Người đứng đầu ngành thuế bộc bạch rằng, nhiều năm trôi qua, ngành thuế luôn nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Thu thuế phải thu được lòng dân”.
Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu rất cao cho ngành Thuế, đó là đưa Việt Nam trở thành một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á có mức độ thuận lợi về thuế. Để đạt được mục tiêu đó, cần có hai điều kiện tiên quyết: Nỗ lực vượt bậc của cơ quan Thuế và sự ủng hộ của cộng đồng.
Nhớ lời bác dặn
Trong những tháng cuối năm, với bộn bề công việc của công tác đốc thu hoàn thành kế hoạch năm 2012 nhưng ngành Thuế đã trở thành cơ quan quản lý Nhà nước thứ hai chính thức công bố Tuyên ngôn phục vụ người nộp thuế.
Chia sẻ với phóng viên, người đứng đầu ngành Thuế- Tổng cục trưởng Bùi Văn Nam cho rằng, nhiều năm đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn ngành Thuế, với phương châm “Thu thuế phải thu được lòng dân” vẫn đã và đang được quán triệt tới từng CBCC thuế. Đã có người ví, cán bộ thuế như người làm dâu trăm họ, vừa phải thu được thuế cho NSNN, nhưng cũng phải hợp lòng dân quả là bài toán nan giải.
Với tốc độ tăng trưởng thu hàng năm lên tới đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp và khó khăn, thương mại sụt giảm, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu NSNN năm 2012.
Trong khi đó, hiện nay, ngoài một số nguồn thu thuế từ thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), thuế sử dụng đất, hầu hết số thu vào NSNN đều do các hoạt động kinh doanh mang lại. Tỷ lệ thu ngân sách từ DN luôn chiếm khoảng 65% tổng số thu thuế, phí hàng năm. Chính vì vậy, ngành Thuế luôn đặt ra mục tiêu động viên nhóm DN chấp hành các chính sách pháp luật thuế thông qua cải cách thủ tục hành chính thuế, miễn, giảm, gia hạn thuế... để hỗ trợ DN phát triển sản xuất, tạo nguồn thu thuế cho NSNN.
Công tác cải cách hành chính thuế bắt đầu từ bước chuyển biến mới về phong cách làm việc của đội ngũ CBCC Thuế, từ quản lý sang phục vụ và hướng dẫn người nộp thuế (NNT).
Để thực sự trở thành “bạn đồng hành của NNT”, ngành Thuế đã bắt đầu từ những việc làm rất nhỏ như: Tập hợp địa chỉ hộp thư điện tử của khách hàng để chuyển vào đó tất cả những thông tin, văn bản, chính sách mới về thuế cho DN biết và thực hiện. Hàng năm đã có hàng triệu câu hỏi mà NNT đưa ra được cơ quan Thuế trả lời bằng văn bản, qua điện thoại và tư vấn tại chỗ, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh.
Không dừng lại ở đó, để nắm được tâm tư nguyện vọng cuả các tổ chức cá nhân nộp thuế, ngành Thuế đã tổ chức định kỳ các cuộc đối thoại trực tiếp từ cấp Tổng cục đến cục thuế, chi cục thuế địa phương mà ở đó, khoảng cách giữa một cơ quan quản lý với người chấp hành đã được xoá bỏ, tất cả cùng nhìn về một hướng để tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện cho DN đóng góp nhiều hơn cho NSNN.
Đồng thời, thông qua các cuộc đối thoại này, các ý kiến phản hồi của DN là thước đo đánh giá sự quan tâm của người dân đến chính sách thuế; để ngành Thuế xem xét và hoàn thiện chính sách thuế xuất phát từ thực tiễn kinh doanh của các DN, từ sự đối chiếu thực tế của đối tượng nộp thuế trước khi được áp dụng vào thực tế.
Tiếp tục động viên nguồn thu
Với các giải pháp quyết liệt cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DN và NNT; các chính sách thuế tiếp cận dần với những thông lệ quốc tế thông qua thực hiện đơn giản hoá, công khai, minh bạch hơn 350 thủ tục hành chính thuế ở tất cả các cấp. Kết quả trong Báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh 2013 do Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện ghi nhận chỉ tiêu nộp thuế của Việt Nam đã được cải thiện 15 bậc năm 2012 (138/185) và đứng thứ 9 trong khu vực Đông Nam Á.
Trong tầm nhìn của ngành Thuế đặt ra mục tiêu phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng hàng đầu xếp hạng thuận lợi về thuế tại khu vực Đông Nam Á. Ngành Thuế sẽ tập trung xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trong nước, khuyến khích XK...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng điện tử vào hoạt động thuế như: Khai, nộp và thu thuế qua mạng internet đã tiết kiệm từ 60 đến 70% thời gian và chi phí vật chất cho DN, NNT.
Để nâng cao hiệu quả thu ngân sách theo hướng hiện đại, ngành Thuế đã triển khai hệ thống kết nối thông tin Thuế - Kho bạc -Tài chính, triển khai thực hiện đề án thu, nộp thuế qua các ngân hàng thương mại. Từ đó, việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT được thuận lợi nhất, bảo đảm cho NNT giám sát được công chức thuế trong quá trình giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính thuế, tạo nên mối quan hệ hài hòa, đồng thuận giữa người dân, DN và cơ quan Thuế trong việc thực hiện các chính sách thuế của Nhà nước.
Trong thời gian tới, ngành Thuế sẽ tiếp tục đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm tạo sân chơi công bằng về thuế để các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động bình đẳng tại Việt Nam; cũng như để các nhà đầu tư trong nước có cơ hội mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam hy vọng từ ngày 1-7-2013 Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật thuế Thu nhập cá nhân (sửa đổi) có hiệu lực thi hành sẽ góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; sẽ tiết kiệm chi phí tuân thủ pháp luật thuế cho DN khoảng 500 tỷ đồng/năm; đồng thời tạo nguồn thu ổn định cho NSNN.
Luật này có một số nội dung quan trọng như việc giảm tần suất kê khai thuế GTGT đối với các DN nhỏ và vừa từ hàng tháng sang hàng quý, đẩy mạnh việc kê khai thuế qua mạng internet, xây dựng ngưỡng tính thuế GTGT, nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc…
Bên cạnh đó với việc Tuyên ngôn ngành Thuế ra đời với các giá trị được chúng tôi coi trọng, xây dựng và gìn giữ "Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới" là cơ sở quan trọng để ngành Thuế hoàn thành mục tiêu đặt ra.
Theo Báo Hải quan
Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu rất cao cho ngành Thuế, đó là đưa Việt Nam trở thành một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á có mức độ thuận lợi về thuế. Để đạt được mục tiêu đó, cần có hai điều kiện tiên quyết: Nỗ lực vượt bậc của cơ quan Thuế và sự ủng hộ của cộng đồng.
Nhớ lời bác dặn
Trong những tháng cuối năm, với bộn bề công việc của công tác đốc thu hoàn thành kế hoạch năm 2012 nhưng ngành Thuế đã trở thành cơ quan quản lý Nhà nước thứ hai chính thức công bố Tuyên ngôn phục vụ người nộp thuế.
Ngành thuế luôn quán triệt lời Bác dặn |
Chia sẻ với phóng viên, người đứng đầu ngành Thuế- Tổng cục trưởng Bùi Văn Nam cho rằng, nhiều năm đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn ngành Thuế, với phương châm “Thu thuế phải thu được lòng dân” vẫn đã và đang được quán triệt tới từng CBCC thuế. Đã có người ví, cán bộ thuế như người làm dâu trăm họ, vừa phải thu được thuế cho NSNN, nhưng cũng phải hợp lòng dân quả là bài toán nan giải.
Với tốc độ tăng trưởng thu hàng năm lên tới đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp và khó khăn, thương mại sụt giảm, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu NSNN năm 2012.
Trong khi đó, hiện nay, ngoài một số nguồn thu thuế từ thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), thuế sử dụng đất, hầu hết số thu vào NSNN đều do các hoạt động kinh doanh mang lại. Tỷ lệ thu ngân sách từ DN luôn chiếm khoảng 65% tổng số thu thuế, phí hàng năm. Chính vì vậy, ngành Thuế luôn đặt ra mục tiêu động viên nhóm DN chấp hành các chính sách pháp luật thuế thông qua cải cách thủ tục hành chính thuế, miễn, giảm, gia hạn thuế... để hỗ trợ DN phát triển sản xuất, tạo nguồn thu thuế cho NSNN.
Công tác cải cách hành chính thuế bắt đầu từ bước chuyển biến mới về phong cách làm việc của đội ngũ CBCC Thuế, từ quản lý sang phục vụ và hướng dẫn người nộp thuế (NNT).
Không dừng lại ở đó, để nắm được tâm tư nguyện vọng cuả các tổ chức cá nhân nộp thuế, ngành Thuế đã tổ chức định kỳ các cuộc đối thoại trực tiếp từ cấp Tổng cục đến cục thuế, chi cục thuế địa phương mà ở đó, khoảng cách giữa một cơ quan quản lý với người chấp hành đã được xoá bỏ, tất cả cùng nhìn về một hướng để tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện cho DN đóng góp nhiều hơn cho NSNN.
Đồng thời, thông qua các cuộc đối thoại này, các ý kiến phản hồi của DN là thước đo đánh giá sự quan tâm của người dân đến chính sách thuế; để ngành Thuế xem xét và hoàn thiện chính sách thuế xuất phát từ thực tiễn kinh doanh của các DN, từ sự đối chiếu thực tế của đối tượng nộp thuế trước khi được áp dụng vào thực tế.
Tiếp tục động viên nguồn thu
Với các giải pháp quyết liệt cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DN và NNT; các chính sách thuế tiếp cận dần với những thông lệ quốc tế thông qua thực hiện đơn giản hoá, công khai, minh bạch hơn 350 thủ tục hành chính thuế ở tất cả các cấp. Kết quả trong Báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh 2013 do Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện ghi nhận chỉ tiêu nộp thuế của Việt Nam đã được cải thiện 15 bậc năm 2012 (138/185) và đứng thứ 9 trong khu vực Đông Nam Á.
Trong tầm nhìn của ngành Thuế đặt ra mục tiêu phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng hàng đầu xếp hạng thuận lợi về thuế tại khu vực Đông Nam Á. Ngành Thuế sẽ tập trung xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trong nước, khuyến khích XK...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng điện tử vào hoạt động thuế như: Khai, nộp và thu thuế qua mạng internet đã tiết kiệm từ 60 đến 70% thời gian và chi phí vật chất cho DN, NNT.
Để nâng cao hiệu quả thu ngân sách theo hướng hiện đại, ngành Thuế đã triển khai hệ thống kết nối thông tin Thuế - Kho bạc -Tài chính, triển khai thực hiện đề án thu, nộp thuế qua các ngân hàng thương mại. Từ đó, việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT được thuận lợi nhất, bảo đảm cho NNT giám sát được công chức thuế trong quá trình giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính thuế, tạo nên mối quan hệ hài hòa, đồng thuận giữa người dân, DN và cơ quan Thuế trong việc thực hiện các chính sách thuế của Nhà nước.
Trong thời gian tới, ngành Thuế sẽ tiếp tục đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm tạo sân chơi công bằng về thuế để các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động bình đẳng tại Việt Nam; cũng như để các nhà đầu tư trong nước có cơ hội mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam hy vọng từ ngày 1-7-2013 Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật thuế Thu nhập cá nhân (sửa đổi) có hiệu lực thi hành sẽ góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; sẽ tiết kiệm chi phí tuân thủ pháp luật thuế cho DN khoảng 500 tỷ đồng/năm; đồng thời tạo nguồn thu ổn định cho NSNN.
Luật này có một số nội dung quan trọng như việc giảm tần suất kê khai thuế GTGT đối với các DN nhỏ và vừa từ hàng tháng sang hàng quý, đẩy mạnh việc kê khai thuế qua mạng internet, xây dựng ngưỡng tính thuế GTGT, nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc…
Bên cạnh đó với việc Tuyên ngôn ngành Thuế ra đời với các giá trị được chúng tôi coi trọng, xây dựng và gìn giữ "Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới" là cơ sở quan trọng để ngành Thuế hoàn thành mục tiêu đặt ra.
Theo Báo Hải quan
Bình luận