Chúng tôi tìm về xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước sau khi đọc lá thư của Nguyễn Thị Ngọc Như, cựu học sinh lớp 7C Trường THCS Bình Minh, gửi các thầy cô của mình.
Ngọc Như đã nghỉ học khi hoàn tất năm học 2012-2013. Từ đó đến nay, em làm công việc bóc tách hạt điều tại xưởng điều cách nhà 2km. Cởi bỏ găng tay, tạp dề, Như lau mồ hôi và từ tốn chia sẻ câu chuyện của mình.
Từ một học sinh giỏi suốt 7 năm liền...
Khi Như còn nhỏ, ba mẹ đã ly hôn. Như sống với bà ngoại 70 tuổi và người em họ tên Tú. Vào lớp 1, Như tập tành giúp bà ngoại làm việc nhà, chăm sóc em. Mùa hè đến, Như và Tú thường đi hái điều, hái cà phê mướn cho hàng xóm. Lớn hơn một chút, Như làm quen với công việc bóc tách hạt điều tại những xưởng gần nhà để kiếm thêm thu nhập và tiện trông nom bà.
Như bắt đầu vào lớp 5 cũng là lúc mắt ngoại yếu hẳn rồi không thấy gì nữa. Đồng thời, tiền hỗ trợ việc học từ mẹ cũng thưa thớt vì mẹ phải gồng mình, lo lắng nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Dần cảm được những khó khăn của gia đình, Như dành nhiều thời gian làm việc nhà, cùng người dì mất sức lao động thay phiên nhau chăm sóc ngoại.
Bên cạnh đó, Như vẫn nỗ lực học tập, tham gia nhiều cuộc thi và hoạt động các cấp. Kể chuyện, viết chữ đẹp, học sinh giỏi cấp huyện lớp 4, lớp 5, lớp 6 cho đến cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” do huyện tổ chức, cuộc thi nào Như cũng được nhà trường đề cử tham gia.
Như còn là thành viên tích cực trong phong trào văn nghệ, hoạt động Đội của trường, được nhiều học sinh biết đến. Không có điều kiện và thời gian như bạn bè, Như tranh thủ học bất cứ lúc nào rảnh, trao đổi với bạn bè, thầy cô khi không hiểu bài. Chưa bao giờ Như bỏ một buổi học nào vì đối với Như đi học là niềm vui, khát khao thay đổi cuộc đời.
Cùng với nỗ lực của Như là sự hỗ trợ của thầy cô tại những ngôi trường Như học. Thầy cô và bạn bè giúp Như tập sách, quần áo, quyên góp tiền để Như đi học nhưng mọi thứ chỉ cầm cự đến khi Như hoàn tất lớp 7. Bệnh tình của bà và dì trở nặng, không ai chăm sóc. Tú còn trong tuổi ăn, tuổi học. Như đành phải bỏ lỡ con đường của mình lao vào mưu sinh, nép mình với nước mắt mỗi khi thấy các bạn đến trường.
... Đến lao động chính trong gia đình
Như bắt đầu công việc bóc tách hạt điều từ cuối năm lớp 6. Khi còn đi học, tranh thủ những lúc rảnh Như và Tú thường vào xưởng làm việc. Đến khi nghỉ học, Như đều đặn thức dậy lúc 5g30 sáng để lo cơm nước cho bà, sau đó em đi làm đến 17g30 mới về nhà.
Công việc bóc tách hạt điều không khó nhưng người làm phải thường xuyên bao bọc tay chân kỹ lưỡng, nếu sơ suất để nhựa điều dính vào da sẽ bị phỏng, lở.
Hằng ngày Như bóc tách được khoảng 11kg điều loại C với giá 10.000 đồng/kg. Với thu nhập gần 3 triệu đồng/tháng, Như thường dùng để trang trải nhu yếu phẩm trong gia đình như gạo, thức ăn hằng ngày, thuốc men cho bà ngoại. Số tiền còn dư Như để dành đóng học phí cho Tú và chỉ xài cho bản thân mình chưa đến 100.000 đồng/tháng.
Chị Nguyễn Thị Chín, người hàng xóm và cũng là đồng nghiệp của Như tại xưởng điều, nói: “Như rất dễ thương, thiệt thà, ngoan ngoãn. Mọi người xung quanh rất thương nhưng ai cũng có hoàn cảnh nên chỉ giúp được một lúc nào đó. Cả xóm đều biết Như chăm chỉ, giỏi giang nhưng vì gia đình quá khó khăn đành phải nghỉ học”.
“Em rất muốn đi học lại vì từ trước đến nay ước mơ của em là được đến trường. Sau khi học xong em sẽ tìm một việc làm ổn định hơn để lo cho gia đình, phụ mẹ lo cho em Tú. Nếu cứ như bây giờ em sợ Tú sẽ dang dở như em” - Như chia sẻ ước mơ của mình khi mắt đỏ hoe, vội vàng trở về bàn làm việc.
Theo Mỹ Duyên/ Tuổi trẻ
Ngọc Như đã nghỉ học khi hoàn tất năm học 2012-2013. Từ đó đến nay, em làm công việc bóc tách hạt điều tại xưởng điều cách nhà 2km. Cởi bỏ găng tay, tạp dề, Như lau mồ hôi và từ tốn chia sẻ câu chuyện của mình.
Ngọc Như làm việc tại xưởng điều |
Khi Như còn nhỏ, ba mẹ đã ly hôn. Như sống với bà ngoại 70 tuổi và người em họ tên Tú. Vào lớp 1, Như tập tành giúp bà ngoại làm việc nhà, chăm sóc em. Mùa hè đến, Như và Tú thường đi hái điều, hái cà phê mướn cho hàng xóm. Lớn hơn một chút, Như làm quen với công việc bóc tách hạt điều tại những xưởng gần nhà để kiếm thêm thu nhập và tiện trông nom bà.
Như bắt đầu vào lớp 5 cũng là lúc mắt ngoại yếu hẳn rồi không thấy gì nữa. Đồng thời, tiền hỗ trợ việc học từ mẹ cũng thưa thớt vì mẹ phải gồng mình, lo lắng nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Dần cảm được những khó khăn của gia đình, Như dành nhiều thời gian làm việc nhà, cùng người dì mất sức lao động thay phiên nhau chăm sóc ngoại.
Bên cạnh đó, Như vẫn nỗ lực học tập, tham gia nhiều cuộc thi và hoạt động các cấp. Kể chuyện, viết chữ đẹp, học sinh giỏi cấp huyện lớp 4, lớp 5, lớp 6 cho đến cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” do huyện tổ chức, cuộc thi nào Như cũng được nhà trường đề cử tham gia.
Như còn là thành viên tích cực trong phong trào văn nghệ, hoạt động Đội của trường, được nhiều học sinh biết đến. Không có điều kiện và thời gian như bạn bè, Như tranh thủ học bất cứ lúc nào rảnh, trao đổi với bạn bè, thầy cô khi không hiểu bài. Chưa bao giờ Như bỏ một buổi học nào vì đối với Như đi học là niềm vui, khát khao thay đổi cuộc đời.
Cùng với nỗ lực của Như là sự hỗ trợ của thầy cô tại những ngôi trường Như học. Thầy cô và bạn bè giúp Như tập sách, quần áo, quyên góp tiền để Như đi học nhưng mọi thứ chỉ cầm cự đến khi Như hoàn tất lớp 7. Bệnh tình của bà và dì trở nặng, không ai chăm sóc. Tú còn trong tuổi ăn, tuổi học. Như đành phải bỏ lỡ con đường của mình lao vào mưu sinh, nép mình với nước mắt mỗi khi thấy các bạn đến trường.
... Đến lao động chính trong gia đình
Như bắt đầu công việc bóc tách hạt điều từ cuối năm lớp 6. Khi còn đi học, tranh thủ những lúc rảnh Như và Tú thường vào xưởng làm việc. Đến khi nghỉ học, Như đều đặn thức dậy lúc 5g30 sáng để lo cơm nước cho bà, sau đó em đi làm đến 17g30 mới về nhà.
Công việc bóc tách hạt điều không khó nhưng người làm phải thường xuyên bao bọc tay chân kỹ lưỡng, nếu sơ suất để nhựa điều dính vào da sẽ bị phỏng, lở.
Hằng ngày Như bóc tách được khoảng 11kg điều loại C với giá 10.000 đồng/kg. Với thu nhập gần 3 triệu đồng/tháng, Như thường dùng để trang trải nhu yếu phẩm trong gia đình như gạo, thức ăn hằng ngày, thuốc men cho bà ngoại. Số tiền còn dư Như để dành đóng học phí cho Tú và chỉ xài cho bản thân mình chưa đến 100.000 đồng/tháng.
Chị Nguyễn Thị Chín, người hàng xóm và cũng là đồng nghiệp của Như tại xưởng điều, nói: “Như rất dễ thương, thiệt thà, ngoan ngoãn. Mọi người xung quanh rất thương nhưng ai cũng có hoàn cảnh nên chỉ giúp được một lúc nào đó. Cả xóm đều biết Như chăm chỉ, giỏi giang nhưng vì gia đình quá khó khăn đành phải nghỉ học”.
“Em rất muốn đi học lại vì từ trước đến nay ước mơ của em là được đến trường. Sau khi học xong em sẽ tìm một việc làm ổn định hơn để lo cho gia đình, phụ mẹ lo cho em Tú. Nếu cứ như bây giờ em sợ Tú sẽ dang dở như em” - Như chia sẻ ước mơ của mình khi mắt đỏ hoe, vội vàng trở về bàn làm việc.
Theo Mỹ Duyên/ Tuổi trẻ
Bình luận