Bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé H.N.L. (2 tuổi, ở Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng sốt liên tiếp 3 ngày, cơ thể nổi mụn viêm loét da dày, ở nhà đã dùng thuốc không đỡ.
Gia đình bé cho biết, bé ở nhà với bà, gần đây cơ thể xuất hiện nốt mẩn đỏ nên gia đình lấy lá thuốc các loại tắm cho bé khiến bệnh nặng hơn, bé bị viêm da mủ nặng.
Kết quả khám lâm sàng cho thấy, trẻ bị tổn thương da, đỏ, đau rát, có bọng nước lan tỏa toàn thân; xuất hiện bong trợt da nhiều ở vùng, nhiều dịch mủ chảy ra.
Không những thể, 2 mắt trẻ cũng tăng tiết nhiều dịch đục bẩn, mi mắt sưng nề, giác mạc kém, 2 tai bọng nhiều mủ. Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị hội chứng bong vẩy da do tụ cầu và chỉ định nhập viện điều trị.
Tại khoa các bệnh nhiệt đới, trẻ được khám da, mắt, răng hàm mặt và chỉ định dùng kháng sinh chống viêm, truyền dịch, tắm nước muối sinh lý ngày 2 lần, dùng gạc đắp da toàn thân trong 10 phút ngày 3 lần.
Hiện tại sức khỏe của bé tạm ổn định và bé vẫn được chăm sóc vệ sinh da hàng ngày. Dự kiến cháu bé này phải điều trị liên tục trong khoảng 10 ngày mới được ra viện.
Bác sĩ Đỗ Thị Phượng cho biết: Hội chứng bong vẩy da do tụ cầu (4s) là bệnh nhiễm trùng da cấp tính gây nên do ngoại độc tố của tụ cầu, làm cho đỏ da, phỏng nước, bong vẩy da lan toả toàn thân, bệnh có thể gây nhiễm trùng toàn thân khi đó trẻ có biểu hiện sốt không kịp thời điều trị bệnh trẻ sẽ có nguy cơ mất mạng.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân, người nhà của trẻ mắc bệnh không nên tắm lá cho trẻ nếu không biết rõ loại lá và tính chất của lá, tránh tình trạng lở loét, nhiễm trùng nhiễm độc do lá không vệ sinh hoặc có chứa chất ảnh hưởng sức khỏe.
Video: Thực hư ăn cháo gan dê, cháo hoa cúc chữa cận thị
Bình luận