"Học sinh giỏi về kiến thức - năng lực, Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Xuất sắc môn Toán"... là những dòng chữ "lạ lẫm" ghi trong Giấy khen với nhiều phụ huynh.
Cầm trên tay tờ giấy khen cuối học kỳ I của con, một phụ huynh giật mình vì dòng chữ: “Đạt danh hiệu Học sinh giỏi về kiến thức – năng lực”. Trước đây, phụ huynh chỉ thấy Giấy khen ghi “Đạt danh hiệu Học sinh Tiên tiến”, “Đạt danh hiệu Học sinh Giỏi” mà không thấy ghi thông tin như trên bao giờ cả.
Hóa ra đây là cách ghi Giấy khen mới của nhà trường sau khi có Công văn số 39/ BGDĐT-GDTH ngày 6/1/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
Theo đó, việc khen thưởng học sinh cuối học kì I và cuối năm học về một trong ba nội dung đánh giá (Theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT) trở lên như Khen thưởng về các môn học, Khen thưởng về năng lực, phẩm chất. Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định.
Nếu như trước đây, việc ghi vào Giấy khen phụ thuộc vào kết quả học tập (học lực) là chính thì giờ đây, việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.
Chính vì thế mới dẫn đến thực trạng Giấy khen mỗi trường một kiểu không giống nhau.
Một giáo viên tiểu học ở Hà Nội chia sẻ, trường mình vừa kết thúc chương trình học kì I và có ghi vào Giấy khen tặng cho học sinh theo các nội dung tương ứng như sau: “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của học sinh”; “Hoàn thành tốt nhiệm vụ của học sinh” hay “Hoàn thành nhiệm vụ của học sinh”. Hiểu nôm na như trước đây, xuất sắc tương đương với điểm 9,10; tốt tương đương với 7,8; hoàn thành không thôi thì tương đương với 5,6.
Cũng có trường ghi vào Giấy khen: Đạt danh hiệu “xuất sắc toàn diện”, xuất sắc môn Toán”, “xuất sắc môn Tiếng Việt”… Theo một giáo viên giải thích về cách ghi này như sau: “Nếu học sinh đạt hết cả ba mặt kiến thức, kĩ năng; năng lực; phẩm chất sẽ được khen xuất sắc toàn diện, còn chỉ nổi bật một trong ba mặt này thì có thể khen từng mặt”.
Một phụ huynh đánh giá về cách ghi Giấy khen kiểu mới này rằng, hai học sinh có lực học như nhau nhưng ở hai trường khác nhau sẽ có Giấy khen được ghi khác nhau, tùy thuộc vào quy định của Hiệu trưởng trường đó.
Cũng có phụ huynh đánh giá mặt tích cực của việc ghi Giấy khen theo cách làm mới này khi cho rằng: “Một học sinh không giỏi, không có nhiều năng lực nổi trội nhưng có những phẩm chất tốt như hay giúp đỡ mọi người, tương thân tương ái, nhặt được của rơi trả người đánh mất… Chẳng lẽ em học sinh này không đáng được khen? Theo tôi là nên khen để các em khác học tập và để chính bản thân em đó cũng nhận thức được việc làm của mình là tốt, được thầy cô ghi nhận”.
“Mỗi học sinh đều có điểm mạnh và điểm yếu, có những học sinh không giỏi về kiến thức nhưng lại trội về phẩm chất, lâu nay đánh giá học sinh hay nhìn nhận về giỏi Toán, Tiếng Việt mà ít quan tâm tới những yếu tố khác, quan trọng làm thế nào để trẻ tự tin, hòa nhập tốt, biết giúp đỡ mọi người”. – một phụ huynh khác cho ý kiến.
Tuy nhiên, không phải không có băn khoăn “Nội dung trên giấy khen phải ghi như thế nào cho chính xác, hợp lý, nếu chung chung sẽ khó hiểu. Đa dạng hóa giấy khen nhưng tất cả phải vì sự tiến bộ của học sinh”.
Theo GDVN
Cầm trên tay tờ giấy khen cuối học kỳ I của con, một phụ huynh giật mình vì dòng chữ: “Đạt danh hiệu Học sinh giỏi về kiến thức – năng lực”. Trước đây, phụ huynh chỉ thấy Giấy khen ghi “Đạt danh hiệu Học sinh Tiên tiến”, “Đạt danh hiệu Học sinh Giỏi” mà không thấy ghi thông tin như trên bao giờ cả.
Hóa ra đây là cách ghi Giấy khen mới của nhà trường sau khi có Công văn số 39/ BGDĐT-GDTH ngày 6/1/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
Phụ huynh bất ngờ với những dòng chữ được ghi trong Giấy khen của học sinh tiểu học. Nguồn ảnh: fb Trang Nguyen |
Nếu như trước đây, việc ghi vào Giấy khen phụ thuộc vào kết quả học tập (học lực) là chính thì giờ đây, việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.
Chính vì thế mới dẫn đến thực trạng Giấy khen mỗi trường một kiểu không giống nhau.
Một giáo viên tiểu học ở Hà Nội chia sẻ, trường mình vừa kết thúc chương trình học kì I và có ghi vào Giấy khen tặng cho học sinh theo các nội dung tương ứng như sau: “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của học sinh”; “Hoàn thành tốt nhiệm vụ của học sinh” hay “Hoàn thành nhiệm vụ của học sinh”. Hiểu nôm na như trước đây, xuất sắc tương đương với điểm 9,10; tốt tương đương với 7,8; hoàn thành không thôi thì tương đương với 5,6.
Cũng có trường ghi vào Giấy khen: Đạt danh hiệu “xuất sắc toàn diện”, xuất sắc môn Toán”, “xuất sắc môn Tiếng Việt”… Theo một giáo viên giải thích về cách ghi này như sau: “Nếu học sinh đạt hết cả ba mặt kiến thức, kĩ năng; năng lực; phẩm chất sẽ được khen xuất sắc toàn diện, còn chỉ nổi bật một trong ba mặt này thì có thể khen từng mặt”.
Một phụ huynh đánh giá về cách ghi Giấy khen kiểu mới này rằng, hai học sinh có lực học như nhau nhưng ở hai trường khác nhau sẽ có Giấy khen được ghi khác nhau, tùy thuộc vào quy định của Hiệu trưởng trường đó.
Cũng có phụ huynh đánh giá mặt tích cực của việc ghi Giấy khen theo cách làm mới này khi cho rằng: “Một học sinh không giỏi, không có nhiều năng lực nổi trội nhưng có những phẩm chất tốt như hay giúp đỡ mọi người, tương thân tương ái, nhặt được của rơi trả người đánh mất… Chẳng lẽ em học sinh này không đáng được khen? Theo tôi là nên khen để các em khác học tập và để chính bản thân em đó cũng nhận thức được việc làm của mình là tốt, được thầy cô ghi nhận”.
“Mỗi học sinh đều có điểm mạnh và điểm yếu, có những học sinh không giỏi về kiến thức nhưng lại trội về phẩm chất, lâu nay đánh giá học sinh hay nhìn nhận về giỏi Toán, Tiếng Việt mà ít quan tâm tới những yếu tố khác, quan trọng làm thế nào để trẻ tự tin, hòa nhập tốt, biết giúp đỡ mọi người”. – một phụ huynh khác cho ý kiến.
Tuy nhiên, không phải không có băn khoăn “Nội dung trên giấy khen phải ghi như thế nào cho chính xác, hợp lý, nếu chung chung sẽ khó hiểu. Đa dạng hóa giấy khen nhưng tất cả phải vì sự tiến bộ của học sinh”.
Theo GDVN
Bình luận