Sáng 10/12, ông Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện tại bộ GD-ĐT đã cơ bản hoàn thành xong dự thảo hai quy chế: Quy chế về kì thi THPT Quốc gia (dành cho trường ĐH, CĐ và sở GD-ĐT tổ chức thi) và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy.
Nội dung quy chế có một số điểm mới như sau:
Các loại mẫu về cơ bản giống hệt HSĐKDT năm ngoái về thông tin cá nhân, các chế độ ưu tiên. Chỉ khác ở chỗ: năm nay không đặt vấn đề thi vào trường nào mà chỉ đăng kí thi môn thi nào, cụm thi nào, mục đích dự thi. Thí sinh (TS) sẽ đăng kí dự thi tại trường THPT đang học. TS tự do đăng kí thi tại địa điểm do sở GD-ĐT quy định.
Nhóm 1: TS sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT thì đăng kí 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn còn lại trong số các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. (TS ở vùng khó khăn thì có thể xin thay môn Ngoại ngữ bằng một môn còn lại, có nghĩa là có hai môn tự chọn ngoài hai môn cố định là toán và văn). Những TS có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ B1 trở lên hoặc chương trình quốc tế (theo quy định của bộ) sẽ được miễn thi với điểm thi tối đa.
Nhóm 2: TS vừa thi để xét tốt nghiệp THPT vừa lấy kết quả tuyển sinh ĐH, ngoài việc đăng kí 4 môn liên quan còn phải đăng kí thêm từ 1 – 4 môn khác tùy nguyện vọng các khối thi. Ví dụ: TS thi khối A thì đăng kí các môn: Toán, Văn, Ngoại Ngữ, Lý và Hóa. Việc đăng kí này còn giúp các em lựa chọn các khối tổng hợp khác dựa theo 5 môn này ngoài khối A đăng kí.
Nhóm 3: TS dự thi chỉ xét vào ĐH, CĐ thì chỉ thi những môn liên quan đến xét tuyển trực tiếp theo khối, ngoài ra có thể thi thêm các môn để xét vào các khối thi khác.
Cấu trúc đề thi về cơ bản không khác so với đề thi kì thi tốt nghiệp THPT 2014. Theo đó, các môn thi trắc nghiệm thi 90 phút, môn thi tự luận 180 phút. Đề thi đảm bảo hai phần: Phần cơ bản đảm bảo xét tốt nghiệp và phần phân hóa để tuyển sinh ĐH, CĐ.
Các môn KHXH sẽ đẩy mạnh cách ra đề thi mở, dùng kiến thức liên môn xử lý, không yêu cầu TS máy móc nhớ số liệu, học thuộc lòng mà phải xử lý phân tích được số liệu. Cách ra đề thi các môn KHTN sẽ tăng cường đánh giá năng lực, vận dụng kiến thức thực nghiệm.
Với TS chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT, kết quả xét giữ ổn định như năm ngoái dựa trên 50% điểm thi kì THPT Quốc gia và 50% kết quả học tập lớp 12.
Với các TS dùng kết quả dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ, điểm khác biệt quan trọng trong sử dụng kết quả thi năm nay là TS có điểm thi rồi mới được đăng kí thi tuyển vào các trường theo nguyện vọng.
Trong 428 trường ĐH, CĐ đăng kí tuyển sinh, có 235 trường sử dụng kết quả kì thi chung để xét tuyển. Có ba trường “top” trên là ĐH Bách Khoa HN, ĐH Ngoại thương và ĐH Y Hà Nội có thêm điều kiện sơ tuyển. ĐH Luật TP HCM và Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thêm điều kiện sẽ phỏng vấn một số khối thi cùng với điểm thi. ĐH Kiểm sát HN nhiều khả năng là có hai phần xét kết quả với tỉ lệ 85% điểm dự thi và 15% điểm phỏng vấn sau khi thi.
Bộ GD-ĐT đang cân nhắc để quyết định trên cơ sở đã đi khảo sát khoảng 30 cụm thi trên cả nước. Tiêu chí tổ chức cụm thi là bố trí đi lại thuận tiện cho TS để đảm bảo quãng đường đi thi của TS ngắn nhất. Lệ phí dự thi sẽ giữ ổn định như mọi năm.
Ngoài việc sớm ban hành hai Quy chế thi, bộ GD-ĐT sẽ ban hành song song bộ tài liệu hỏi đáp các vấn đề liên quan đến kì thi THPT Quốc gia, giúp TS định hướng rõ hơn khi đăng kí dự thi. Các phần mềm điện tử liên quan đến kì thi cũng đang trong quá trình xử lý, dự kiến cuối tháng 12 sẽ hoàn thành.
Minh Đức
Nội dung quy chế có một số điểm mới như sau:
Bộ GD-ĐT vừa chia sẻ một số thông tin về kỳ thi quốc gia 2015 |
Về hồ sơ đăng kí dự thi (HSĐKDT)
Các loại mẫu về cơ bản giống hệt HSĐKDT năm ngoái về thông tin cá nhân, các chế độ ưu tiên. Chỉ khác ở chỗ: năm nay không đặt vấn đề thi vào trường nào mà chỉ đăng kí thi môn thi nào, cụm thi nào, mục đích dự thi. Thí sinh (TS) sẽ đăng kí dự thi tại trường THPT đang học. TS tự do đăng kí thi tại địa điểm do sở GD-ĐT quy định.
Có ba nhóm đối tượng đăng kí dự thi
Nhóm 1: TS sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT thì đăng kí 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn còn lại trong số các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. (TS ở vùng khó khăn thì có thể xin thay môn Ngoại ngữ bằng một môn còn lại, có nghĩa là có hai môn tự chọn ngoài hai môn cố định là toán và văn). Những TS có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ B1 trở lên hoặc chương trình quốc tế (theo quy định của bộ) sẽ được miễn thi với điểm thi tối đa.
Nhóm 2: TS vừa thi để xét tốt nghiệp THPT vừa lấy kết quả tuyển sinh ĐH, ngoài việc đăng kí 4 môn liên quan còn phải đăng kí thêm từ 1 – 4 môn khác tùy nguyện vọng các khối thi. Ví dụ: TS thi khối A thì đăng kí các môn: Toán, Văn, Ngoại Ngữ, Lý và Hóa. Việc đăng kí này còn giúp các em lựa chọn các khối tổng hợp khác dựa theo 5 môn này ngoài khối A đăng kí.
Nhóm 3: TS dự thi chỉ xét vào ĐH, CĐ thì chỉ thi những môn liên quan đến xét tuyển trực tiếp theo khối, ngoài ra có thể thi thêm các môn để xét vào các khối thi khác.
Về đề thi
Cấu trúc đề thi về cơ bản không khác so với đề thi kì thi tốt nghiệp THPT 2014. Theo đó, các môn thi trắc nghiệm thi 90 phút, môn thi tự luận 180 phút. Đề thi đảm bảo hai phần: Phần cơ bản đảm bảo xét tốt nghiệp và phần phân hóa để tuyển sinh ĐH, CĐ.
Các môn KHXH sẽ đẩy mạnh cách ra đề thi mở, dùng kiến thức liên môn xử lý, không yêu cầu TS máy móc nhớ số liệu, học thuộc lòng mà phải xử lý phân tích được số liệu. Cách ra đề thi các môn KHTN sẽ tăng cường đánh giá năng lực, vận dụng kiến thức thực nghiệm.
Về việc sử dụng kết quả thi
Với TS chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT, kết quả xét giữ ổn định như năm ngoái dựa trên 50% điểm thi kì THPT Quốc gia và 50% kết quả học tập lớp 12.
Với các TS dùng kết quả dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ, điểm khác biệt quan trọng trong sử dụng kết quả thi năm nay là TS có điểm thi rồi mới được đăng kí thi tuyển vào các trường theo nguyện vọng.
Trong 428 trường ĐH, CĐ đăng kí tuyển sinh, có 235 trường sử dụng kết quả kì thi chung để xét tuyển. Có ba trường “top” trên là ĐH Bách Khoa HN, ĐH Ngoại thương và ĐH Y Hà Nội có thêm điều kiện sơ tuyển. ĐH Luật TP HCM và Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thêm điều kiện sẽ phỏng vấn một số khối thi cùng với điểm thi. ĐH Kiểm sát HN nhiều khả năng là có hai phần xét kết quả với tỉ lệ 85% điểm dự thi và 15% điểm phỏng vấn sau khi thi.
Về số lượng các cụm thi
Bộ GD-ĐT đang cân nhắc để quyết định trên cơ sở đã đi khảo sát khoảng 30 cụm thi trên cả nước. Tiêu chí tổ chức cụm thi là bố trí đi lại thuận tiện cho TS để đảm bảo quãng đường đi thi của TS ngắn nhất. Lệ phí dự thi sẽ giữ ổn định như mọi năm.
Ngoài việc sớm ban hành hai Quy chế thi, bộ GD-ĐT sẽ ban hành song song bộ tài liệu hỏi đáp các vấn đề liên quan đến kì thi THPT Quốc gia, giúp TS định hướng rõ hơn khi đăng kí dự thi. Các phần mềm điện tử liên quan đến kì thi cũng đang trong quá trình xử lý, dự kiến cuối tháng 12 sẽ hoàn thành.
Minh Đức
Bình luận