(VTC News) – PGS Văn Như Cương cho rằng không nên sử dụng thang điểm 20 để tránh những rắc rối không cần thiết trong kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Góp ý cho quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015, PGS Văn Như Cương cho rằng hiện nay thang điểm 10 chấm chi tiết đến 0,25 điểm, nếu muốn nâng tỉ lệ chính xác thì chỉ cần chấm chính xác đến 0,125 điểm.
“Việc sử dụng thang điểm 20 là vô duyên và không cần thiết. Điều này gây rắc rối, phải quy đổi theo hình thức này, hình thức thức khác”, PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.
PGS Cương băn khoăn liệu “việc quy đổi ra thang điểm 20 chỉ trong kỳ thi THPT quốc gia hay cả trong việc đánh giá trong năm học?”.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng chia sẻ rằng các môn khoa học tự nhiên có thể chấm chính xác đến 0,125 điểm nhưng việc các môn xã hội chấm quá chi tiết sẽ không phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
“Đặc biệt là hiện nay đề thi đã được ra theo hướng mở. Rất khó có thể chấm chính xác tuyệt đối đối với các môn xã hội. Nếu chấm như vậy sẽ rất hình thức và vụn vặt”, PGS Văn Như Cương nói.
Cũng có cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng: “Thang điểm 20 nếu dùng cần phải xem xét vì về bản chất không khác nhau, chúng ta cần tính xem có thật sự cần thiết thay đổi hay không, còn không thì nên giữ nguyên thang điểm 10”.
Góp ý cho Bộ GD-ĐT, lãnh đạo các Sở GD-ĐT cũng đồng tình việc sử dụng thang điểm 10 như truyền thống để không gây lo lắng cho thí sinh.
Phát biểu tại buổi Tọa đàm góp ý dự thảo quy chế thi THPT quốc gia 2015 diễn ra tại TPHCM ngày 22/1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: "Có lẽ Bộ sẽ tiếp thu và sử dụng lại thang điểm 10 để khỏi có những băn khoăn, lo lắng từ thầy cô, học sinh và phụ huynh về vấn đề này".
Được biết, dự kiến từ ngày 15/3/2015, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Đầu tháng 8/2015, sau khi có kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Khi điền phiếu đăng ký dự thi, thí sinh phải điền đầy đủ thông tin cá nhân và mục đích dự thi: thi xét tốt nghiệp THPT hay xét tuyển ĐH, CĐ.
Thí sinh là học sinh THPT đánh dấu vào cả hai ô này nếu muốn xét tuyển tốt nghiệp THPT và ĐH - CĐ, thí sinh tự do chỉ đánh dấu vào ô xét tuyển ĐH, CĐ và học sinh chỉ cần xét tốt nghiệp THPT thì đánh dấu vào ô xét tốt nghiệp THPT.
Trong quá trình đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, khi có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận để xét tuyển 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 20 ngày.
Dự kiến, trước ngày 10/2/2015, lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ công bố quy chế kỳ thi THPT quốc gia và quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015.
Phạm Thịnh
Góp ý cho quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015, PGS Văn Như Cương cho rằng hiện nay thang điểm 10 chấm chi tiết đến 0,25 điểm, nếu muốn nâng tỉ lệ chính xác thì chỉ cần chấm chính xác đến 0,125 điểm.
“Việc sử dụng thang điểm 20 là vô duyên và không cần thiết. Điều này gây rắc rối, phải quy đổi theo hình thức này, hình thức thức khác”, PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.
PGS Văn Như Cương đề xuất bỏ thang điểm 20 như trong dự thảo Quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015 |
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng chia sẻ rằng các môn khoa học tự nhiên có thể chấm chính xác đến 0,125 điểm nhưng việc các môn xã hội chấm quá chi tiết sẽ không phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
“Đặc biệt là hiện nay đề thi đã được ra theo hướng mở. Rất khó có thể chấm chính xác tuyệt đối đối với các môn xã hội. Nếu chấm như vậy sẽ rất hình thức và vụn vặt”, PGS Văn Như Cương nói.
Cũng có cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng: “Thang điểm 20 nếu dùng cần phải xem xét vì về bản chất không khác nhau, chúng ta cần tính xem có thật sự cần thiết thay đổi hay không, còn không thì nên giữ nguyên thang điểm 10”.
Góp ý cho Bộ GD-ĐT, lãnh đạo các Sở GD-ĐT cũng đồng tình việc sử dụng thang điểm 10 như truyền thống để không gây lo lắng cho thí sinh.
Phát biểu tại buổi Tọa đàm góp ý dự thảo quy chế thi THPT quốc gia 2015 diễn ra tại TPHCM ngày 22/1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: "Có lẽ Bộ sẽ tiếp thu và sử dụng lại thang điểm 10 để khỏi có những băn khoăn, lo lắng từ thầy cô, học sinh và phụ huynh về vấn đề này".
Được biết, dự kiến từ ngày 15/3/2015, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Đầu tháng 8/2015, sau khi có kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Khi điền phiếu đăng ký dự thi, thí sinh phải điền đầy đủ thông tin cá nhân và mục đích dự thi: thi xét tốt nghiệp THPT hay xét tuyển ĐH, CĐ.
Thí sinh là học sinh THPT đánh dấu vào cả hai ô này nếu muốn xét tuyển tốt nghiệp THPT và ĐH - CĐ, thí sinh tự do chỉ đánh dấu vào ô xét tuyển ĐH, CĐ và học sinh chỉ cần xét tốt nghiệp THPT thì đánh dấu vào ô xét tốt nghiệp THPT.
Trong quá trình đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, khi có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận để xét tuyển 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 20 ngày.
Dự kiến, trước ngày 10/2/2015, lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ công bố quy chế kỳ thi THPT quốc gia và quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015.
Phạm Thịnh
Bình luận