"Học viên của lớp tuy học viết báo, làm báo nhưng cũng chẳng thiếu môn nào, từ quân sự đến tập bắn, rồi lăn lê, bò toài…”
66 năm trước, trong cuốn sổ ghi chép của mình, cô gái 19 tuổi Lý Thị Trung đã gìn giữ bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như là kim chỉ nam cho cuộc đời cầm bút của mình.
Người mà Lý Thị Trung coi là “Người thầy huyền thoại” đã viết rằng “…Gần gũi nhân dân, nhìn cho tinh, viết cho sắc, đi cho đúng đường…”. Nghiệp cầm bút kéo dài suốt cả cuộc đời, đến nay ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung vẫn ham đọc và viết.
Bà được bạn đọc, đồng nghiệp biết đến là một cây bút lão niên, nữ học viên lớp viết báo cách mạng đầu tiên, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Những ngày xưa như thế
Bà Lý Thị Trung kể lại, đúng là những ngày xưa như thế, nghèo, khó khăn, mà vẫn yêu cái nghề đến thế. Xưa chỉ thích đọc truyện, rồi cũng mò mẫm viết tin, viết truyện ngắn “đăng” trên “tờ báo… viết tay” 24 trang hẳn hoi. Nhưng cũng chính có vậy tôi mới được “để ý” rồi chỉ định đích danh đi học lớp báo chí. Nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung tên thật là Nguyễn Thị Minh Ngọ. Bà sinh năm 1930 trong một gia đình tri thức khá giả.
Quê bố ở Hưng Yên, quê mẹ ở làng quan họ Bắc Ninh. Và có lẽ nhờ cái tính tự lập, quyết liệt của bản thân mà cô gái Lý Thị Trung đã thoát ly từ năm 16 tuổi, tham gia Ban Tuyên huấn Tỉnh hội Phụ nữ Hưng Yên.
Bà Lý Thị Trung nhớ lại: “Ngày đi thoát ly tôi phải lấy tên khác. Ngày đó mẹ tôi cứ lo sau này đi xa, rồi lấy chồng sẽ quên mất quê mẹ, thế là tôi đã lấy tên làng của mẹ - làng Thị Trung (xã Kinh Bắc, Bắc Ninh) để đặt tên mới cho mình. Rồi lại nhớ thời học sinh, được diễn vở kịch thơ Lý Chiêu Hoàng, tôi rất nhớ nên đã lấy họ Lý. Thế là thành bút danh Lý Thị Trung.
Thời điểm đó Hưng Yên và Hải Dương “sát cánh” bên nhau trên cùng một mặt trận, thế rồi 2 tỉnh kết hợp lại thành lập nên Đoàn tuyên truyền gồm 12 người toàn phụ nữ để đi diễn thuyết, tuyên truyền nhân dân ủng hộ kháng chiến, bộ đội, giúp đỡ các gia đình tản cư, dạy văn hóa…
Các đợt sinh hoạt của Đoàn tuyên truyền đa dạng từ nói chuyện, ngâm thơ, diễn kịch, vẽ tranh, tổ chức triển lãm… để động viên tinh thần yêu nước cho nhân dân, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là ra tờ báo... viết tay 24 trang.
Chị em chúng tôi cũng viết văn, làm thơ, viết tin… để đăng báo. Truyện ngắn “Chú tiểu bình” do tôi viết cũng được đăng trên đấy. Thật bất ngờ khi ấy đồng chí Hoàng Ngân, Bí thư Trung ương Đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam đọc được tờ báo viết tay và khen ngợi Đoàn tuyên truyền của chúng tôi lắm…”.
Bẵng đi cho đến năm 1949, đồng chí Xuân Thủy chuẩn bị mở một lớp viết báo, và không ai khác chính đồng chí Hoàng Ngân - dù chẳng biết cũng chưa từng gặp cô gái Lý Thị Trung bao giờ - đã nhớ ra trong Đoàn tuyên truyền có một người phụ nữ viết báo, lại viết truyện ngắn “Chú tiểu bình” rất hay nên chỉ định đi học.
Nữ học viên lớp viết báo cách mạng đầu tiên
Bà Lý Thị Trung nhớ lại: “Lớp mang tên lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên đào tạo những nhà báo cách mạng. Lớp chỉ có vỏn vẹn 43 người, trong đó tôi là 1 trong 3 người nữ duy nhất của lớp. Có lẽ tôi là số hiếm người trong lớp không làm báo, vì ngày đó tùy từng địa phương, tùy từng tỉnh mới có báo. Lúc bấy giờ các cơ quan đầu não của ta tập trung ở Việt Bắc, năm 1949 các đồng chí đã nghĩ đến việc phải đào tạo một lớp viết báo".
"Những người đến học đều là những người làm báo như Trần Kiên, Hiền Nam - Báo Độc lập; Ngô Tùng - Báo Lao động; Mai Hồ - Báo Quân du kích; Nông Việt Liêm - Báo Độc lập ở Cao Bằng; Mai Thanh Hải - Báo Cứu quốc… Chẳng có điều kiện để mở trường, cũng chẳng có thời gian để học dài, chính vì vậy mới gọi là lớp, khai mạc tháng 4-1949 thì đến tháng 7-1949 đã bế mạc.
Chỉ 3 tháng ngắn ngủi thôi nhưng các thầy dạy chúng tôi là những nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất như đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Xuân Thủy, Hoàng Quốc Việt… Học viên của lớp tuy học viết báo, làm báo nhưng cũng chẳng thiếu “môn” nào, từ quân sự đến tập bắn, rồi lăn lê, bò toài…”.
Tốt nghiệp lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng, cô gái trẻ Lý Thị Trung chính thức bước vào nghề viết báo. Bắt đầu với Báo Chiến sỹ, rồi Báo Quân địa phương của Bộ Tư lệnh Quân khu 4. “Trong chính quãng thời gian khó khăn này, tôi đã nên duyên vợ chồng với anh Vương Như Chiêm nhờ cùng học lớp viết báo. Khi người con trai đầu lòng ra đời tôi đã đặt tên con là Vương Học Báo như để khắc ghi về một quãng đời đầy ắp kỷ niệm.
Sau này chồng bà Lý Thị Trung trở thành Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Còn người con trai Vương Học Báo trở thành một nhà điêu khắc nổi tiếng với những bức tượng ghi dấu trong làng mỹ thuật Việt Nam như tượng Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ ở Gò Đống Đa, Hà Nội; tượng thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Quốc học Huế…
Đến tuổi về hưu vẫn quyết ra báo
Năm 1954 Thủ đô giải phóng, bà Lý Thị Trung cùng gia đình trở về Hà Nội, bà trở thành phóng viên của Báo Thủ đô Hà Nội, rồi sau sáp nhập với Báo Thời mới thành Báo Hà Nội mới ngày nay. Niềm yêu nghề của bà chưa bao giờ thôi sục sôi, dù là mẹ của 5 người con nhưng bà không quản ngại đạp xe hàng chục km để lấy tư liệu viết bài.
Nhưng mọi chuyện có lẽ sẽ êm đềm với nghiệp báo, nghiệp văn cho đến ngày bà về hưu thì… “Năm 1986, lúc đó tôi đã 56 tuổi, chị Phương Kim Dung - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội có hỏi tôi: “Một mình chị có ra được báo không?”, tôi gật đầu. Rồi đến dịp kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng Thủ đô, một mình tôi cũng đã ra được một tờ đặc san.
Người không có, tiền không có, giấy không có… vẫn quyết định phải ra báo. Lúc ấy gặp phải muôn vàn khó khăn, chẳng có trụ sở, chẳng có bộ khung, chẳng có Ban Biên tập, chẳng có Thư ký tòa soạn, nói chung thiếu tất cả, chỉ có 2 con người là tôi và chị Phương Kim Dung.
Tôi cứ một thân một mình lo từ A-Z, đến cửa này, chạy sang cửa kia, vận dụng mọi mối quan hệ rồi mọi chuyện cũng lọt, ngày ấn định ra số báo đầu tiên cũng đã được quyết định: 19-8-1986. Rồi lại hỏa tốc đặt bài của các tác giả Hồ Phương, Giang Quân, Mai Ngữ, Bích Thuận, Thanh Hương, Ngọc Hải… âu cũng vì yêu quý tôi nên các anh chị em nhiệt tình viết bài cộng tác lắm.
Sau số báo đầu tiên ra mắt bạn đọc, đến số thứ hai đã phải chuyển hướng đổi khổ to hơn. Chúng tôi phải nợ tiền in báo, phải tự mình xuống kho lấy báo đi bán rồi quay ngược trở về nhà in trả tiền, vất vả lắm… Sau này có thêm người mới về báo làm việc nhưng vẫn chưa thôi khó khăn, cả tòa soạn có một cái máy ảnh, phóng viên đi tác nghiệp điều tra không có lấy một cái máy ghi âm, cả tòa soạn không ai có xe máy, đi đến huyện nọ xã kia hàng chục km toàn lách cách xe đạp…
Thế hệ trẻ làm báo bây giờ đỡ khổ hơn chúng tôi ngày xưa nhiều. Nói đâu xa đơn cử một ví dụ là ngày đó cơ quan chật đến mức còn không có chỗ để tiếp cộng tác viên. Có một lần nhà thơ Trần Lê Văn đến tòa soạn để gửi bài mà không gặp ai, hỏi tòa soạn đâu cũng chẳng thấy vì có đâu mà thấy.
Sau đó nhà thơ Trần Lê Văn ra về rồi buông miệng hai câu thơ: “Tòa cũng không, soạn cũng không/ Thế mà ra báo thật là ngông” mà chúng tôi coi đó như niềm vinh dự. Nghèo khổ quá nhưng tự hào quá, chẳng có cái gì, thế mà ra báo và trưởng thành được”, bà Lý Thị Trung tâm sự.
Sau thời điểm đó, nhà báo Lý Thị Trung - một trong hai người quan trọng đặt nền móng cho Báo Phụ nữ Thủ đô tiếp tục đồng hành với sự nghiệp báo chí đến năm 62 tuổi mới nghỉ hưu. Đến thăm nhà báo Lý Thị Trung nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, thấy mái tóc bà đã bạc trắng, đôi mắt vẫn tinh anh, trí nhớ vẫn tuyệt vời tuy nhiên đôi chân thì không còn nhanh nhẹn được nữa vì tuổi tác nhưng bà vẫn chưa thôi viết báo, viết văn.
Đến nay, nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung đã xuất bản 10 đầu sách, trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết - mà chính bà khiêm tốn nói rằng đời làm văn của mình nghèo nàn lắm. Nhưng không ít tác phẩm bà mới viết từ khi nghỉ hưu, chứng tỏ sức viết của một cây bút chuyên nghiệp mà bà vẫn giữ được sự dồi dào, mãnh liệt trong suốt cả một chiều dài cuộc đời gắn bó với nghiệp cầm bút từ khi mới chỉ là cô học sinh 15 tuổi.
Nguồn: Quân.Trần (An ninh Thủ đô)
66 năm trước, trong cuốn sổ ghi chép của mình, cô gái 19 tuổi Lý Thị Trung đã gìn giữ bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như là kim chỉ nam cho cuộc đời cầm bút của mình.
Người mà Lý Thị Trung coi là “Người thầy huyền thoại” đã viết rằng “…Gần gũi nhân dân, nhìn cho tinh, viết cho sắc, đi cho đúng đường…”. Nghiệp cầm bút kéo dài suốt cả cuộc đời, đến nay ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung vẫn ham đọc và viết.
Bà được bạn đọc, đồng nghiệp biết đến là một cây bút lão niên, nữ học viên lớp viết báo cách mạng đầu tiên, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Những ngày xưa như thế
Bà Lý Thị Trung kể lại, đúng là những ngày xưa như thế, nghèo, khó khăn, mà vẫn yêu cái nghề đến thế. Xưa chỉ thích đọc truyện, rồi cũng mò mẫm viết tin, viết truyện ngắn “đăng” trên “tờ báo… viết tay” 24 trang hẳn hoi. Nhưng cũng chính có vậy tôi mới được “để ý” rồi chỉ định đích danh đi học lớp báo chí. Nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung tên thật là Nguyễn Thị Minh Ngọ. Bà sinh năm 1930 trong một gia đình tri thức khá giả.
Quê bố ở Hưng Yên, quê mẹ ở làng quan họ Bắc Ninh. Và có lẽ nhờ cái tính tự lập, quyết liệt của bản thân mà cô gái Lý Thị Trung đã thoát ly từ năm 16 tuổi, tham gia Ban Tuyên huấn Tỉnh hội Phụ nữ Hưng Yên.
Bà Lý Thị Trung nhớ lại: “Ngày đi thoát ly tôi phải lấy tên khác. Ngày đó mẹ tôi cứ lo sau này đi xa, rồi lấy chồng sẽ quên mất quê mẹ, thế là tôi đã lấy tên làng của mẹ - làng Thị Trung (xã Kinh Bắc, Bắc Ninh) để đặt tên mới cho mình. Rồi lại nhớ thời học sinh, được diễn vở kịch thơ Lý Chiêu Hoàng, tôi rất nhớ nên đã lấy họ Lý. Thế là thành bút danh Lý Thị Trung.
Bà Lý Thị Trung |
Thời điểm đó Hưng Yên và Hải Dương “sát cánh” bên nhau trên cùng một mặt trận, thế rồi 2 tỉnh kết hợp lại thành lập nên Đoàn tuyên truyền gồm 12 người toàn phụ nữ để đi diễn thuyết, tuyên truyền nhân dân ủng hộ kháng chiến, bộ đội, giúp đỡ các gia đình tản cư, dạy văn hóa…
Các đợt sinh hoạt của Đoàn tuyên truyền đa dạng từ nói chuyện, ngâm thơ, diễn kịch, vẽ tranh, tổ chức triển lãm… để động viên tinh thần yêu nước cho nhân dân, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là ra tờ báo... viết tay 24 trang.
Chị em chúng tôi cũng viết văn, làm thơ, viết tin… để đăng báo. Truyện ngắn “Chú tiểu bình” do tôi viết cũng được đăng trên đấy. Thật bất ngờ khi ấy đồng chí Hoàng Ngân, Bí thư Trung ương Đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam đọc được tờ báo viết tay và khen ngợi Đoàn tuyên truyền của chúng tôi lắm…”.
Bẵng đi cho đến năm 1949, đồng chí Xuân Thủy chuẩn bị mở một lớp viết báo, và không ai khác chính đồng chí Hoàng Ngân - dù chẳng biết cũng chưa từng gặp cô gái Lý Thị Trung bao giờ - đã nhớ ra trong Đoàn tuyên truyền có một người phụ nữ viết báo, lại viết truyện ngắn “Chú tiểu bình” rất hay nên chỉ định đi học.
Nữ học viên lớp viết báo cách mạng đầu tiên
Bà Lý Thị Trung nhớ lại: “Lớp mang tên lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên đào tạo những nhà báo cách mạng. Lớp chỉ có vỏn vẹn 43 người, trong đó tôi là 1 trong 3 người nữ duy nhất của lớp. Có lẽ tôi là số hiếm người trong lớp không làm báo, vì ngày đó tùy từng địa phương, tùy từng tỉnh mới có báo. Lúc bấy giờ các cơ quan đầu não của ta tập trung ở Việt Bắc, năm 1949 các đồng chí đã nghĩ đến việc phải đào tạo một lớp viết báo".
"Những người đến học đều là những người làm báo như Trần Kiên, Hiền Nam - Báo Độc lập; Ngô Tùng - Báo Lao động; Mai Hồ - Báo Quân du kích; Nông Việt Liêm - Báo Độc lập ở Cao Bằng; Mai Thanh Hải - Báo Cứu quốc… Chẳng có điều kiện để mở trường, cũng chẳng có thời gian để học dài, chính vì vậy mới gọi là lớp, khai mạc tháng 4-1949 thì đến tháng 7-1949 đã bế mạc.
Chỉ 3 tháng ngắn ngủi thôi nhưng các thầy dạy chúng tôi là những nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất như đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Xuân Thủy, Hoàng Quốc Việt… Học viên của lớp tuy học viết báo, làm báo nhưng cũng chẳng thiếu “môn” nào, từ quân sự đến tập bắn, rồi lăn lê, bò toài…”.
Tốt nghiệp lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng, cô gái trẻ Lý Thị Trung chính thức bước vào nghề viết báo. Bắt đầu với Báo Chiến sỹ, rồi Báo Quân địa phương của Bộ Tư lệnh Quân khu 4. “Trong chính quãng thời gian khó khăn này, tôi đã nên duyên vợ chồng với anh Vương Như Chiêm nhờ cùng học lớp viết báo. Khi người con trai đầu lòng ra đời tôi đã đặt tên con là Vương Học Báo như để khắc ghi về một quãng đời đầy ắp kỷ niệm.
Sau này chồng bà Lý Thị Trung trở thành Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Còn người con trai Vương Học Báo trở thành một nhà điêu khắc nổi tiếng với những bức tượng ghi dấu trong làng mỹ thuật Việt Nam như tượng Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ ở Gò Đống Đa, Hà Nội; tượng thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Quốc học Huế…
Đến tuổi về hưu vẫn quyết ra báo
Năm 1954 Thủ đô giải phóng, bà Lý Thị Trung cùng gia đình trở về Hà Nội, bà trở thành phóng viên của Báo Thủ đô Hà Nội, rồi sau sáp nhập với Báo Thời mới thành Báo Hà Nội mới ngày nay. Niềm yêu nghề của bà chưa bao giờ thôi sục sôi, dù là mẹ của 5 người con nhưng bà không quản ngại đạp xe hàng chục km để lấy tư liệu viết bài.
Nhưng mọi chuyện có lẽ sẽ êm đềm với nghiệp báo, nghiệp văn cho đến ngày bà về hưu thì… “Năm 1986, lúc đó tôi đã 56 tuổi, chị Phương Kim Dung - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội có hỏi tôi: “Một mình chị có ra được báo không?”, tôi gật đầu. Rồi đến dịp kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng Thủ đô, một mình tôi cũng đã ra được một tờ đặc san.
Người không có, tiền không có, giấy không có… vẫn quyết định phải ra báo. Lúc ấy gặp phải muôn vàn khó khăn, chẳng có trụ sở, chẳng có bộ khung, chẳng có Ban Biên tập, chẳng có Thư ký tòa soạn, nói chung thiếu tất cả, chỉ có 2 con người là tôi và chị Phương Kim Dung.
Các học viên của lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng |
Tôi cứ một thân một mình lo từ A-Z, đến cửa này, chạy sang cửa kia, vận dụng mọi mối quan hệ rồi mọi chuyện cũng lọt, ngày ấn định ra số báo đầu tiên cũng đã được quyết định: 19-8-1986. Rồi lại hỏa tốc đặt bài của các tác giả Hồ Phương, Giang Quân, Mai Ngữ, Bích Thuận, Thanh Hương, Ngọc Hải… âu cũng vì yêu quý tôi nên các anh chị em nhiệt tình viết bài cộng tác lắm.
Sau số báo đầu tiên ra mắt bạn đọc, đến số thứ hai đã phải chuyển hướng đổi khổ to hơn. Chúng tôi phải nợ tiền in báo, phải tự mình xuống kho lấy báo đi bán rồi quay ngược trở về nhà in trả tiền, vất vả lắm… Sau này có thêm người mới về báo làm việc nhưng vẫn chưa thôi khó khăn, cả tòa soạn có một cái máy ảnh, phóng viên đi tác nghiệp điều tra không có lấy một cái máy ghi âm, cả tòa soạn không ai có xe máy, đi đến huyện nọ xã kia hàng chục km toàn lách cách xe đạp…
Thế hệ trẻ làm báo bây giờ đỡ khổ hơn chúng tôi ngày xưa nhiều. Nói đâu xa đơn cử một ví dụ là ngày đó cơ quan chật đến mức còn không có chỗ để tiếp cộng tác viên. Có một lần nhà thơ Trần Lê Văn đến tòa soạn để gửi bài mà không gặp ai, hỏi tòa soạn đâu cũng chẳng thấy vì có đâu mà thấy.
Sau đó nhà thơ Trần Lê Văn ra về rồi buông miệng hai câu thơ: “Tòa cũng không, soạn cũng không/ Thế mà ra báo thật là ngông” mà chúng tôi coi đó như niềm vinh dự. Nghèo khổ quá nhưng tự hào quá, chẳng có cái gì, thế mà ra báo và trưởng thành được”, bà Lý Thị Trung tâm sự.
Sau thời điểm đó, nhà báo Lý Thị Trung - một trong hai người quan trọng đặt nền móng cho Báo Phụ nữ Thủ đô tiếp tục đồng hành với sự nghiệp báo chí đến năm 62 tuổi mới nghỉ hưu. Đến thăm nhà báo Lý Thị Trung nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, thấy mái tóc bà đã bạc trắng, đôi mắt vẫn tinh anh, trí nhớ vẫn tuyệt vời tuy nhiên đôi chân thì không còn nhanh nhẹn được nữa vì tuổi tác nhưng bà vẫn chưa thôi viết báo, viết văn.
Đến nay, nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung đã xuất bản 10 đầu sách, trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết - mà chính bà khiêm tốn nói rằng đời làm văn của mình nghèo nàn lắm. Nhưng không ít tác phẩm bà mới viết từ khi nghỉ hưu, chứng tỏ sức viết của một cây bút chuyên nghiệp mà bà vẫn giữ được sự dồi dào, mãnh liệt trong suốt cả một chiều dài cuộc đời gắn bó với nghiệp cầm bút từ khi mới chỉ là cô học sinh 15 tuổi.
Nguồn: Quân.Trần (An ninh Thủ đô)
Bình luận