Ngày 10/7/1969, 2 phi hành gia Mỹ là Buzz Aldrin và Niel Armstrong đổ bộ thành công xuống Mặt Trăng từ tàu Apollo 11 trong nhiệm vụ lịch sử. Trước khi lên phi thuyền trở về Trái đất, họ cắm một lá cờ Mỹ làm bằng nylon có kích thước 0,91 x 1,5 m xuống nền đất đá trên điểm cực của Mặt trăng để chứng minh "nước Mỹ đã ở đây".
Tuy nhiên, Aldrin sau đó thừa nhận rằng khi ngồi trên phi thuyền và nhìn về Mặt trăng, ông thấy lá cờ mình cắm xuống bị luồng hơi từ tên lửa đẩy của Apollo 11 thổi bay. Ông và những người đồng nghiệp của mình cũng tin rằng chứng nhân cho sứ mệnh lịch sử khó có thể tổn tại trong môi trường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tia bức xạ của Mặt trời và bụi Mặt trăng.
Tuy nhiên, theo những hình ảnh được gửi về từ vệ tinh thăm dò quỹ đạo Mặt Trăng năm 2012, lá cờ này cùng 4 trong 5 lá cờ khác được cắm trong các sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng sau đó (từ năm 1969-1972) vẫn đứng vững. Thậm chí lá cờ mà Aldrin và Niel Armstrong cắm vẫn đứng yên ở điểm cực trên Mặt trăng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng tình trạng của cả 6 lá cờ không được tốt. Tất cả đều bị phai thành màu trắng do tác động của tia bức xạ Mặt trời. Tệ hơn, một số còn đang bị tan rã.
Theo Business Insider, tất cả các lá cờ đều là sản phẩm của công ty Annin Flagmakers. Chúng được dệt từ sợi rayon, mỗi chiếc có giá khoảng 5,5 USD (tương đương với 32 USD vào thời điểm hiện tại).
NASA không hề đặt làm riêng những lá cờ này với mục đích để chúng tồn tại lâu trên Mặt trăng nên không quá khó hiểu khi chúng dễ dàng bị phai màu trong ánh sáng gay gắt từ Mặt trời. Nguyên nhân là bởi ánh sáng từ cực tím không bị hấp thụ hoàn toàn bởi bầu khí quyển của Trái đất làm phá hủy cấu trúc sợi rayon và phai màu sắc. Thêm vào đó, việc Mặt trăng không có bầu khí quyển và các lá cờ không có bóng râm để "trú" khiến chúng bị hứng trọn ánh sáng và tia bức xạ từ Mặt trời.
Bình luận