Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu có nhu cầu thường xuyên thì cũng không nên tắt mở nhiều lần để tránh tổn hao năng lượng cơ hội.
Riêng đối với các doanh nghiệp, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, mỗi một công ty cần có kế hoạch tiết kiệm điện, cũng như các chi phí sản xuất khác để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh và mức lợi nhuận của mình.
Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần phối hợp tạo tiếng nói chung, để gửi thông điệp đến cơ quan chức năng, nhằm tạo sức ép giảm thiểu các chi phí trung gian, chi phi bất hợp lý... Bên cạnh đó, công ty cần đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc về công nghệ và tổ chức để phát huy các nhân tố chiều sâu, công nghệ cao, giảm thiểu các chi phí gắn với công nghệ thấp, mô hình tổ chứcvà quản trị lạc hậu, không hiệu quả...
Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng – Đại học kinh tế Quốc dân, giá điện là một tham số kinh tế vĩ mô quan trọng chịu sự tác động của chi phí sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu… ). Mức giá này có tác động lớn đến nhiều ngành và cả mặt bằng giá cả của nền kinh tế. Do đó, bất cứ sự điều chỉnh nào đối với giá điện đều gây ra những tác động nhất định, thậm chí gây sốc đối với cả nền kinh tế.
Hiện nay, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến giá điện Việt Nam, đó là: chi phí sản xuất điện; tình hình cung – cầu về điện năng; vai trò điều tiết của Nhà nước đối với giá điện tại Việt Nam và các yếu tố quốc tế khi hội nhập quốc tế chủ động và tích cực.
Nhận định chung của nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh nguồn cung điện đang ngày càng hạn hẹp, giá cả có xu hướng tăng lên thì giải pháp tốt nhất để hóa đơn hàng tháng không bị tăng vọt là cần tăng cường các biện pháp về tiết kiệm, giảm thiểu thất thoát trong tiêu dùng điện.
Yến Nhi/ VnMedia
Bình luận