Trong một bản báo cáo được công bố trong ngày thứ Ba, UBS khuyến cáo việc giá nhà tại các thành phố lớn ở Trung Quốc tăng quá nhanh và mạnh đang khiến bong bóng bất động sản Trung Quốc được bơm phồng lên tới điểm bùng nổ.
“Đà tăng tài sản mạnh hơn kéo dài đến năm 2017 có thể gia tăng nguy cơ tạo nên chu kỳ suy giảm sau đó. Các nhà đầu tư nên theo sát việc bán tài sản, bắt đầu tài sản mới và đầu tư tài sản rủi ro tăng giá trong ngắn hạn. Điều này có thể gia tăng rủi ro giảm giá trung hạn” – Chuyên gia kinh tế Tao Wang của UBS phân tích.
Theo Wang, lượng tiêu thụ nhà tại Trung Quốc trong năm 2016 tăng trưởng đã tăng 25% theo năm. Năm ngoái, giá nhà bắt đầu tăng 12% sau 2 năm suy giảm. Trong đó, tại một vài thành phố lớn, giá nhà còn tăng 30$, 40%, thậm chí tới 50%. Trong khi đó, tại các thành phố nhỏ hơn, thị trường đang phải chống chọi với tình trạng dư cung nên giá nhà tăng trưởng chậm hơn.
Wang đánh giá giá nhà tăng giúp ổn định nhu cầu nội địa cũng như cả nền kinh tế. Tuy nhiên, con số tăng 30% từ đầu năm tới nay tại một số thành phố lớn đã gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách. Họ lo ngại rằng một bong bóng bất động sản khác đang sắp đến thời điểm phát nổ, đặc biệt trong bối cảnh khách hàng sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính (vay vốn mua nhà).
Theo đại lý bất động sản Knight Frank, tính tới tháng 3, trong tổng số 5 thành phố có tốc độ tăng giá nhà đất mạnh nhất thế giới, Trung Quốc góp mặt tới 4. Đó là Thâm Quyến, Thượng Hải, Nam Kinh và Bắc Kinh. Giá nhà tại các thành phố này tăng từ 17,6% tới 62,5%.
Giá bất động sản Trung Quốc phục hồi sau 2 năm Trung Quốc nới lỏng chính sách mua nhà. Trong năm 2014, đất nước đông dân nhất thế giới quyết định nới lỏng những chính sách mua nhà đã đưa ra trước đó.
Vì chính sách của Chính phủ tác động mạnh tới thị trường nên Wang khuyên các nhà đầu tư nên theo dõi những phản ứng của Chính phủ trước những dấu hiệu bong bóng bất động sản đang hình thành nhanh và mạnh.
Ông Wang phân tích đà tăng giá bất động sản đang lan tới ngày càng nhiều thành phố hơn. Vì vậy, Chính phủ có thể tác động giảm đòn bẩy tài chính, thắt chặt luồng vốn tích cực hơn để làm dịu đi cơn sốt giá.
Vấn đề các nhà kinh tế đặt ra là làm thế giới tốc độ tăng giá trên thị trường bất động sản phù hợp với tổng thể nền kinh tế nói chung. Hiện tại, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với tiêu chuẩn toàn cầu. GDP Trung Quốc được dự báo sẽ đạt 6,6% năm nay và chỉ 6,2% trong năm 2017.
Bình luận