(VTC News) – Kỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ chính thức sử dụng thang điểm 10 thay vì thang điểm 20 như dự thảo trước đó được công bố.
Sử dụng thang điểm 10
Sau khi đưa ra xin ý kiến dư luận về việc sử dụng thang điểm 20, Bộ GD-ĐT đã nhận được rất nhiều ý kiến phản biện, góp ý của các chuyên gia giáo dục. Vì vậy, để đảm bảo không xáo trộn lớn ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh, Bộ GD-ĐT quyết định giữ thang điểm 10 trong quy chế thi THPT quốc gia 2015.
Theo đó, điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 10; điểm lẻ có thể đến 0,25.
Điểm xét tốt nghiệp THPT
Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN): gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; được tính theo công thức sau:
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện.
Điểm liệt là 1 điểm
Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, tất cả các bài thi đều đạt trên 1,0 điểm và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
Phạm Thịnh
Sử dụng thang điểm 10
Sau khi đưa ra xin ý kiến dư luận về việc sử dụng thang điểm 20, Bộ GD-ĐT đã nhận được rất nhiều ý kiến phản biện, góp ý của các chuyên gia giáo dục. Vì vậy, để đảm bảo không xáo trộn lớn ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh, Bộ GD-ĐT quyết định giữ thang điểm 10 trong quy chế thi THPT quốc gia 2015.
Theo đó, điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 10; điểm lẻ có thể đến 0,25.
Điểm xét tốt nghiệp THPT
Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN): gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; được tính theo công thức sau:
Điểm liệt là 1 điểm
Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, tất cả các bài thi đều đạt trên 1,0 điểm và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
Phạm Thịnh
Bình luận