• Zalo

Kỹ sư 'hai lúa' đã cất cánh bay thử nghiệm trực thăng thứ hai

Thời sựThứ Hai, 17/08/2015 07:12:00 +07:00Google News

Ngày 15/8, kỹ sư Bùi Hiển (61 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) được nhiều người biết đến với tên gọi "kỹ sư hai lúa", "cha đẻ máy bay trực thăng Việt Nam", cho biết s

(VTC News) – Kỹ sư "hai lúa" đã hoàn tất giai đoạn cuối của chiếc trực thăng tự chế và đang lên kế hoạch bay cụ thể.

Ngày 15/8, kỹ sư Bùi Hiển (61 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) được nhiều người biết đến với tên gọi "kỹ sư hai lúa", "cha đẻ máy bay trực thăng Việt Nam", cho biết sau thời gian dài chỉnh sửa một số chi tiết, trong đó có cặp cánh trục chính, chiếc máy bay trực thăng đã được ông mang ra bay thử và bay… rất bốc.
“Trước đây mỗi lần mang máy bay ra tập bay là tôi có chút lo lắng nhưng bây giờ thì tâm lý thoải mái, hưng phấn, ngày nào cũng muốn ngồi lên máy bay cất cánh” – kỹ sư Bùi Hiển cười nói.
Cặp cánh mới làm hoàn toàn từ hợp kim nhôm, trọng lượng 9kg, trong khi trọng lượng cặp cánh cũ nặng đến 14kg. Mỗi cánh máy bay mới giá chưa đến 1 triệu đồng/cánh, thế nhưng phần khuôn mẫu lại khá đắt, trên 50 triệu đồng/khuôn/lần.
"Nếu cặp cánh chế tạo ra không thích hợp thì buộc phải sửa lại khuôn mẫu, mỗi lần thay đổi như vậy chi phí đẩy lên khá cao" - ông Hiển chia sẻ.
 Kỹ sư "hai lúa" Bùi Hiển bên trực thăng thứ hai
Theo kỹ sư Hiển, đây có thể là giai đoạn hoàn thiện quan trọng để ông tiếp tục thử nghiệm bay. Hiện tại, máy bay thứ hai với cánh quạt cũ được tập bay ở độ cao khoảng 1m so với mặt đất. Máy bay chỉ bay cầm chừng ở độ cao cho phép, bay treo một chỗ khoảng 5 - 10 phút thì êm nhưng nếu bay tới lui thì rung lắc.

“Tôi phát hiện lỗi ở cánh quạt nên đã quyết định tạm ngưng bay và tìm cặp cánh quạt khác thay thế. Một doanh nghiệp Đài Loan đóng trên địa bàn Bình Dương chuyên sản xuất cửa nhôm nên tôi tìm đến ngỏ lời, họ đồng ý giúp đỡ. Tôi đã nhờ họ đóng khuôn và đùn nhôm để cho ra cặp cánh mới theo đúng kỹ thuật tiêu chuẩn tôi đưa ra” – kỹ sư Hiển nói.
 Kỹ sư Bùi Hiển kiểm tra lọc gió trước khi bay thử

Chiếc máy bay thứ hai nói trên được kỹ sư Bùi Hiển "hạ sinh" vào tháng 9/2014, với cơ chế máy bay hai cánh quạt, cánh đơn hỗ trợ cánh đuôi. Trọng lượng trực thăng nặng 340kg, sử dụng động cơ xe đua công thức 1 của Mỹ với 171 mã lực, tiêu tốn khoảng 15 lít nhiên liệu mỗi giờ, sử dụng xăng A92. 
Máy bay có chiều dài 7,4 m, cao 2,4 m, chiều dài cánh quạt chính là 6,6 m và chiều dài cánh quạt phía sau là 1,1 m. Khung, cánh quạt bằng inox cao cấp, kính chắn gió chịu lực. Vận tốc tối đa khi bay đạt 200 km/giờ, trần bay dưới 500 m và tầm hoạt động liên tục trong 2 giờ khoảng 400 km. 
Động cơ được trang bị hệ thống giải nhiệt của ô tô 2.0. Trọng lượng cất cánh có tải tối đa 500 kg. Kinh phí dành cho chiếc máy bay này hơn 500 triệu đồng.
 Chiếc trực thăng thứ nhất bay cao cách mặt đất hơn 1m,
dừng trên không từ 10 -15 phút
Trước đó, vào năm 2012, kỹ sư 'hai lúa' Bùi Hiển nghiên cứu chế tạo ra chiếc trực thăng thứ nhất có cơ chế hai cánh quạt đồng trục, trọng lượng 250 kg, dài 2,95 m, rộng 1,2 m, cao 2,4 m. Chiếc trực thăng sử dụng động cơ Yamaha 2 thì, từ chiếc xuồng cao tốc 106 mã lực. Cánh quạt của trực thăng được thiết kế bằng inox. Đuôi của trực thăng bằng bánh lái dạng cánh bướm để điều khiển chuyển hướng. 

Theo tính toán của ông Hiển, chiếc trực thăng này có thể bay và đạt vận tốc từ 150 - 200 km/giờ. Trọng lượng trực thăng khi cất cánh đạt 375 kg, trong đó có 50 kg hàng hóa. Tiêu hao nhiên liệu khi bay khoảng 15 lít xăng/giờ. Chi phí chế tạo ra chiếc trực thăng này hết khoảng trên 200 triệu đồng. Máy bay có khả năng chở thêm 100kg. Qua thử nghiệm, máy bay đã nhấc lên cách mặt đất 1m, thời gian dừng trên không 10-15 phút.

Máy bay hạ cánh khẩn cấp vì mưa đá làm vỡ kính chắn gió  

Huy Cường
Bình luận
vtcnews.vn