Một nửa dân số thuộc diện nghèo, ngân sách eo hẹp, kinh tế khó khăn... tỉnh Lai Châu lấy nguồn nào để xây dựng sân bay lên tới 8.000 tỉ đồng?
Chuyện một tỉnh thuộc nhóm nghèo nhất nước như Lai Châu muốn xây sân bay khủng 8.000 tỉ đồng đang khiến dư luận hết sức quan tâm trong những ngày qua.
Trả lời trên báo chí trước thềm Hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu lần thứ nhất (diễn ra vào ngày 23/4), ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu đã đề xuất "xin" Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sớm cho xây dựng sân bay ở tỉnh này.
Cũng theo thông tin từ ông Chử, mặc dù hiện chưa có tổng mức đầu tư cho dự án này nhưng dự kiến tổng đầu tư sân bay sẽ vào khoảng 8.000 tỉ đồng.
Đề xuất này đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong 2 ngày qua, nhiều ý kiến trái chiều nhau đã xuất hiện liên quan đến việc nên hay không nên đồng thuận với siêu dự án này.
Lai Châu là một trong những địa phương khó khăn nhất cả nước, các chỉ số được thống kê trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 cho thấy rõ điều này.
Lai Châu là tỉnh vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, giao thương của địa phương. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh vẫn còn 3 xã chưa có đường ô tô, một số tuyến đường huyện, đường xã chất lượng xuống cấp.
Một số tuyến đường chưa có cầu gây khó khăn cho các phương tiện đi lại trong mùa mưa lũ. Do giao thông đi lại khó khăn, hoạt động sản xuất tại chỗ cũng như giao thương kém phát triển, kéo theo mức giá và chi phí sinh hoạt tăng cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cuối tháng 3 vừa qua, chỉ số sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2015 của Lai Châu lại cao nhất cả nước, ở mức 100,3%, con số này cho thấy chi phí sinh hoạt của Lai Châu thậm chí còn đắt đỏ hơn Hà Nội (ở mức 100%).
Trong đó, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, giao thông và thiết bị đồ dùng gia đình là 4 nhóm hàng có mức giá cao hơn từ 1 - 8%.
Đặc biệt, báo cáo thống kê cũng cho thấy Lai Châu có tỉỷ lệ hộ nghèo theo chỉ số cận nghèo đa chiều thuộc hàng cao nhất cả nước.
Tỉ lệ hộ nghèo theo cách tiếp cận này của Lai Châu khoảng 44% và khoảng 10% hộ cận nghèo, có nghĩa là 1/2 dân số Lai Châu đang trong diện nghèo.
Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2015 (theo cách tính cũ) là 20,48%, cao thứ 3 vùng Tây Bắc và thứ 3 của cả nước; có đến 6/7 huyện nghèo theo Quyết định 30a; đặc biệt 3/4 dân tộc ít người ở Lai Châu (La Hủ, Mảng, Cống) có tỷ lệ hộ nghèo lên tới 60%.
Với 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, toàn tỉnh có đến 33% dân số trên 15 tuổi chưa biết chữ. Đây là tỉ lệ thấp trong phổ cập giáo dục của đất nước.
Lai Châu cũng còn nhiều hạn chế, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế. Quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, GRDP năm 2015 đứng thứ 61/63 cả nước và chỉ bằng 44,5% bình quân vùng Tây Bắc.
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2015 đạt mức 18,2 triệu đồng, chỉ bằng 80% khu vực miền núi phía Bắc và 40% cả nước.
Thu ngân sách nhà nước 5 năm đạt 3.456 tỉ đồng (năm 2015 là 1.000 tỷ đồng), chỉ bằng 1/6 Lào Cai và 1/3 Sơn La, đứng thứ 62/63 tỉnh, thành trên cả nước.
Năng lực cạnh tranh của Lai Châu cũng thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng, chỉ số PCI năm 2015 xếp hạng 13/14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và 61/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nguồn: Bizlive
Chuyện một tỉnh thuộc nhóm nghèo nhất nước như Lai Châu muốn xây sân bay khủng 8.000 tỉ đồng đang khiến dư luận hết sức quan tâm trong những ngày qua.
Trả lời trên báo chí trước thềm Hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu lần thứ nhất (diễn ra vào ngày 23/4), ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu đã đề xuất "xin" Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sớm cho xây dựng sân bay ở tỉnh này.
Một góc thành phố Lai Châu. |
Cũng theo thông tin từ ông Chử, mặc dù hiện chưa có tổng mức đầu tư cho dự án này nhưng dự kiến tổng đầu tư sân bay sẽ vào khoảng 8.000 tỉ đồng.
Đề xuất này đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong 2 ngày qua, nhiều ý kiến trái chiều nhau đã xuất hiện liên quan đến việc nên hay không nên đồng thuận với siêu dự án này.
Lai Châu là một trong những địa phương khó khăn nhất cả nước, các chỉ số được thống kê trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 cho thấy rõ điều này.
Lai Châu là tỉnh vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, giao thương của địa phương. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh vẫn còn 3 xã chưa có đường ô tô, một số tuyến đường huyện, đường xã chất lượng xuống cấp.
Một số tuyến đường chưa có cầu gây khó khăn cho các phương tiện đi lại trong mùa mưa lũ. Do giao thông đi lại khó khăn, hoạt động sản xuất tại chỗ cũng như giao thương kém phát triển, kéo theo mức giá và chi phí sinh hoạt tăng cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cuối tháng 3 vừa qua, chỉ số sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2015 của Lai Châu lại cao nhất cả nước, ở mức 100,3%, con số này cho thấy chi phí sinh hoạt của Lai Châu thậm chí còn đắt đỏ hơn Hà Nội (ở mức 100%).
Trong đó, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, giao thông và thiết bị đồ dùng gia đình là 4 nhóm hàng có mức giá cao hơn từ 1 - 8%.
Đặc biệt, báo cáo thống kê cũng cho thấy Lai Châu có tỉỷ lệ hộ nghèo theo chỉ số cận nghèo đa chiều thuộc hàng cao nhất cả nước.
Tỉ lệ hộ nghèo theo cách tiếp cận này của Lai Châu khoảng 44% và khoảng 10% hộ cận nghèo, có nghĩa là 1/2 dân số Lai Châu đang trong diện nghèo.
Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2015 (theo cách tính cũ) là 20,48%, cao thứ 3 vùng Tây Bắc và thứ 3 của cả nước; có đến 6/7 huyện nghèo theo Quyết định 30a; đặc biệt 3/4 dân tộc ít người ở Lai Châu (La Hủ, Mảng, Cống) có tỷ lệ hộ nghèo lên tới 60%.
Với 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, toàn tỉnh có đến 33% dân số trên 15 tuổi chưa biết chữ. Đây là tỉ lệ thấp trong phổ cập giáo dục của đất nước.
Lai Châu cũng còn nhiều hạn chế, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế. Quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, GRDP năm 2015 đứng thứ 61/63 cả nước và chỉ bằng 44,5% bình quân vùng Tây Bắc.
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2015 đạt mức 18,2 triệu đồng, chỉ bằng 80% khu vực miền núi phía Bắc và 40% cả nước.
Thu ngân sách nhà nước 5 năm đạt 3.456 tỉ đồng (năm 2015 là 1.000 tỷ đồng), chỉ bằng 1/6 Lào Cai và 1/3 Sơn La, đứng thứ 62/63 tỉnh, thành trên cả nước.
Năng lực cạnh tranh của Lai Châu cũng thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng, chỉ số PCI năm 2015 xếp hạng 13/14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và 61/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nguồn: Bizlive
Bình luận