Sáng nay, 23/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải trình trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015.
Nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn về việc tổ chức thi theo cụm. “Giao cho các trường đại học đủ năng lực tổ chức các cụm thi, vậy tiêu chí nào? Sẽ có nơi này nơi nọ không tổ chức nghiêm, vậy nếu xảy ra tình trạng tiêu cực, có chênh lệch điểm thi giữa các điểm thi thì tính sao. Ví dụ kết quả thi ở miền núi cao hơn ở Hà Nội. Nếu phát hiện sai phạm thì có thi lại không để bảo đảm công bằng giữa các địa phương, các cụm trường?”, một đại biểu đặt câu hỏi.
Ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng Bộ GD-ĐT phải sớm công bố cho xã hội biết việc tổ chức theo cụm sẽ như thế nào?
Giải trình trước các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận giải thích phương án của Bộ hướng đến tổ chức theo cụm thi, nhưng với các học sinh chỉ có mục tiêu tốt nghiệp thì sẽ thi tại địa phương để tạo điều kiện cho các em đi lại đỡ tốn kém.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng giải thích việc tổ chức coi thi, chấm thi theo cụm sẽ được Bộ GD-ĐT chức giám sát, thanh tra rất chặt chẽ.
“Kể cả sau này đã thi đỗ rồi thì công tác giám sát vẫn tiếp tục. Nhiều trường hợp học đại học rồi vẫn bị xử lý”, Bộ trưởng Luận thông tin.
Việc thi theo cụm sẽ tổ chức liên tỉnh. Thi đại học “3 chung” trong những năm qua, Bộ đã tổ chức 4 cụm thi ở Tây Nguyên, Cần Thơ, Vinh, Hải Phòng. Những đổi mới trong kỳ thi quốc gia 2015 sẽ giúp các em học sinh chỉ cần đến 1 cụm thi.
Với những học sinh ở vùng miền núi, do địa bàn đi lại khó khăn thì sẽ được thi ở cụm thi địa phương.
Bộ GD-ĐT sẽ căn cứ vào năng lực của các trường đại học (cơ sở vật chất, đội ngũ, kinh nghiệm tổ chức thi) để xác định trường đại học được chủ trì cụm thi.
Bên cạnh đó, về điều kiện xét tốt nghiệp nhiều đại biểu cho rằng cũng cần tính toán điểm học lớp 12 chiếm bao nhiêu % trong tổng điểm việc xét tuyển. Bộ phải kiểm soát việc cho điểm học ở lớp 12 để không bảo đảm tiêu cực, vì các trường cho điểm là rất khác nhau.
Về vấn đề xét tốt nghiệp, Bộ trưởng Luận cho rằng các trường cũng không nâng điểm vì giáo viên, học sinh có sự giám sát lẫn nhau. Phổ điểm năm 2014 cũng không có sự đột phá so với những năm trước.
Bộ trưởng Luận cũng thông tin qua đợt sơ tuyển của ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng cho thấy không có sự chênh lệch lớn giữa điểm ở học bạ và trình độ của thí sinh.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng khẳng định việc thay đổi thi cử không bất ngờ, mọi việc đều làm có lộ trình. Giáo viên và học sinh đón nhận không bất ngờ, thực tế được chuẩn bị từ kỳ thi năm 2014.
Về việc chọn thi ngoại ngữ bắt buộc, Bộ trưởng Luận cho biết nếu để tự chọn thì sợ học sinh lơ là ngoại ngữ, nên phải để thi bắt buộc. Với những nơi không đủ điều kiện dạy và học ngoại ngữ, học sinh sẽ được lựa chọn môn học khác thay thế.
Bộ cũng sẽ quy định học sinh đoạt giải Olympic ngoại ngữ, có chứng chỉ quốc tế có độ tin cậy (Bộ sẽ công bố danh mục cụ thể), sẽ được miễn thi.
Bộ trưởng Luận cũng cho rằng không thể chờ đổi mới CT-SGK xong rồi mới thay đổi. “Chúng ta phải thay đổi ngay từ phương pháp dạy và học. Thay đổi thi trong năm 2014, 2015 đều hướng đến mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học. Trong năm 2016, 2017 sẽ càng rõ hơn nữa”.
“Tức là năm sau sẽ tiếp tục thay đổi nhưng sẽ thay đổi đúng hướng, theo đúng mục tiêu, lộ trình, không phải là đột ngột rẽ trái, rẽ phải. Thay đổi thi này là trong thời kỳ quá độ, không thể chấp nhận cái cũ nữa, nhưng cũng không thể đột ngột quá, mà cần có thời điểm quá độ để học sinh thích ứng. Vì vậy, trong năm sau sẽ tiếp tục có điều chỉnh để tiến dần tới các mục tiêu”, Bộ trưởng Luận giải thích thêm.
Phạm Thịnh
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận giải trình trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội sáng 23/9 |
Ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng Bộ GD-ĐT phải sớm công bố cho xã hội biết việc tổ chức theo cụm sẽ như thế nào?
Giải trình trước các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận giải thích phương án của Bộ hướng đến tổ chức theo cụm thi, nhưng với các học sinh chỉ có mục tiêu tốt nghiệp thì sẽ thi tại địa phương để tạo điều kiện cho các em đi lại đỡ tốn kém.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng giải thích việc tổ chức coi thi, chấm thi theo cụm sẽ được Bộ GD-ĐT chức giám sát, thanh tra rất chặt chẽ.
“Kể cả sau này đã thi đỗ rồi thì công tác giám sát vẫn tiếp tục. Nhiều trường hợp học đại học rồi vẫn bị xử lý”, Bộ trưởng Luận thông tin.
Việc thi theo cụm sẽ tổ chức liên tỉnh. Thi đại học “3 chung” trong những năm qua, Bộ đã tổ chức 4 cụm thi ở Tây Nguyên, Cần Thơ, Vinh, Hải Phòng. Những đổi mới trong kỳ thi quốc gia 2015 sẽ giúp các em học sinh chỉ cần đến 1 cụm thi.
Với những học sinh ở vùng miền núi, do địa bàn đi lại khó khăn thì sẽ được thi ở cụm thi địa phương.
Bộ GD-ĐT sẽ căn cứ vào năng lực của các trường đại học (cơ sở vật chất, đội ngũ, kinh nghiệm tổ chức thi) để xác định trường đại học được chủ trì cụm thi.
Về vấn đề xét tốt nghiệp, Bộ trưởng Luận cho rằng các trường cũng không nâng điểm vì giáo viên, học sinh có sự giám sát lẫn nhau. Phổ điểm năm 2014 cũng không có sự đột phá so với những năm trước.
Bộ trưởng Luận cũng thông tin qua đợt sơ tuyển của ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng cho thấy không có sự chênh lệch lớn giữa điểm ở học bạ và trình độ của thí sinh.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng khẳng định việc thay đổi thi cử không bất ngờ, mọi việc đều làm có lộ trình. Giáo viên và học sinh đón nhận không bất ngờ, thực tế được chuẩn bị từ kỳ thi năm 2014.
Về việc chọn thi ngoại ngữ bắt buộc, Bộ trưởng Luận cho biết nếu để tự chọn thì sợ học sinh lơ là ngoại ngữ, nên phải để thi bắt buộc. Với những nơi không đủ điều kiện dạy và học ngoại ngữ, học sinh sẽ được lựa chọn môn học khác thay thế.
Bộ cũng sẽ quy định học sinh đoạt giải Olympic ngoại ngữ, có chứng chỉ quốc tế có độ tin cậy (Bộ sẽ công bố danh mục cụ thể), sẽ được miễn thi.
Bộ trưởng Luận cũng cho rằng không thể chờ đổi mới CT-SGK xong rồi mới thay đổi. “Chúng ta phải thay đổi ngay từ phương pháp dạy và học. Thay đổi thi trong năm 2014, 2015 đều hướng đến mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học. Trong năm 2016, 2017 sẽ càng rõ hơn nữa”.
“Tức là năm sau sẽ tiếp tục thay đổi nhưng sẽ thay đổi đúng hướng, theo đúng mục tiêu, lộ trình, không phải là đột ngột rẽ trái, rẽ phải. Thay đổi thi này là trong thời kỳ quá độ, không thể chấp nhận cái cũ nữa, nhưng cũng không thể đột ngột quá, mà cần có thời điểm quá độ để học sinh thích ứng. Vì vậy, trong năm sau sẽ tiếp tục có điều chỉnh để tiến dần tới các mục tiêu”, Bộ trưởng Luận giải thích thêm.
Phạm Thịnh
Bình luận