(VTC News) - Lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra nhiều điểm lợi thế trong phương án chỉ sử dụng 1 bài trong 1 buổi thi cho kỳ thi quốc gia 2015.
Đủ cơ sở thực hiện
ĐH Quốc gia Hà Nội vừa đề xuất phương án dồn tất cả các môn thi trong 1 bài thi cho kỳ thi quốc gia 2015. Ngay sau khi xuất hiện đề xuất này, rất nhiều ý kiến đã băn khoăn về những lợi ích mà phương án này đem lại.
Để làm rõ hơn những vấn đề đặt ra trong đề án, GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết thêm ở nước ta trong nhiều thập niên qua, học sinh ở cuối bậc trung học phổ thông (THPT) phải tham gia 2 kỳ thi quan trọng: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Cả hai kỳ thi này tuy có mục đích đánh giá khác nhau, nhưng có cùng bản chất khoa học, tức là đều dựa trên nền tảng tâm trắc học trong giáo dục, hay còn gọi là Khoa học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục.
Về mặt khoa học hoàn toàn có thể tích hợp hai loại dạng thức câu hỏi này vào một bài thi tổng hợp. Hơn thế, việc áp dụng các thành tựu của Khoa học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục và công nghệ thông tin còn giúp chúng ta từng bước thực hiện được mục tiêu “đánh giá năng lực” người học thay cho “đánh giá kiến thức” đơn thuần.
Việc thiết kế và triển khai một kỳ thi hợp nhất đơn giản, khách quan có độ tin cậy cao là một nhu cầu thực tiễn cấp bách. Nó không chỉ nhằm mục tiêu xét tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, mà qua đó dần dần thúc đẩy sự đổi mới về chương trình, việc dạy và học ở bậc phổ thông theo hướng từ “trang bị kiến thức” sang “phát triển năng lực”.
Đã có nhiều nước trên thế giới thực hiện các kỳ thi chung, kỳ thi hợp nhất. Pháp có kỳ thi Baccalauréat, gọi tắt là Le Bac, khoảng gần 20 quốc gia Châu Âu khác có kỳ thi chung gọi là kỳ thi Matura.
Ngay tại Hoa Kỳ cũng có tốt nghiệp THPT gọi Exit Exam, thực hiện ở khoảng 27 bang. Đặc biệt, đây là yêu cầu bắt buộc của là Bang California, Vương Quốc Anh và các nước ảnh hưởng của hệ thống giáo dục của Anh (Singapore, Hông Công, v.v.) có kỳ thi A-Level.
Gần đây, các nước đông Âu, nhất là Nga, Ucraina cũng chuyển sang áp dụng kỳ thi hợp nhất. Kết quả các kỳ thi này được thí sinh sử dụng làm căn cứ xét nhận bằng tốt nghiệp THPT và đồng thời đăng ký vào học đại học.
Vì là kỳ thi chung, hợp nhất, cho nên số số lượng thi sinh rất lớn, hầu hết các quốc gia đều sử dụng các bài thi chuẩn hóa (standardized test) với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Chỉ khi sử dụng bài thi chuẩn hóa mới tạo thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ khảo thí hiện đại cũng như công nghệ thông tin, đảm bảo tính khác quan, độ tin cây cao của kỳ thi.
Việc quyết định tổ chức kỳ thi chung, hợp nhất ở Việt Nam hiện nay có thuận lợi cơ bản là công nghệ thông tin, truyền thông của nước ta đã tương đối phát triển, ngày càng có nhiều chuyên gia về công nghệ đo lường đánh giá hiện đại trong giáo dục đáp ứng tổ chức thành công các kỳ thi với quy mô lớn.
“Bên cạnh đó, học sinh đã được làm quen với hình thức thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) đã được áp dụng cho các môn lý, hóa, sinh trong kỳ thi “ba chung” giúp cho thí sinh và xã hội dễ dàng thích ứng với các loại đề thi này.
Như vậy, có thể khẳng định hoàn toàn có đầy đủ căn cứ khoa học và thực tiễn để triển khai kỳ thi quốc gia - kỳ thi hợp nhất”, GS Đức khẳng định.
10 ưu thế
Khi nghiên cứu thực hiện đề án này, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra nhiều ưu thế và tính khả thi. Phương án này được đánh giá phù hợp với thông lệ quốc tế, thể hiện được sự đổi mới trong kiểm tra đánh giá.
GS Đức cho rằng phương án này chỉ có một bài duy nhất, thi trong một buổi nên gọn nhẹ, dễ triển khai, đơn giản, thiết thực tiết kiệm dễ được xã hội đồng tình ủng hộ.
Đề thi dạng trắc nghiệm khách quan gồm 180 câu hỏi (gồm kiến thức toán, ngữ văn, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), thi trên máy tính với đề thi được tổ hợp khác nhau, thí sinh không thể nhận trợ giúp từ bên ngoài.
Cấu trúc đề thi định hướng học sinh cần học toàn diện, học thực chất, tránh học tủ, học lệch, học cái thiết thực.
Ngoài ra, đề thi có phổ rộng theo độ khó dễ, cho phép học sinh trung học với trình độ trung bình có thể đỗ tốt nghiệp. Các trường đại học, cao đẳng với các lĩnh vực ngành nghề khác nhau có căn cứ xác đáng để chọn được người học.
“Có thể tổ chức nhiều lần trong một đợt thi, nhiều đợt trong năm, thí sinh chưa đạt yêu cầu có thể thi lại. Điểm kì thi hợp nhất có thời hạn sử dụng 2 năm và có thể học và thi cải thiện, nâng cao, thuận lợi cho thí sinh”, GS Đức thông tin thêm.
Đối với nhiều thí sinh còn lo lắng về đề thi có thể xem đề mẫu công khai và làm thử trên mạng, nên không lạ lẫm, làm quen nhanh chóng.
Bộ đề được thiết kế bao quát chương trình phổ thông hiện nay, chú trọng kiến thức lớp 12, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy phổ thông chưa điều chỉnh.
Phần mềm thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng, cần đọc và tích vào là xong. Thí sinh vùng dân tộc miền núi có thể dễ dàng làm quen. Coi thi đơn giản, thuận tiện, chấm thi đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm nhân lực.
GS Nguyễn Đình Đức cũng thông tin thêm về tính ưu việt của phương án này: “Năm 2015 tổ chức thi tích hợp trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp như hàng năm. Thí sinh đạt yêu cầu không cần tham gia kỳ thi sau. Số chưa đạt có thể thi lại bài thi tổng hợp hoặc tham gia kỳ thi Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ sau đó”.
Phạm Thịnh
Đủ cơ sở thực hiện
ĐH Quốc gia Hà Nội vừa đề xuất phương án dồn tất cả các môn thi trong 1 bài thi cho kỳ thi quốc gia 2015. Ngay sau khi xuất hiện đề xuất này, rất nhiều ý kiến đã băn khoăn về những lợi ích mà phương án này đem lại.
ĐH Quốc gia Hà Nội đề xuất phương án dồn tất cả môn thi trong một bài thi và thi trong một buổi |
|
Về mặt khoa học hoàn toàn có thể tích hợp hai loại dạng thức câu hỏi này vào một bài thi tổng hợp. Hơn thế, việc áp dụng các thành tựu của Khoa học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục và công nghệ thông tin còn giúp chúng ta từng bước thực hiện được mục tiêu “đánh giá năng lực” người học thay cho “đánh giá kiến thức” đơn thuần.
Việc thiết kế và triển khai một kỳ thi hợp nhất đơn giản, khách quan có độ tin cậy cao là một nhu cầu thực tiễn cấp bách. Nó không chỉ nhằm mục tiêu xét tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, mà qua đó dần dần thúc đẩy sự đổi mới về chương trình, việc dạy và học ở bậc phổ thông theo hướng từ “trang bị kiến thức” sang “phát triển năng lực”.
Đã có nhiều nước trên thế giới thực hiện các kỳ thi chung, kỳ thi hợp nhất. Pháp có kỳ thi Baccalauréat, gọi tắt là Le Bac, khoảng gần 20 quốc gia Châu Âu khác có kỳ thi chung gọi là kỳ thi Matura.
Ngay tại Hoa Kỳ cũng có tốt nghiệp THPT gọi Exit Exam, thực hiện ở khoảng 27 bang. Đặc biệt, đây là yêu cầu bắt buộc của là Bang California, Vương Quốc Anh và các nước ảnh hưởng của hệ thống giáo dục của Anh (Singapore, Hông Công, v.v.) có kỳ thi A-Level.
Gần đây, các nước đông Âu, nhất là Nga, Ucraina cũng chuyển sang áp dụng kỳ thi hợp nhất. Kết quả các kỳ thi này được thí sinh sử dụng làm căn cứ xét nhận bằng tốt nghiệp THPT và đồng thời đăng ký vào học đại học.
Vì là kỳ thi chung, hợp nhất, cho nên số số lượng thi sinh rất lớn, hầu hết các quốc gia đều sử dụng các bài thi chuẩn hóa (standardized test) với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Chỉ khi sử dụng bài thi chuẩn hóa mới tạo thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ khảo thí hiện đại cũng như công nghệ thông tin, đảm bảo tính khác quan, độ tin cây cao của kỳ thi.
Việc quyết định tổ chức kỳ thi chung, hợp nhất ở Việt Nam hiện nay có thuận lợi cơ bản là công nghệ thông tin, truyền thông của nước ta đã tương đối phát triển, ngày càng có nhiều chuyên gia về công nghệ đo lường đánh giá hiện đại trong giáo dục đáp ứng tổ chức thành công các kỳ thi với quy mô lớn.
GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ ra nhiều ưu điểm khi sử dụng phương án này cho kỳ thi quốc gia 2015 |
Như vậy, có thể khẳng định hoàn toàn có đầy đủ căn cứ khoa học và thực tiễn để triển khai kỳ thi quốc gia - kỳ thi hợp nhất”, GS Đức khẳng định.
10 ưu thế
Khi nghiên cứu thực hiện đề án này, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra nhiều ưu thế và tính khả thi. Phương án này được đánh giá phù hợp với thông lệ quốc tế, thể hiện được sự đổi mới trong kiểm tra đánh giá.
GS Đức cho rằng phương án này chỉ có một bài duy nhất, thi trong một buổi nên gọn nhẹ, dễ triển khai, đơn giản, thiết thực tiết kiệm dễ được xã hội đồng tình ủng hộ.
Đề thi dạng trắc nghiệm khách quan gồm 180 câu hỏi (gồm kiến thức toán, ngữ văn, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), thi trên máy tính với đề thi được tổ hợp khác nhau, thí sinh không thể nhận trợ giúp từ bên ngoài.
Cấu trúc đề thi định hướng học sinh cần học toàn diện, học thực chất, tránh học tủ, học lệch, học cái thiết thực.
Ngoài ra, đề thi có phổ rộng theo độ khó dễ, cho phép học sinh trung học với trình độ trung bình có thể đỗ tốt nghiệp. Các trường đại học, cao đẳng với các lĩnh vực ngành nghề khác nhau có căn cứ xác đáng để chọn được người học.
Đề thi được thiết kế cho học sinh trung bình cũng có thể đỗ tốt nghiệp |
“Có thể tổ chức nhiều lần trong một đợt thi, nhiều đợt trong năm, thí sinh chưa đạt yêu cầu có thể thi lại. Điểm kì thi hợp nhất có thời hạn sử dụng 2 năm và có thể học và thi cải thiện, nâng cao, thuận lợi cho thí sinh”, GS Đức thông tin thêm.
Đối với nhiều thí sinh còn lo lắng về đề thi có thể xem đề mẫu công khai và làm thử trên mạng, nên không lạ lẫm, làm quen nhanh chóng.
Bộ đề được thiết kế bao quát chương trình phổ thông hiện nay, chú trọng kiến thức lớp 12, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy phổ thông chưa điều chỉnh.
Phần mềm thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng, cần đọc và tích vào là xong. Thí sinh vùng dân tộc miền núi có thể dễ dàng làm quen. Coi thi đơn giản, thuận tiện, chấm thi đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm nhân lực.
GS Nguyễn Đình Đức cũng thông tin thêm về tính ưu việt của phương án này: “Năm 2015 tổ chức thi tích hợp trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp như hàng năm. Thí sinh đạt yêu cầu không cần tham gia kỳ thi sau. Số chưa đạt có thể thi lại bài thi tổng hợp hoặc tham gia kỳ thi Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ sau đó”.
Phạm Thịnh
Bình luận