Lá đơn viết ngày 15/7 này của người tự xưng là “Đại diện cho những người trực tiếp thi công đường ống nước Sông Đà” tố cáo những sai phạm của Dự án Nhà máy nước Sông Đà, kể ra một số vi phạm.
Lá đơn tố cáo lãnh đạo Vinaconex
Theo nguồn tin của NTNN, khoảng 8h30 sáng 29/7, tại trụ sở Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) ở số 34 Láng Hạ, Hà Nội, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) Bộ Công an đã đọc quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Điều 229 Bộ luật Hình sự - “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinaconex.
Được biết, vụ án này có liên quan tới dự án xây dựng Nhà máy Nước sông Đà do Vinaconex làm chủ đầu tư, cụ thể là liên quan tới sự cố đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Thủ đô vỡ tới 9 lần trong 3 năm qua, khiến cuộc sống của hơn 7 vạn hộ dân khốn đốn vì không có nước sinh hoạt.
Được biết, gói thầu thi công đường ống truyền tải số 1 cấp nước sông Đà về Hà Nội do Vinaconex làm chủ đầu tư, có 4 công ty thành viên của Vinaconex tham gia thi công gồm các công ty cổ phần xây dựng số 6, 7, 11, 12.
Trước khi có quyết định khởi tố điều tra khoảng 1 tuần, nhiều cơ quan báo chí đã nhận được đơn khiếu kiện gửi các lãnh đạo của nhiều cơ quan chức năng như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, UBND TP.Hà Nội và các cơ quan báo chí.
Lá đơn viết ngày 15/7 này của người tự xưng là “Đại diện cho những người trực tiếp thi công đường ống nước sông Đà” tố cáo những sai phạm của Dự án Nhà máy Nước sông Đà, kể ra một số vi phạm như: Sai phạm về khâu thiết kế (khảo sát qua loa, số liệu không chính xác để làm thủ tục thanh toán lấy tiền chia nhau); ống nước được sản xuất ra không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn được nghiệm thu vì là nhà máy của Vinaconex đầu tư và có ăn chia khi cung cấp sản phẩm; các đơn vị giao khoán phải nộp hoa hồng lại cho công ty mà không có hóa đơn chứng từ… (?!)
Lá đơn này cũng chỉ đích danh một số lãnh đạo của Vinaconex cũng như Ban quản lý dự án Nhà máy Nước Sông Đà có liên quan tới các sai phạm trên.
Nhằm xác minh thông tin thực hư từ lá đơn tố cáo nặc danh này, những ngày qua, phóng viên NTNN đã cố liên lạc với lãnh đạo Vinaconex và may mắn một lần trong số đó vào chiều 28/7, ông Vũ Quý Hà - Tổng Giám đốc Vinaconex đã bắt máy và yêu cầu phóng viên điện thoại cho ông Sơn - phụ trách truyền thông của Tổng Công ty để đặt lịch làm việc.
Điện thoại cho ông Sơn ngay sau đó, ông bắt máy và cho biết đang họp, gọi lại sau. Tuy nhiên từ lúc đó tới tối 29/7, ông Sơn đều không nghe điện thoại của phóng viên.
Tiền làm đường ống là của Vinaconex
Trong buổi giao ban báo chí Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 29/7, ngay sau khi có thông tin về việc khởi tố vụ án vỡ đường ống nước sông Đà, phóng viên NTNN đã đặt câu hỏi với đại diện của Thành ủy và UBND TP.Hà Nội: “Quan điểm của Hà Nội về việc việc Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước sông Đà? Cơ quan, đơn vị nào sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này?”.
Trả lời câu hỏi, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết: “Tuyến đường cấp nước này hoàn toàn do vốn doanh nghiệp bỏ ra (và đi vay) để đầu tư chứ không phải tiền ngân sách. Vinaconex sản xuất hàng hóa là nước và bán, còn TP.Hà Nội là bên mua. Khi xảy ra sự cố vỡ đường ống nước nhiều lần, theo đề nghị của Bộ Xây dựng cũng như cam kết của Vinaconex, thậm chí cả ý kiến của Thủ tướng Chính phủ từ trước, Hà Nội đã xem xét kỹ về việc để Vinaconex tiếp tục thi công giai đoạn 2 đường ống dẫn nước sông Đà”.
Giải thích về việc vì sao vẫn chọn Vinaconex là đơn vị thi công, ông Thịnh cho rằng: “Vinaconex là đơn vị duy nhất tổ chức cấp nước từ sông Đà về Hà Nội. Trong quá trình đầu tư, họ đã có nhiều kinh nghiệm. Vỡ đường ống là sự cố ngoài mong muốn. Trước yêu cầu về sử dụng nước sạch, Hà Nội đã yêu cầu Vinaconex khi cung cấp nước phải thực hiện hợp đồng đã ký. Trách nhiệm này Bộ Xây dựng đã có văn bản thông báo chính thức. Nếu Vinaconex không làm được, thành phố sẽ làm và mua nước từ đầu nguồn ở sông Đà”.
Ông Phan Đăng Long - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết thêm: “Báo chí đã nêu rất nhiều về việc tại sao Hà Nội vẫn tiếp tục giao cho Vinaconex làm. Ở đây, có một phần lỗi từ thành phố cũng như Vinaconex khi thông tin không rành mạch, dẫn tới việc báo chí hiểu sai”.
Theo ông Long, việc thành phố đầu tư đường ống nước sông Đà là không đơn giản. Sau khi xảy ra sự cố, qua xem xét, lãnh đạo thành phố đã chấp thuận, tạo điều kiện cho Vinaconex triển khai sớm giai đoạn 2, nâng tổng lưu lượng nước lên 600.000m3/ngày đêm.
“Thành phố đã dự định thi công đường ống bằng tiền ngân sách “cấp cứu” nhưng bây giờ không làm nữa mà để cho Vinaconex thi công. Đây là tiền của Vinaconex nên họ thi công là hoàn toàn hợp lý chứ thành phố không phải chi đồng nào. Còn về việc Bộ Công an khởi tố vụ án, Vinaconex phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cổ đông của mình” - ông Long khẳng định.
Ngày 29/7, Vinaconex đã có văn bản công bố thông tin về Quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan CSĐT Bộ Công an. Theo đó, Vinaconex đang phối hợp chặt chẽ với Cơ quan CSĐT để báo cáo, giải trình và làm rõ hơn các nội dung có liên quan đến tuyến ống truyền tải nước sạch sông Đà (giai đoạn 1) theo yêu cầu. Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của Vinaconex vẫn diễn ra bình thường.
» Vỡ ống nước Sông Đà: Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc
» Sau 'thảm họa' vỡ ống, Hà Nội vẫn chọn 'người cũ' xây đường ống mới
» Vỡ ống nước sông Đà: Xứng đáng ghi danh kỷ lục Guiness
Theo Dân Việt
Theo nguồn tin của NTNN, khoảng 8h30 sáng 29/7, tại trụ sở Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) ở số 34 Láng Hạ, Hà Nội, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) Bộ Công an đã đọc quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Điều 229 Bộ luật Hình sự - “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinaconex.
Được biết, vụ án này có liên quan tới dự án xây dựng Nhà máy Nước sông Đà do Vinaconex làm chủ đầu tư, cụ thể là liên quan tới sự cố đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Thủ đô vỡ tới 9 lần trong 3 năm qua, khiến cuộc sống của hơn 7 vạn hộ dân khốn đốn vì không có nước sinh hoạt.
Được biết, gói thầu thi công đường ống truyền tải số 1 cấp nước sông Đà về Hà Nội do Vinaconex làm chủ đầu tư, có 4 công ty thành viên của Vinaconex tham gia thi công gồm các công ty cổ phần xây dựng số 6, 7, 11, 12.
Trước khi có quyết định khởi tố điều tra khoảng 1 tuần, nhiều cơ quan báo chí đã nhận được đơn khiếu kiện gửi các lãnh đạo của nhiều cơ quan chức năng như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, UBND TP.Hà Nội và các cơ quan báo chí.
Lá đơn viết ngày 15/7 này của người tự xưng là “Đại diện cho những người trực tiếp thi công đường ống nước sông Đà” tố cáo những sai phạm của Dự án Nhà máy Nước sông Đà, kể ra một số vi phạm như: Sai phạm về khâu thiết kế (khảo sát qua loa, số liệu không chính xác để làm thủ tục thanh toán lấy tiền chia nhau); ống nước được sản xuất ra không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn được nghiệm thu vì là nhà máy của Vinaconex đầu tư và có ăn chia khi cung cấp sản phẩm; các đơn vị giao khoán phải nộp hoa hồng lại cho công ty mà không có hóa đơn chứng từ… (?!)
Lá đơn này cũng chỉ đích danh một số lãnh đạo của Vinaconex cũng như Ban quản lý dự án Nhà máy Nước Sông Đà có liên quan tới các sai phạm trên.
Nhằm xác minh thông tin thực hư từ lá đơn tố cáo nặc danh này, những ngày qua, phóng viên NTNN đã cố liên lạc với lãnh đạo Vinaconex và may mắn một lần trong số đó vào chiều 28/7, ông Vũ Quý Hà - Tổng Giám đốc Vinaconex đã bắt máy và yêu cầu phóng viên điện thoại cho ông Sơn - phụ trách truyền thông của Tổng Công ty để đặt lịch làm việc.
Điện thoại cho ông Sơn ngay sau đó, ông bắt máy và cho biết đang họp, gọi lại sau. Tuy nhiên từ lúc đó tới tối 29/7, ông Sơn đều không nghe điện thoại của phóng viên.
Tiền làm đường ống là của Vinaconex
Trong buổi giao ban báo chí Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 29/7, ngay sau khi có thông tin về việc khởi tố vụ án vỡ đường ống nước sông Đà, phóng viên NTNN đã đặt câu hỏi với đại diện của Thành ủy và UBND TP.Hà Nội: “Quan điểm của Hà Nội về việc việc Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước sông Đà? Cơ quan, đơn vị nào sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này?”.
Trả lời câu hỏi, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết: “Tuyến đường cấp nước này hoàn toàn do vốn doanh nghiệp bỏ ra (và đi vay) để đầu tư chứ không phải tiền ngân sách. Vinaconex sản xuất hàng hóa là nước và bán, còn TP.Hà Nội là bên mua. Khi xảy ra sự cố vỡ đường ống nước nhiều lần, theo đề nghị của Bộ Xây dựng cũng như cam kết của Vinaconex, thậm chí cả ý kiến của Thủ tướng Chính phủ từ trước, Hà Nội đã xem xét kỹ về việc để Vinaconex tiếp tục thi công giai đoạn 2 đường ống dẫn nước sông Đà”.
Giải thích về việc vì sao vẫn chọn Vinaconex là đơn vị thi công, ông Thịnh cho rằng: “Vinaconex là đơn vị duy nhất tổ chức cấp nước từ sông Đà về Hà Nội. Trong quá trình đầu tư, họ đã có nhiều kinh nghiệm. Vỡ đường ống là sự cố ngoài mong muốn. Trước yêu cầu về sử dụng nước sạch, Hà Nội đã yêu cầu Vinaconex khi cung cấp nước phải thực hiện hợp đồng đã ký. Trách nhiệm này Bộ Xây dựng đã có văn bản thông báo chính thức. Nếu Vinaconex không làm được, thành phố sẽ làm và mua nước từ đầu nguồn ở sông Đà”.
Ông Phan Đăng Long - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết thêm: “Báo chí đã nêu rất nhiều về việc tại sao Hà Nội vẫn tiếp tục giao cho Vinaconex làm. Ở đây, có một phần lỗi từ thành phố cũng như Vinaconex khi thông tin không rành mạch, dẫn tới việc báo chí hiểu sai”.
Theo ông Long, việc thành phố đầu tư đường ống nước sông Đà là không đơn giản. Sau khi xảy ra sự cố, qua xem xét, lãnh đạo thành phố đã chấp thuận, tạo điều kiện cho Vinaconex triển khai sớm giai đoạn 2, nâng tổng lưu lượng nước lên 600.000m3/ngày đêm.
“Thành phố đã dự định thi công đường ống bằng tiền ngân sách “cấp cứu” nhưng bây giờ không làm nữa mà để cho Vinaconex thi công. Đây là tiền của Vinaconex nên họ thi công là hoàn toàn hợp lý chứ thành phố không phải chi đồng nào. Còn về việc Bộ Công an khởi tố vụ án, Vinaconex phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cổ đông của mình” - ông Long khẳng định.
Ngày 29/7, Vinaconex đã có văn bản công bố thông tin về Quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan CSĐT Bộ Công an. Theo đó, Vinaconex đang phối hợp chặt chẽ với Cơ quan CSĐT để báo cáo, giải trình và làm rõ hơn các nội dung có liên quan đến tuyến ống truyền tải nước sạch sông Đà (giai đoạn 1) theo yêu cầu. Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của Vinaconex vẫn diễn ra bình thường.
» Vỡ ống nước Sông Đà: Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc
» Sau 'thảm họa' vỡ ống, Hà Nội vẫn chọn 'người cũ' xây đường ống mới
» Vỡ ống nước sông Đà: Xứng đáng ghi danh kỷ lục Guiness
Theo Dân Việt
Bình luận