• Zalo

Làm 100 km đường bằng cả Việt Nam dùng smartphone

Kinh tếThứ Sáu, 21/06/2013 01:50:00 +07:00Google News

(VTC News) - Chỉ cần bỏ ra số tiền tương đương với chi phí làm 100 km đường cao tốc là có thể trang bị cho mỗi người Việt Nam một chiếc smartphone.

(VTC News) - Chỉ cần bỏ ra số tiền tương đương với chi phí làm 100 km đường cao tốc là có thể trang bị cho mỗi người Việt Nam một chiếc smartphone.

Thông tin trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó tổng giám đốc Viettel đưa ra tại hội nghị ICT Summit 2013 được tổ chức vừa qua.

Ông Hùng cho biết, chỉ cần Chính phủ bỏ ra số tiền bằng với chi phí đầu tư xây dựng 100 km đường cao tốc (7.4 - 28.2 triệu USD/km) là có thể trang bị cho gần 90 triệu người Việt, mỗi người một chiếc smartphone.

Việc smartphone càng được sử dụng nhiều đồng nghĩa với vấn đề băng rộng di động đến mọi người sẽ sớm được giải quyết, qua đó nhanh chóng đưa viễn thông Việt Nam bước vào bước phát triển mới. Đồng thời giúp từ bỏ khái niệm "mạng viễn thông" và chuyển dần sang "mạng thông tin quốc gia".
nhà mạng
"Nghe - gọi" truyền thống sẽ không còn là lĩnh vực kinh doanh chính của các nhà mạng 
Phó tổng Viettel khẳng định, trong tương lai, các nhà mạng sẽ từ bỏ nghề chính của mình là dịch vụ thoại và chuyển dần sang lĩnh vực xử lý dữ liệu.

Ông Hùng cũng cho biết, có rất nhiều doanh nghiệp viễn thông không chỉ của Việt Nam mà ngay cả quốc tế cũng khó đi qua được giai đoạn chuyển đổi này.
Việc chuyển đổi thành công sẽ quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, đồng thời tạo ra doanh thu gấp 4 đến 5 lần so với kinh doanh viễn thông truyền thống. Viễn thông ngày nay, cộng với các thiết bị đầu cuối như smartphone kết hợp cùng CNTT đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Ông Hùng cho biết, từ 2 năm nay, Viettel đã từ bỏ khái niệm "nhà mạng viễn thông" và chính thức chuyển sang "nhà cung cấp dịch vụ".

Hiện nay, số lượng nhân sự Viettel đầu tư cho phát triển cho ứng dụng là gần 10.000 người, tới năm 2015, con số này sẽ chiếm tới 40% số nhân viên của nhà mạng này.

Theo dự kiến tới 2015, doanh thu từ dịch vụ "nghe - gọi" sẽ nhỏ hơn 50% tổng doanh thu của Viettel trên toàn cầu.
Nhà mạng quân đội cũng đặt ra tham vọng sẽ giải quyết câu chuyện băng rộng cho mọi người người dân Việt Nam vào năm 2018. Khi đó, mỗi 1 gia đình sẽ có 1 đường truyền tốc độ cao 100MB/s và mỗi cá nhân sẽ sở hữu 1 kho lưu trữ dữ liệu là 100GB. Hiện nay bên cạnh Viettel, một số nhà mạng khác cũng đang từng bước thực hiện việc này.
Tuy nhiên để hiện thực hóa tham vọng trên, đồng thời cũng là bước đột phá giúp viễn thông Việt Nam tiến bằng với các nước tiên tiến trên thế giới, nhà mạng cũng cần nhiều sự trợ giúp từ Chính phủ. Ngoài việc mở rộng tần số dành cho mạng 3G thì kinh phí cũng là vấn đề cần được quan tâm và cần được trợ giúp.
Thiết bị đầu cuối như smartphone, máy tính bảng ... sẽ là yếu tố quyết định để hình thành nên "mạng thông tin quốc gia". Nếu muốn đẩy nhanh tiến trình này, thì giá của chúng phải đạt mức 20 USD, qua đó giúp ai cũng có thể mua được.

Mặc dù vậy, theo dự đoán tới 2014, mức giá này chỉ đạt được ở tầm 30 - 35 USD. Để hạ xuống con số 20 USD, sẽ cần sự trợ giúp về mặt tài chính đến từ Chính phủ. 
Ông Hùng cũng đưa ra minh chứng về việc nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu thực hiện qua trình chuyển đổi này. Tại Úc, do muốn đẩy nhanh quá trình chuyển sang "nhà cung cấp dịch vụ", Chính phủ nước này đã tự đứng ra làm hạ tầng, không cho nhà mạng thực hiện việc này. Qua đó bắt buộc nhà mạng phải chuyển đổi nhanh hơn để thành  "nhà cung cấp dịch vụ".

Hà Thanh

Bình luận
vtcnews.vn