(VTC News) - Nghị quyết số 92/NQ-CP về phát triển du lịch trong thời kỳ mới, vừa được Chính phủ ban hành, được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp không khói 'lột xác' lần thứ hai.
Nhìn lại năm 2014, Việt Nam mất gần 1,5 triệu lượt khách quốc tế, không đạt mức 8 triệu khách quốc tế như mục tiêu đã đặt ra, được ngành Du lịch cho là bởi các sự cố khách quan tác động tiêu cực. Điều này là đúng, nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các lý do khách quan; cũng không thể coi là điểm yếu chỉ của riêng ngành Du lịch.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn thì 5 năm gần đây, ngành Du lịch đã có những nỗ lực, tạo ra sự phát triển mang tính bứt phá nhưng chưa tương xứng với sự giàu có, phong phú về tài nguyên, danh lam thắng cảnh của đất nước.
Có cả yếu tố chủ quan và khách quan bởi trong cấu thành đầu vào tạo nên sản phẩm du lịch, ngành Du lịch chỉ đáp ứng một nửa, phần còn lại do các ngành khác đảm bảo như giao thông, ngoại giao, môi trường…
Theo đánh giá của ngành Du lịch, từ năm 2006 đến nay, phần lớn du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đều có ý "một đi không trở lại". Đây là hệ quả của nhiều vấn đề mà du lịch Việt Nam đang đối mặt như: Ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch; nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ; tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện trong khi vật chất cơ sở hạ tầng thấp, dịch vụ kém.
Tư duy làm du lịch còn hạn hẹp, du khách phàn nàn nhiều về tình trạng sân bay quốc tế, các khu du lịch năm sao (như khu bến tàu khách ở Tuần Châu, Hạ Long) cũng không được dọn vệ sinh thường xuyên, thậm chí nhiều nơi còn không có nước, không có giấy vệ sinh... mặc dù phí bến, bãi, thăm quan ngày càng tăng cao.
Các địa phương làm du lịch thường chỉ chú trọng khai thác quá mức các thắng cảnh thiên nhiên, việc “xã hội hóa” các danh thắng đã dẫn đến tình trạng hầu hết các điểm tham quan thu phí khá đắt. Điển hình như Hội An, điểm du lịch yêu thích vừa qua cũng bị du khách quay lưng vì tuỳ tiện tăng giá vé.
Ngoài ra, còn có những yếu kém khác như đầu tư cho xúc tiến quảng bá cả về nguồn lực Nhà nước và xã hội hóa còn rất khiêm tốn. Phong cách làm du lịch chưa chuyên nghiệp, bị động trong việc dự báo, mở thị trường và đào tạo hướng dẫn viên...
Để khắc phục những yếu kém, Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới được ban hành ngày 8/12/2014 đã chỉ ra 5 nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch; Tăng cường hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển du lịch; Tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo an ninh, an toàn để thu hút khách và phát triển du lịch; Tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch.
Nghị quyết cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như cho phép Bộ VH-TT&DL chủ động phê duyệt, phân bổ nguồn ngân sách để thực hiện 2 chương trình trọng điểm: Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia và Chương trình Hành động quốc gia về du lịch…
Nghị quyết số 92 đang được đánh giá sẽ là “dấu mốc lịch sử”. Song, du lịch mang tính liên ngành, liên vùng rất cao, do vậy để hiện thực hoá, rất cần sự phối hợp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay. Nếu các ngành và chính quyền địa phương các cấp không thực sự vào cuộc quyết liệt thì ngành Du lịch Việt Nam dù có rất nhiều lợi thế cũng khó có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Kim Ngân
Nhìn lại năm 2014, Việt Nam mất gần 1,5 triệu lượt khách quốc tế, không đạt mức 8 triệu khách quốc tế như mục tiêu đã đặt ra, được ngành Du lịch cho là bởi các sự cố khách quan tác động tiêu cực. Điều này là đúng, nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các lý do khách quan; cũng không thể coi là điểm yếu chỉ của riêng ngành Du lịch.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn thì 5 năm gần đây, ngành Du lịch đã có những nỗ lực, tạo ra sự phát triển mang tính bứt phá nhưng chưa tương xứng với sự giàu có, phong phú về tài nguyên, danh lam thắng cảnh của đất nước.
Có cả yếu tố chủ quan và khách quan bởi trong cấu thành đầu vào tạo nên sản phẩm du lịch, ngành Du lịch chỉ đáp ứng một nửa, phần còn lại do các ngành khác đảm bảo như giao thông, ngoại giao, môi trường…
Đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. |
Tư duy làm du lịch còn hạn hẹp, du khách phàn nàn nhiều về tình trạng sân bay quốc tế, các khu du lịch năm sao (như khu bến tàu khách ở Tuần Châu, Hạ Long) cũng không được dọn vệ sinh thường xuyên, thậm chí nhiều nơi còn không có nước, không có giấy vệ sinh... mặc dù phí bến, bãi, thăm quan ngày càng tăng cao.
Các địa phương làm du lịch thường chỉ chú trọng khai thác quá mức các thắng cảnh thiên nhiên, việc “xã hội hóa” các danh thắng đã dẫn đến tình trạng hầu hết các điểm tham quan thu phí khá đắt. Điển hình như Hội An, điểm du lịch yêu thích vừa qua cũng bị du khách quay lưng vì tuỳ tiện tăng giá vé.
Ngoài ra, còn có những yếu kém khác như đầu tư cho xúc tiến quảng bá cả về nguồn lực Nhà nước và xã hội hóa còn rất khiêm tốn. Phong cách làm du lịch chưa chuyên nghiệp, bị động trong việc dự báo, mở thị trường và đào tạo hướng dẫn viên...
Nghị quyết của Chính phủ về phát triển du lịch đã đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng. |
Nghị quyết cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như cho phép Bộ VH-TT&DL chủ động phê duyệt, phân bổ nguồn ngân sách để thực hiện 2 chương trình trọng điểm: Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia và Chương trình Hành động quốc gia về du lịch…
Nghị quyết số 92 đang được đánh giá sẽ là “dấu mốc lịch sử”. Song, du lịch mang tính liên ngành, liên vùng rất cao, do vậy để hiện thực hoá, rất cần sự phối hợp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay. Nếu các ngành và chính quyền địa phương các cấp không thực sự vào cuộc quyết liệt thì ngành Du lịch Việt Nam dù có rất nhiều lợi thế cũng khó có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Kim Ngân
Bình luận