(VTC News) - Khách mời của cuộc thi "Hoa khôi áo dài Việt 2016" Kyo York đã chia sẻ thẳng thắn về ưu điểm và nhược điểm của các thí sinh Việt Nam trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Trải qua gần một nửa hành trình, các thí sinh “Hoa khôi áo dài Việt Nam” đã tích lũy được những kiến thức bổ ích và từng bước hoàn thiện những kỹ năng cần thiết để trở thành một nữ hoàng sắc đẹp.
Để tự tin bước ra những đấu trường nhan sắc quốc tế, bên cạnh những kỹ năng trình diễn catwalk, giải phóng hình thể, diễn xuất trước ống kính…, các cô gái trong Lâu đài sắc đẹp còn được trang bị vốn kiến thức cơ bản về những nét đẹp của văn hoá truyền thống và hiện đại của Việt Nam.
Theo đó, 16 nhan sắc còn lại đã có buổi học cùng Nhà sử học – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần về nền văn hoá Việt Nam, để lắng nghe những chia sẻ vô cùng thú vị của ông từ những phong tục tập quán đặc trưng, mang tính bản địa, như tục xăm mình, tục để tóc, tục nhuộm răng ăn trầu, tục cưới hỏi, tục đám ma, lễ hội, cho đến sự hình thành và ảnh hưởng của các hệ tư tưởng đến đời sống và tinh thần của cộng đồng.
Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đặc biệt nhấn mạnh về vai trò, sự vươn lên của người phụ nữ Việt Nam hiện nay sau khi vượt qua vô vàn những rào cản và định kiến của xã hội:
“Bỏ ra những sợi dây ràng buộc nghiệt ngã của Nho giáo đối với phụ nữ, như tam tòng tứ đức đó là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Còn tứ đức là công dung ngôn hạnh, trong đó công hiểu theo nghĩa hẹp thì nội trợ”, mà theo lời Nhà sử học nhấn mạnh, "dùbiết nội trợ nhưng không làm nội trợ. Hãy biết nội trợ, biết càng giỏi càng tốt nhưng hãy làm nội tướng. Làm nội tướng nghĩa là mình làm nhưng đồng thời phải giỏi huy động cả nhà làm”.
Ở tuần học thứ 4 với chủ đề “Hiểu biết văn hoá truyền thống”, ngoài Nhà sử học – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần còn có sự xuất hiện của ca sỹ Kyo York.
Kyo York mang quốc tịch Mỹ, những năm 2007-2009, Kyo có cơ hội đến Việt Nam và chính nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam đã giữ chân Kyo ở lại gắn bó. Kyo cũng có niềm đam mê ca hát và anh nhận ra âm nhạc là chiếc cầu nối để anh tìm hiểu con người, nền văn hóa Việt Nam một cách nhanh nhất.
Kyo hát các bài hát của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Thanh Tùng, Phú Quang..., và được công chúng công nhận như một ca sỹ chuyên nghiệp.
Ngoài đi hát, anh cũng đi dạy tiếng Anh ở các Trung tâm Ngoại ngữ và học thêm tiếng Việt ở trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn… Những công việc này giúp Kyo giỏi tiếng Việt, hát hay hơn và hiểu sâu sắc hơn con người, văn hóa Việt Nam.
Với tư cách là một người nước ngoài am hiểu con người, văn hóa Việt Nam, Kyo đã có những nhận định khách quan mang đến cho các thí sinh.
Kyo nói: “Tất cả các thí sinh đều có cơ hội đến các quốc gia để dự thi các cuộc thi nhan sắc quốc tế, điều đó là 1 trách nhiệm lớn và rất áp lực để các thí sinh trình bày văn hóa Việt Nam là gì.
Theo anh, cái đẹp của Việt Nam thuộc về phong cảnh đa dạng, từ núi, biển, rừng, luôn luôn quyến rũ những người ngoại quốc như anh. Về con người Việt Nam thì rất thân thiện, sống gần gũi, và sẵn sang giúp đỡ nhau".
Trả lời câu hỏi thú vị của thí sinh rằng theo Kyo, điều gì là ưu điểm, điều gì là nhược điểm của các thí sinh Việt Nam để họ có thể phát huy và hạn chế khi đi ra đấu trường quốc tế, Kyo York bày tỏ, anh luôn bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam, anh thích và mê con gái Việt Nam ở nụ cười rất sáng, khuôn mặt dễ nhìn, trẻ đẹp lâu, thân thể nhỏ gọn, cách đi đứng duyên dáng.
Cách đi đứng duyên dáng mang nét đẹp chuẩn mực Á Đông và theo Kyo, đó là lợi thế rất lớn của các thí sinh Việt Nam trước thí sinh các nước.
Kyo cũng thẳng thắn nhận định điểm yếu lớn nhất của thí sinh Việt Nam là thiếu tự tin. Theo Kyo, điều quan trọng trong các cuộc thi sắc đẹp là cái đẹp phải xuất phát từ bên trong trước rồi bộc lộ ra ánh mắt, nụ cười…
Sau những chia sẻ về văn hoá truyền thống đến cách hội nhập văn hoá của Nhà sử học – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần và ca sỹ Kyo York, 16 cô gái của Hoa khôi Áo dài Việt Nam đã thể hiện sự hiểu biết và tìm tòi của mình qua phần thuyết trình về những phong tục tập quán nổi tiếng của người Việt Nam, đồng thời thể hiện những tiết mục văn nghệ thể hiện được nét văn hoá Việt Nam.
Học đi đôi với hành, từ đó, thí sinh Hoa khôi áo dài Việt Nam có thêm cơ hội để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích và trải nghiệm thực tế để ngày càng hoàn thiện bản thân và tự tin khi bước chân đến các đấu trường sắc đẹp quốc tế.
Hoài Nguyễn
Trải qua gần một nửa hành trình, các thí sinh “Hoa khôi áo dài Việt Nam” đã tích lũy được những kiến thức bổ ích và từng bước hoàn thiện những kỹ năng cần thiết để trở thành một nữ hoàng sắc đẹp.
Để tự tin bước ra những đấu trường nhan sắc quốc tế, bên cạnh những kỹ năng trình diễn catwalk, giải phóng hình thể, diễn xuất trước ống kính…, các cô gái trong Lâu đài sắc đẹp còn được trang bị vốn kiến thức cơ bản về những nét đẹp của văn hoá truyền thống và hiện đại của Việt Nam.
Theo đó, 16 nhan sắc còn lại đã có buổi học cùng Nhà sử học – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần về nền văn hoá Việt Nam, để lắng nghe những chia sẻ vô cùng thú vị của ông từ những phong tục tập quán đặc trưng, mang tính bản địa, như tục xăm mình, tục để tóc, tục nhuộm răng ăn trầu, tục cưới hỏi, tục đám ma, lễ hội, cho đến sự hình thành và ảnh hưởng của các hệ tư tưởng đến đời sống và tinh thần của cộng đồng.
Nhà sử học – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần là nhà sử học với hơn 30 năm cống hiến nhiều công trình nghiên cứu có giá trị lịch sử trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sử học, văn hoá học, dịch thuật, chú giải thư tịch Hán Nôm. Hơn 50 năm hoạt động trong ngành giáo dục, ông đã và đang đảm nhiệm vai trò Viện trưởng, Trưởng khoa giảng dạy về lịch sử và văn hoá tại các trường Đại học lớn trong cả nước. |
Nhà sử học – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần chia sẻ với các thí sinh về văn hóa truyền thống và hiện đại của Việt Nam |
Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đặc biệt nhấn mạnh về vai trò, sự vươn lên của người phụ nữ Việt Nam hiện nay sau khi vượt qua vô vàn những rào cản và định kiến của xã hội:
“Bỏ ra những sợi dây ràng buộc nghiệt ngã của Nho giáo đối với phụ nữ, như tam tòng tứ đức đó là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Còn tứ đức là công dung ngôn hạnh, trong đó công hiểu theo nghĩa hẹp thì nội trợ”, mà theo lời Nhà sử học nhấn mạnh, "dùbiết nội trợ nhưng không làm nội trợ. Hãy biết nội trợ, biết càng giỏi càng tốt nhưng hãy làm nội tướng. Làm nội tướng nghĩa là mình làm nhưng đồng thời phải giỏi huy động cả nhà làm”.
Ở tuần học thứ 4 với chủ đề “Hiểu biết văn hoá truyền thống”, ngoài Nhà sử học – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần còn có sự xuất hiện của ca sỹ Kyo York.
Kyo York mang quốc tịch Mỹ, những năm 2007-2009, Kyo có cơ hội đến Việt Nam và chính nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam đã giữ chân Kyo ở lại gắn bó. Kyo cũng có niềm đam mê ca hát và anh nhận ra âm nhạc là chiếc cầu nối để anh tìm hiểu con người, nền văn hóa Việt Nam một cách nhanh nhất.
Kyo hát các bài hát của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Thanh Tùng, Phú Quang..., và được công chúng công nhận như một ca sỹ chuyên nghiệp.
Ngoài đi hát, anh cũng đi dạy tiếng Anh ở các Trung tâm Ngoại ngữ và học thêm tiếng Việt ở trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn… Những công việc này giúp Kyo giỏi tiếng Việt, hát hay hơn và hiểu sâu sắc hơn con người, văn hóa Việt Nam.
Khách mời - ca sỹ Kyo York |
Với tư cách là một người nước ngoài am hiểu con người, văn hóa Việt Nam, Kyo đã có những nhận định khách quan mang đến cho các thí sinh.
Kyo nói: “Tất cả các thí sinh đều có cơ hội đến các quốc gia để dự thi các cuộc thi nhan sắc quốc tế, điều đó là 1 trách nhiệm lớn và rất áp lực để các thí sinh trình bày văn hóa Việt Nam là gì.
Theo anh, cái đẹp của Việt Nam thuộc về phong cảnh đa dạng, từ núi, biển, rừng, luôn luôn quyến rũ những người ngoại quốc như anh. Về con người Việt Nam thì rất thân thiện, sống gần gũi, và sẵn sang giúp đỡ nhau".
Trả lời câu hỏi thú vị của thí sinh rằng theo Kyo, điều gì là ưu điểm, điều gì là nhược điểm của các thí sinh Việt Nam để họ có thể phát huy và hạn chế khi đi ra đấu trường quốc tế, Kyo York bày tỏ, anh luôn bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam, anh thích và mê con gái Việt Nam ở nụ cười rất sáng, khuôn mặt dễ nhìn, trẻ đẹp lâu, thân thể nhỏ gọn, cách đi đứng duyên dáng.
Cách đi đứng duyên dáng mang nét đẹp chuẩn mực Á Đông và theo Kyo, đó là lợi thế rất lớn của các thí sinh Việt Nam trước thí sinh các nước.
Kyo cũng thẳng thắn nhận định điểm yếu lớn nhất của thí sinh Việt Nam là thiếu tự tin. Theo Kyo, điều quan trọng trong các cuộc thi sắc đẹp là cái đẹp phải xuất phát từ bên trong trước rồi bộc lộ ra ánh mắt, nụ cười…
16 thí sinh còn lại của cuộc thi "Hoa khôi áo dài Việt Nam 2016" |
Kyo York: "Điểm yếu lớn nhất của thí sinh Việt Nam là thiếu tự tin. Theo Kyo, điều quan trọng trong các cuộc thi sắc đẹp là cái đẹp phải xuất phát từ bên trong trước rồi bộc lộ ra ánh mắt, nụ cười…". |
Sau những chia sẻ về văn hoá truyền thống đến cách hội nhập văn hoá của Nhà sử học – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần và ca sỹ Kyo York, 16 cô gái của Hoa khôi Áo dài Việt Nam đã thể hiện sự hiểu biết và tìm tòi của mình qua phần thuyết trình về những phong tục tập quán nổi tiếng của người Việt Nam, đồng thời thể hiện những tiết mục văn nghệ thể hiện được nét văn hoá Việt Nam.
Học đi đôi với hành, từ đó, thí sinh Hoa khôi áo dài Việt Nam có thêm cơ hội để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích và trải nghiệm thực tế để ngày càng hoàn thiện bản thân và tự tin khi bước chân đến các đấu trường sắc đẹp quốc tế.
Video Kyo York hát Lý mười thương tặng cho các thí sinh
Hoài Nguyễn
Bình luận