Sinh ra đã có 4 núm vú, lớn lên là 2 cặp "bồng đào" - sự khác lạ, kỳ quái bẩm sinh ấy đã khiến bà Trần Thị Thơm (60 tuổi, thôn Quang Biểu 1, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) bao năm phải vận lộn với cuộc sống quá nhiều trắc trở.
Bẩm sinh với “hai cặp bồng đào”
Theo từng bậc thang uốn lượn leo lên chùa Vĩnh Nghiêm, trước mắt chúng tôi là hình ảnh người phụ nữ đang lầm lũi cầm chiếc chổi xương dài cán quét lá đa rụng trước sân chùa. Nở nụ cười tươi, bà Thơm nhanh nhảu lên tiếng: “Mời mọi người vào vãn cảnh chùa!”, rồi bà ân cần rót nước mời khách với giọng nói hào sảng như lâu rồi mới được nói: “Chùa Vĩnh Nghiêm giờ này có mình tôi thôi”.
Qua lời chào hỏi, giới thiệu ban đầu, bà Thơm tỏ vẻ trầm buồn, còn chúng tôi cảm thấy hơi áy náy khi gạn hỏi về một chuyện buồn mà bấy lâu nay bà cất giấu. Không ai lên tiếng, một cái gì đó trĩu nặng kéo cả chủ và khách vào sự im lặng đến vài phút. Rồi bà Thơm lên tiếng: “Chuyện bẩm sinh kỳ dị của tôi bây giờ không còn là của riêng tôi nữa, mọi người nay đã hiểu và thông cảm cả”.
Không để phụ lòng khách, quay mặt nhìn xa xăm hướng ra nga ba sông rộng lớn trước mặt - nơi hợp lưu của dòng sông Bưởi và sông Mã, bà Thơm lần giở lại cuộc đời đã qua: Sinh ra trong một gia đình đông anh em, cuộc sống khốn khó khiến gia đình nghèo của bà luôn phải lo toan mưu sinh từng bữa.
Bà Thơm và cậu con trai thứ 3. |
Dẫu vậy, trong các anh chị em, bà lại là người may mắn được cắp sách tới trường, có thêm nhiều bạn bè đồng trang lứa. Nói rồi bà rưng rưng như tủi phận: “Cha mẹ thương tôi lắm! Có lẽ vì sự khác biệt bẩm sinh trên cơ thể mà cha mẹ cố gắng cho tôi đi học lấy tri thức để sau này biết tự lo cho bản thân”.
Khi còn nhỏ, bà không mấy khi để ý, quan tâm nhiều đến chuyện khác người trên cơ thể, chỉ đôi lần cô bé Thơm tò mò hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Sao con lại có 4 cái núm vú hả mẹ?". Khi ấy, mẹ ôm tôi vào lòng, rồi nói giọng khàn khàn - tôi biết mẹ đang khóc: "Con của mẹ sau này lớn lên sẽ còn hai núm vú như mẹ thôi!”.
Những tò mò thắc mắc của tôi mỗi ngày một nhiều hơn! Và rồi, điều gì đến cũng sẽ đến, mẹ lý giải sự khác biệt bẩm sinh của tôi rồi khuyên nhủ: Con hãy cố gắng học, rồi sau này lớn lên, cha mẹ tích góp tiền của đưa con đi chữa bệnh, phẫu thuật là con sẽ trở lại bình thường”.
Những tò mò thắc mắc của tôi mỗi ngày một nhiều hơn! Và rồi, điều gì đến cũng sẽ đến, mẹ lý giải sự khác biệt bẩm sinh của tôi rồi khuyên nhủ: Con hãy cố gắng học, rồi sau này lớn lên, cha mẹ tích góp tiền của đưa con đi chữa bệnh, phẫu thuật là con sẽ trở lại bình thường”.
Tuy nhiên, mỗi ngày qua đi, đứa bé Thơm năm nào đã dần trở thành một người thiếu nữ xinh đẹp, điều trăn trở bao lâu nay đã thành bi kịch khi cô hiểu ra rằng: Những điều mong mỏi đó là không thể. Bố mẹ lo bữa ăn hàng ngày đã khó thì tiền đâu mà đi chữa bệnh?
Mặc dù, bạn bè không ai biết chuyện dị lạ trên cơ thể của bà, nhưng sự mặc cảm thì mỗi ngày một lớn. Tuổi cập kê, bạn bè ai cũng có đôi có lứa, còn bà thì luôn tìm cách tránh né những mối tình. “Làm sao dám nhận lời ai! Họ biết thì chắc họ sẽ bỏ, họ bỏ lại kể đến tai người này, người nọ… Tôi sợ nên chỉ lủi thủi một mình” - bà Thơm thở dài.
Mặc dù, bạn bè không ai biết chuyện dị lạ trên cơ thể của bà, nhưng sự mặc cảm thì mỗi ngày một lớn. Tuổi cập kê, bạn bè ai cũng có đôi có lứa, còn bà thì luôn tìm cách tránh né những mối tình. “Làm sao dám nhận lời ai! Họ biết thì chắc họ sẽ bỏ, họ bỏ lại kể đến tai người này, người nọ… Tôi sợ nên chỉ lủi thủi một mình” - bà Thơm thở dài.
Câu chuyện tình cổ tích
Kể tiếp câu chuyện, bà Thơm cho biết, cuộc đời bà như rẽ sang một con hướng khác khi bà viết đơn tự nguyện lên đường nhập ngũ. Cả gia đình ai cũng bất ngờ. Tuy nhiên, quyết là làm. Bà những tưởng chiến tranh sẽ làm bà quên đi tất cả những mặc cảm, tự ti và dù có nằm lại nơi chiến trường cũng là sự hy sinh có ích cho tổ quốc. Nhưng cả chiến tranh ác liệt cũng không đủ sức làm thay đổi cuộc đời bà. Đất nước bước vào thời bình, bà trở lại với quê nhà khi 21 tuổi.
"Đang là bộ đội Trường Sơn, tôi nhận tin thư bố ốm nặng, tôi xin phép đơn vị trở về nhà. Nhưng sự thật không phải như vậy, gia đình ép gả tôi cho một thanh niên làng bên", bà kể. Không muốn có một cuộc tình do người khác sắp đặt, nhưng khi ấy cái tục "mẹ cha đặt đâu" con cái đâu dám trái. Một đám cưới diễn ra chóng vánh để rồi cuộc hôn nhân ấy cũng chỉ kéo dài được nửa ngày thì kết thúc với lý do đơn giản là không có tình yêu, và tất nhiên là có cả nguyên nhân về 2 cặp "bồng đào" nữa...
“Những ngày sau đó, tôi không dám tin có người đàn ông nào đó hiểu và cảm thông cho tôi. Tất cả những hy vọng, viễn cảnh về một cuộc sống gia đình đã hoàn toàn sụp đổ trong tôi khi tôi chưa kịp cảm nhận về nó!” - bà Thơm kể.
Khi mọi người đang yên lặng lắng nghe câu chuyện cuộc đời bà thì tiếng gọi “Bà nó ơi!". Một người đàn ông dáng người nhỏ thó, da ngăm đen cùng bộ râu dài xuất hiện. "Ông chồng tôi đấy! Ông ơi, nay nhà mình có khách", bà đáp lời.
Ông Bích - tên người chồng - ngồi xuống cạnh chúng tôi, trong khi bà Thơm tiếp câu chuyện: “Năm 1977, tốt nghiệp ra trường, tôi làm dịch vụ viên tại cửa hàng bách hóa tổng hợp của huyện Vĩnh Lộc. Anh Bích hơn tôi 6 tuổi, người ở xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, là một thương binh và công tác trong ngân hàng huyện, có tình ý với tôi. Sau nhiều lần gặp mặt, nói chuyện rồi cảm thông cho nhau, chúng tôi đã quyết định gắn bó”.
“Ban đầu, tôi không dám hé lộ ra sự kỳ dị trên “đôi gò bồng đảo” của mình và cả việc tôi đã từng có một cuộc hôn nhân dang dở, dù chưa có đêm tân hôn. Nhưng rồi cảm thấy không nên giấu giếm, tôi đã mạnh dạn chia sẻ tất cả” – bà Thơm nhìn chồng rồi kể.
Ông Bích tiếp lời: “Tôi nghe người yêu kể về sự kỳ lạ trên cơ thể cô ấy, lúc đầu tôi không tin nhưng lạ là khi ấy tôi không thấy sợ hãi, hay giận hờn gì cô ấy mà lại thấy yêu và thương Thơm nhiều hơn. Tôi yêu sự chân thật của Thơm, Thơm không giấu giếm mà đã trải lòng về những tủi thẹn cũng như sự long đong, lận đận trong tình duyên. Vì tình yêu, tôi cùng Thơm vượt qua những rào cản ấy và chúng tôi quyết định kết hôn với nhau sau đó một năm”.
Đến nay, hai vợ chồng bà vẫn sống tình cảm, mặn nồng, vui vẻ và hạnh phúc với 3 người con trai và 1 cô con gái út. Thắc mắc chuyện sau khi sinh, con cái có gặp khó khăn về vấn đề sữa mẹ hay không, bà Thơm vui vẻ cho biết: “Tôi nuôi con hoàn toàn bằng sữa của chính mình, chủ yếu bằng hai bầu vú chính, còn hai bầu vú phụ cũng có sữa nhưng ít”.
Hai vợ chồng bà Thơm trao đổi cùng phóng viên. |
Cái duyên cửa thiền
Bà Thơm cho biết, kể từ năm bà 30 tuổi trở đi, bà nhận ra mình có duyên với cửa thiền. Hơn 10 năm, bà đến phục vụ, dọn dẹp tại chùa Thông (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc) cũng là quãng thời gian bà lặn lội một mình đạp xe đi khuyến thiện, vận động người dân đóng góp xây dựng chùa. Theo lời kể của người làng Quang Biểu, khi xưa, chùa Vĩnh Nghiêm khang trang to rộng và được xem là ngôi chùa thờ Phật lớn nhất toàn huyện.
Thế nhưng, sau một trận hoả hoạn, toàn bộ ngôi chùa đã bị thiêu rụi. Lúc này, một số tăng ni phật tử đã dựng lại một ngôi chùa nhỏ mới để hương nhang. Nhưng được một thời gian, không hiểu vì lý do gì tất cả tăng ni, phật tử lại bỏ đi nơi khác. Thời điểm bà Thơm ngang qua ngôi chùa Vĩnh Nghiêm vào những năm 2007, khu di tích này còn rất hoang vu, cỏ cây mọc um tùm, duy chỉ còn lại chút dấu tích của móng nhà xưa để lại.
Tin vào căn duyên của bà với cửa thiền, người chồng đầu ấp tay gối của bà đã đồng ý cho bà thường xuyên qua lại nơi đây để dọn dẹp, nhang hương. Sau nhiều năm vận động, nhận được sự đóng góp của những nhà hảo tâm, sự giúp đỡ của chính quyền cấp ngành xây dựng, hai vợ chồng bà đã hoàn thiện toàn bộ khuôn viên di tích gồm 4 ngôi nhà thờ tự, một ngôi nhà khách 2 tầng, một ngôi nhà bếp cùng các công trình phụ.
Câu chuyện đạp xe đạp đi vận động xây chùa Vĩnh Nghiêm của vợ chồng bà Thơm có lẽ không có gì quá đặc biệt nếu như bà là tăng ni phật tử. Thế nhưng, thực tế bà chỉ là một người trần mắt thịt, thậm chí cơ thể còn có chút khác biệt so với người thường.
Để có được một ngôi chùa khang trang, to đẹp như ngày nay, bà Thơm đã cùng chồng trên chiếc xe đạp suốt 7 năm ngược xuôi đi vận động. Không tranh công, kể lợi, bà nói rằng, kết quả ấy là công sức của tất cả mọi người, của tập thể, chính quyền..., còn bà chỉ là người có cơ duyên và thực hiện bổn phận mà phật tử giao phó.
Để có được một ngôi chùa khang trang, to đẹp như ngày nay, bà Thơm đã cùng chồng trên chiếc xe đạp suốt 7 năm ngược xuôi đi vận động. Không tranh công, kể lợi, bà nói rằng, kết quả ấy là công sức của tất cả mọi người, của tập thể, chính quyền..., còn bà chỉ là người có cơ duyên và thực hiện bổn phận mà phật tử giao phó.
Ông Trần Trọng Kim - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hoà - khẳng định: “Cũng nhờ công sức đóng góp của vợ chồng bà Thơm, đến nay, quần thể di tích gồm đình - phủ - chùa ngày càng được tôn tạo quan tâm. Trong đó, chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận di tích cấp tỉnh”.
Bà Thơm cho hay, đã có nhiều nhà sư về và lưu lại để thực hiện bổn phận thờ tự, nhang hương phát triển nhà chùa. Thế nhưng điều kỳ lạ là họ đều đã dời đi nơi khác, không ai có cơ duyên ở lại ngôi chùa này ngoài bà. Đó là sư thầy Hải từ chùa Thông sang, sư bác Nga, cho đến sư thầy từ trong miền Nam ra… Hiện giờ chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận là di tích văn hoá nhưng cũng chỉ có mình bà trông coi, nhang khói.
Bà Thơm cho hay, đã có nhiều nhà sư về và lưu lại để thực hiện bổn phận thờ tự, nhang hương phát triển nhà chùa. Thế nhưng điều kỳ lạ là họ đều đã dời đi nơi khác, không ai có cơ duyên ở lại ngôi chùa này ngoài bà. Đó là sư thầy Hải từ chùa Thông sang, sư bác Nga, cho đến sư thầy từ trong miền Nam ra… Hiện giờ chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận là di tích văn hoá nhưng cũng chỉ có mình bà trông coi, nhang khói.
Theo LĐ
Bình luận