Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm có, ông Hoàng Văn Đồng vẫn rất minh mẫn, kể lại tường tận những năm tháng tham gia chiến đấu khắp các chiến trường miền Bắc.
“Ấm ức” vì không được phất cờ đầu tiên trên nóc hầm Đờ Cát
Ông Hoàng Văn Đồng, (SN 1921, ở thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), là một chiến sĩ Điện Biên và từng có 34 năm phục vụ trong quân đội.
Cuộc đời ông có nhiều câu chuyện đáng nhớ, nhưng ông nói kỷ niệm khó phai nhất là thời kỳ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và thời gian giúp bạn Lào đánh Pháp.
Tháng 8/1945, ông cùng hàng ngàn người dân địa phương tham gia cướp chính quyền tại phủ Quảng Ninh, Quảng Bình. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ông gia nhập lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những đội viên đầu tiên của Chi đội Lê Trực.
Thời gian đầu, ông được chuyển vào tham gia chiến đấu tại đường 9 - Nam Lào, sau đó tiến dần ra Bắc.
Ông kể, bộ đội hồi đấy khổ lắm, quần áo không đủ để mặc. Nhiều khi bệnh sốt rét hoành hành, vì không đủ thuốc, 3 "thằng" phải chia nhau 2 viên thuốc để uống. Dù thế, bộ đội ta vẫn đấu tranh vượt qua gian khổ để đánh thắng giặc.
Vén áo cho phóng viên xem những vết sẹo trên vai và lưng, ông bảo: “Cái này bị ở Điện Biên, còn cái này ở Sê Pôn. Trong trận ở Sê Pôn, tôi được phong làm tiểu đội trưởng, nhưng vì bị thương nên sau đó lại về làm chiến sĩ.
Đợt đó, có người còn không tin bộ đội sẽ đánh thắng vì họ cho rằng, Pháp có nhiều súng thế mà vẫn thua thì bộ đội mình làm sao thắng nổi. Nhưng cuối cùng bộ đội ta đã đánh thắng”.
Năm 1950, ông Đồng được lựa chọn sang Trung Quốc học quân sự rồi về làm chính trị viên Đại đội 924, Sư đoàn 316.
Ông rất tự hào mỗi khi kể về chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhớ lại trận đánh ở Đồi A1, ông vẫn ấm ức chuyện không được phất cờ đầu tiên trên nóc hầm Đờ Cát.
“Đơn vị tôi đã phục sẵn ở Đồi A1 sớm hơn mấy ngày so với đơn vị bạn. Nhưng sáng 7/5/1954, khi toàn mặt trận đang chuẩn bị tổng công kích, khí thế đang tưng bừng thì tiểu đoàn được lệnh dừng lại để nắm tình hình.
Trong khi đó, đơn vị bạn đã tiến lên tấn công chiếm hầm. Đến khi chúng tôi xông đến nơi thì đã thấy tốp sĩ quan Pháp kéo nhau ra hàng, còn hàng vạn quân sĩ của ta reo hò dậy cả đất trời”, ông Đồng nhớ lại.
Để đánh thắng cứ điểm Đồi A1, quân đội ta phải đánh đến 2 lần. Lần đầu không đánh được, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mời Sư đoàn trưởng 316 và Trung đoàn trưởng 174 lên để cùng tìm ra nguyên nhân, thay đổi phương pháp đánh địch.
Sau cuộc họp với Đại tướng, chúng ta đã thay đổi cách tấn công, bằng cách cho bộ đội áp sát bao vây đồn địch, đào lấn vào sào huyệt chúng.
Khi đã áp sát, bao vây đồn địch, các chiến sĩ dùng phương pháp bắn tỉa. Và cuối cùng, bộ đội ta đã giành được chiến thắng rất vẻ vang.
Nhiều lần được gặp Bác Hồ
Sau khi giải phóng miền bắc, ông Đồng về quê mang theo vợ con lên lại Điện Biên xây dựng kinh tế. Tại đây, ông đã được gặp Bác Hồ.
Ông kể: “Hồi đó Bác lên giao nhiệm vụ xây dựng lại Điện Biên và đây là lần đầu tôi được tiếp xúc trực tiếp với Bác. Bác nói, chính ủy Sư đoàn không xung phong nhưng xét về trách nhiệm mọi mặt thì giao cho Sư đoàn 316 lên xây dựng lại Điện Biên.
Sau đó, Bác phát cho mỗi người 3 điếu thuốc lá rồi hát chung với mọi người bài hát Đoàn Kết”.
Có lần ông cùng đồng đội đi lấy gạo vào ban đêm, đến đoạn phải lội qua suối thì gặp Bác. Người chiến sĩ đi cùng Bác nói để cõng Bác qua suối nhưng Bác nhất quyết không chịu.
Rồi lần hành quân lên chiến dịch Biên giới, giày dép không đủ cho tất cả các chiến sĩ nên nhiều người phải đi chân đất, cả Bác Hồ cũng không đi dép. Nhìn Bác, các chiến sĩ bộ đội lại có thêm động lực để vượt qua khó khăn.
“Bác là Chủ tịch mà còn đi chân đất huống gì chúng tôi. Rồi ai cũng lại hăng hái đi tiếp, không còn kêu ca nữa”, ông Đồng nói.
Năm 1960, ông Hoàng Văn Đồng được giao giữ chức Chính ủy hậu cần Sư đoàn 316.
Năm 1961, ông trở lại Lào làm chuyên gia, đến năm 1978 thì về nghỉ hưu với quân hàm Trung tá.
Trở về quê nhà sau gần 35 năm phục vụ trong quân đội, 18 năm liền ông lại được dân bầu làm đủ việc như: Bí thư hợp tác xã, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó Ban mặt trận…
Đất nước thống nhất đã 40 năm, Điện Biên giải phóng 61 năm, ông Đồng đã ở tuổi 95 nhưng người lính năm xưa vẫn rất minh mẫn.
Ông cười bảo, không biết bây giờ còn được mấy người cùng đội tuổi, tham gia kháng chiến cùng thời với ông.
“Bây giờ già rồi, không còn làm được việc gì nữa, nhưng ngày nào tôi cũng vẫn đi xe đạp để rèn luyện sức khỏe. Nhưng chỉ đi được khoảng 2-3km thôi chứ không thể đi xa hơn được nữa”, ông Đồng chia sẻ.
Nguồn: Hoàng Hà (Giáo dục Việt nam)
“Ấm ức” vì không được phất cờ đầu tiên trên nóc hầm Đờ Cát
Ông Hoàng Văn Đồng, (SN 1921, ở thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), là một chiến sĩ Điện Biên và từng có 34 năm phục vụ trong quân đội.
Cuộc đời ông có nhiều câu chuyện đáng nhớ, nhưng ông nói kỷ niệm khó phai nhất là thời kỳ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và thời gian giúp bạn Lào đánh Pháp.
Đã hơn 60 năm trôi qua, ký ức về chiến tranh trong người lính già vẫn còn nguyên vẹn (Ảnh: Hoàng Hà) |
Tháng 8/1945, ông cùng hàng ngàn người dân địa phương tham gia cướp chính quyền tại phủ Quảng Ninh, Quảng Bình. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ông gia nhập lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những đội viên đầu tiên của Chi đội Lê Trực.
Thời gian đầu, ông được chuyển vào tham gia chiến đấu tại đường 9 - Nam Lào, sau đó tiến dần ra Bắc.
Ông kể, bộ đội hồi đấy khổ lắm, quần áo không đủ để mặc. Nhiều khi bệnh sốt rét hoành hành, vì không đủ thuốc, 3 "thằng" phải chia nhau 2 viên thuốc để uống. Dù thế, bộ đội ta vẫn đấu tranh vượt qua gian khổ để đánh thắng giặc.
Vén áo cho phóng viên xem những vết sẹo trên vai và lưng, ông bảo: “Cái này bị ở Điện Biên, còn cái này ở Sê Pôn. Trong trận ở Sê Pôn, tôi được phong làm tiểu đội trưởng, nhưng vì bị thương nên sau đó lại về làm chiến sĩ.
Đợt đó, có người còn không tin bộ đội sẽ đánh thắng vì họ cho rằng, Pháp có nhiều súng thế mà vẫn thua thì bộ đội mình làm sao thắng nổi. Nhưng cuối cùng bộ đội ta đã đánh thắng”.
Năm 1950, ông Đồng được lựa chọn sang Trung Quốc học quân sự rồi về làm chính trị viên Đại đội 924, Sư đoàn 316.
Ông rất tự hào mỗi khi kể về chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhớ lại trận đánh ở Đồi A1, ông vẫn ấm ức chuyện không được phất cờ đầu tiên trên nóc hầm Đờ Cát.
“Đơn vị tôi đã phục sẵn ở Đồi A1 sớm hơn mấy ngày so với đơn vị bạn. Nhưng sáng 7/5/1954, khi toàn mặt trận đang chuẩn bị tổng công kích, khí thế đang tưng bừng thì tiểu đoàn được lệnh dừng lại để nắm tình hình.
Trong khi đó, đơn vị bạn đã tiến lên tấn công chiếm hầm. Đến khi chúng tôi xông đến nơi thì đã thấy tốp sĩ quan Pháp kéo nhau ra hàng, còn hàng vạn quân sĩ của ta reo hò dậy cả đất trời”, ông Đồng nhớ lại.
Ông Đồng được Nhà nước trao tặng huân chương quân công hạng Ba (Ảnh: Hoàng Hà) |
Để đánh thắng cứ điểm Đồi A1, quân đội ta phải đánh đến 2 lần. Lần đầu không đánh được, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mời Sư đoàn trưởng 316 và Trung đoàn trưởng 174 lên để cùng tìm ra nguyên nhân, thay đổi phương pháp đánh địch.
Sau cuộc họp với Đại tướng, chúng ta đã thay đổi cách tấn công, bằng cách cho bộ đội áp sát bao vây đồn địch, đào lấn vào sào huyệt chúng.
Khi đã áp sát, bao vây đồn địch, các chiến sĩ dùng phương pháp bắn tỉa. Và cuối cùng, bộ đội ta đã giành được chiến thắng rất vẻ vang.
Nhiều lần được gặp Bác Hồ
Sau khi giải phóng miền bắc, ông Đồng về quê mang theo vợ con lên lại Điện Biên xây dựng kinh tế. Tại đây, ông đã được gặp Bác Hồ.
Ông kể: “Hồi đó Bác lên giao nhiệm vụ xây dựng lại Điện Biên và đây là lần đầu tôi được tiếp xúc trực tiếp với Bác. Bác nói, chính ủy Sư đoàn không xung phong nhưng xét về trách nhiệm mọi mặt thì giao cho Sư đoàn 316 lên xây dựng lại Điện Biên.
Sau đó, Bác phát cho mỗi người 3 điếu thuốc lá rồi hát chung với mọi người bài hát Đoàn Kết”.
Có lần ông cùng đồng đội đi lấy gạo vào ban đêm, đến đoạn phải lội qua suối thì gặp Bác. Người chiến sĩ đi cùng Bác nói để cõng Bác qua suối nhưng Bác nhất quyết không chịu.
Rồi lần hành quân lên chiến dịch Biên giới, giày dép không đủ cho tất cả các chiến sĩ nên nhiều người phải đi chân đất, cả Bác Hồ cũng không đi dép. Nhìn Bác, các chiến sĩ bộ đội lại có thêm động lực để vượt qua khó khăn.
“Bác là Chủ tịch mà còn đi chân đất huống gì chúng tôi. Rồi ai cũng lại hăng hái đi tiếp, không còn kêu ca nữa”, ông Đồng nói.
Năm 1960, ông Hoàng Văn Đồng được giao giữ chức Chính ủy hậu cần Sư đoàn 316.
Năm 1961, ông trở lại Lào làm chuyên gia, đến năm 1978 thì về nghỉ hưu với quân hàm Trung tá.
Trở về quê nhà sau gần 35 năm phục vụ trong quân đội, 18 năm liền ông lại được dân bầu làm đủ việc như: Bí thư hợp tác xã, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó Ban mặt trận…
Đất nước thống nhất đã 40 năm, Điện Biên giải phóng 61 năm, ông Đồng đã ở tuổi 95 nhưng người lính năm xưa vẫn rất minh mẫn.
Ông cười bảo, không biết bây giờ còn được mấy người cùng đội tuổi, tham gia kháng chiến cùng thời với ông.
“Bây giờ già rồi, không còn làm được việc gì nữa, nhưng ngày nào tôi cũng vẫn đi xe đạp để rèn luyện sức khỏe. Nhưng chỉ đi được khoảng 2-3km thôi chứ không thể đi xa hơn được nữa”, ông Đồng chia sẻ.
Nguồn: Hoàng Hà (Giáo dục Việt nam)
Bình luận