cấp đất tái định cư 300 m2 và 10 triệu đồng để làm nhà.
Lý do người dân không chịu vào làm nhà, theo bà Lê Thị Yến (thôn Trung, xã Trà Sơn), một trong 20 hộ dân tái định cư: “Khi nhận đất nền rồi thì chẳng có tiền đâu mà xây nhà. Nhà nước chỉ hỗ trợ 10 triệu đồng khi xây nhà xong. Chừng ấy tiền thì xây được cái gì, chúng tôi là hộ nghèo thì lấy đâu ra tiền mà xây nhà”.
Khu tái định cư Làng Bun, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà cũng do Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, kinh phí xây dựng gần 2,7 tỉ đồng, tổng diện tích 28.000 m2.
Nhà tái định cư dành cho… bò ở |
Dự kiến 50 hộ dân người H’re của xóm Cạp Pala, xã Sơn Ba sẽ được đưa vào đây. Dự án được khởi công năm 2009 và sau hơn một năm thi công đã bàn giao cho người dân. Những ngôi nhà mới được dựng lên bằng phên nứa, mái lợp tôn xi măng. Hệ thống điện đã kéo dây đến tận nơi.
Dọc hai bên dãy nhà là 4 bể nước công cộng. Có cả một ngôi trường mẫu giáo được xây kiên cố. Thế nhưng, gần 2 năm qua, không có một hộ nào vào đây ở. Thay vào đó, khu tái định cư trở thành nơi chăn thả trâu, bò của người dân trong làng.
Những ngôi nhà hư hỏng, trống hoác là nơi trốn nắng cho trâu, bò... “Khu tái định cư thì đẹp nhưng không có nước, không có điện thì sao mà ở được, chúng tôi phải về nhà cũ bên vách núi để sống thôi, nguy hiểm cũng chịu chứ biết làm sao được” - anh Đinh Văn Trịp, người dân tái định cư, thở dài.
Dự án nửa vời
Theo quan sát của chúng tôi, những khu tái định cư trên rất khó để người dân đến sinh sống. Bên cạnh vướng mắc về chính sách tái định cư thì chất lượng công trình, hệ thống công trình phụ không được làm đến nơi đến chốn. Ông Đinh Văn Sang, trưởng thôn Làng Bun, nói: “Nếu có điện, nước thì những ngôi nhà đã xây không phải bỏ không lãng phí, để bây giờ phải phá bỏ đi làm lại nhà mới thì rất khó khăn cho dân. Đầu tư công trình tiền tỉ mà nửa vời thế này thì lãng phí quá”.
Về chuyện lãng phí các khu tái định cư, ông Đỗ Kỳ Ân, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, cho biết tỉnh đang tìm cách tháo gỡ để nhanh chóng giúp dân ổn định cuộc sống. “Chi cục sẽ triển khai sửa chữa lại hệ thống nước sinh hoạt và đóng điện cho người dân. Còn vận động người dân ra khu tái định cư là việc của chính quyền địa phương” - ông Ân nói
Niêm Hà/ NLĐ
Bình luận