(VTC News) - Lần đầu tiên, những bí mật của công việc hậu trường, lồng tiếng cho phim bộ Hồng Kông được chính kỳ nữ trong lĩnh vực này, diễn viên Bích Ngọc tiết lộ.
Nói đến diễn viên điện ảnh Công Hậu thì nhiều người dễ dàng biết mặt, nhớ tên nhưng nhắc đến diễn viên lồng tiếng Bích Ngọc (vợ Công Hậu) thì ít ai biết chị mà chỉ nghe danh tánh quen quen ở phần giới thiệu mở đầu phim bộ Hồng Kông TVB nổi tiếng một thời.
"Sài Gòn phim dịch và lồng tiếng, FaFilm Việt Nam phát hành, bộ phim... Người dịch Trung Hào Hoa, Đỗ Thanh Thiện. Diễn viên lồng tiếng Thế Thanh, Bích Ngọc, Thanh Phúc, Huỳnh Hoa, Thế Phương, Nguyễn Vinh, Bá Nghị, Thu Hương. Kĩ thuật lồng tiếng Thanh Vân, Phương Quỳnh" - đoạn giới thiệu mở đầu phim bộ TVB.
Bích Ngọc thời son trẻ. Ảnh tư liệu |
Giọng Bích Ngọc khi đọc, nói được nhận xét là "êm như ru". Chị được xem là kỳ nữ số 1 về lồng tiếng phim Hồng Kông TVB từ thập niên 90 cho đến nay.
Tuy cả hai vợ chồng cùng nổi tiếng, một người về điện ảnh, một người về lồng tiếng nhưng cho đến giờ, vẫn còn không ít người biết giữa diễn viên Công Hậu và Bích Ngọc là hai vợ chồng.
Lui về hậu trường cho chồng tỏa sáng
Lui về hậu trường cho chồng tỏa sáng
- Vì sao giữa chị và Công Hậu ít người biết đến với tư cách là vợ chồng ?
|
Còn Ngọc làm nghề lồng tiếng nên chỉ có 4 bức tường xung quanh, khép kín nên ít được khán giả biết đến vì vậy đòi hỏi mình phải hy sinh nhiều hơn.
Hồi chưa sinh con còn nhiều thời gian đi diễn kịch nhưng lúc có con rồi Ngọc xin nghỉ để lo các con, cũng là tạo động lực để anh Hậu yên tâm với nghề, cả hai mỗi người cùng gánh vác, chia sẻ trách nhiệm với nhau. Đến lúc các bé lớn lên thì Ngọc lại lo chuyện đưa đón, học hành cho chúng nếu mỗi khi anh Hậu đi diễn xa, vắng nhà.
Thời trẻ mấy chục năm trước, hầu như Ngọc sống cố gắng thu mình, không sánh đôi cùng chồng có mặt tại các buổi giao lưu, sự kiện, gặp gỡ khán giả, ra trước công chúng mục đích cũng muốn giữ hình ảnh, thần tượng cho Công Hậu.
Sau mấy chục năm, đến thời điểm hiện tại, Ngọc nói với Công Hậu, anh không dắt em đi là không được, để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Lúc này con cái trưởng thành, lớn rồi, đâu có gì nữa mà không ra mặt, giống như những cặp đôi được khán giả biết đến như Thanh Thúy - Đức Thịnh, Đặng Hùng - Vương Linh...
- Chị có thể bật mí về gia đình nhỏ của mình ?
Hai vợ chồng có hai con. Con trai lớn tên Nguyễn Ngọc Nhất Duy, 21 tuổi, vừa tốt nghiệp diễn viên sân khấu điện ảnh TPHCM. Bé có tham gia vào phim vài bộ phim, trong đó có phim Mục Kiền Liên, 10 vị anh hùng liệt sỹ tỉnh Cà Mau, chương trình Sống Đẹp trên VTV đóng trong clip ngắn.
Hiện Duy đang theo học nghề lồng tiếng phim tại Công ty Trí Việt HTV3 do thầy Khánh Hoàng giảng dạy. Trước đó, Duy đã từng tham gia vào "kịch cà phề" nơi dành cho sinh viên thực tập, tạo vốn sống chuẩn bị ra trường, mô hình cà phê sinh viên, tham gia kịch truyền hình vai nhỏ " Giấc mộng giàu sang", "Ranh giới mong manh". Con gái tên Nguyễn Ngọc Duy Đông, 12 tuổi, học lớp 7, bé rất ngoan và học giỏi.
Hiện Duy đang theo học nghề lồng tiếng phim tại Công ty Trí Việt HTV3 do thầy Khánh Hoàng giảng dạy. Trước đó, Duy đã từng tham gia vào "kịch cà phề" nơi dành cho sinh viên thực tập, tạo vốn sống chuẩn bị ra trường, mô hình cà phê sinh viên, tham gia kịch truyền hình vai nhỏ " Giấc mộng giàu sang", "Ranh giới mong manh". Con gái tên Nguyễn Ngọc Duy Đông, 12 tuổi, học lớp 7, bé rất ngoan và học giỏi.
- Điều gì quan trọng nhất đối với chị?
Ngọc nghĩ, đối với Ngọc hay cũng như hầu hết phụ nữ chọn gia đình là chính. Ngọc thích cuộc sống bình lặng, giản dị, thanh thản. Mong muốn chồng chung thủy, con ngoan, học giỏi. Được vậy, nếu cho Ngọc ăn rau muống, xì dầu, nước tương cũng thấy hạnh phúc lắm rồi.
Gia đình nhỏ Bích Ngọc - Công Hậu và hai con. Ảnh tư liệu |
Ngọc cũng đã từng bị stress căng thẳng nhiều trong phòng thu nên đôi lúc đôi lúc cũng muốn thoát ra ngoài đi diễn, những lúc đó rất thèm sân khấu. Nhiều khi ngủ mơ thấy mình lên sàn diễn mà chưa kịp hóa trang nhưng vậy cũng thấy hạnh phúc và vui lắm rồi.
Những lúc được trở lại đoàn làm phim, được đi đóng kịch, cảm giác lúc ấy giống như tiềm thức trỗi dậy, buồn nếu không được diễn.
Vì vậy nên Ngọc cũng tranh thủ tham gia vào vai diễn nhỏ trong phim nếu có dịp, chẳng hạn phim "Gia đình sóng gió" của đạo diễn Xuân Cường, Ngọc vào vai bà bán quán. Ngọc còn nhớ lại lời nói của cô Kim Ngọc, sao con bỏ nghề lâu quá, phải tìm lấy niềm vui của mình đi chứ!.
Vì vậy nên Ngọc cũng tranh thủ tham gia vào vai diễn nhỏ trong phim nếu có dịp, chẳng hạn phim "Gia đình sóng gió" của đạo diễn Xuân Cường, Ngọc vào vai bà bán quán. Ngọc còn nhớ lại lời nói của cô Kim Ngọc, sao con bỏ nghề lâu quá, phải tìm lấy niềm vui của mình đi chứ!.
- Gần đây chị có tham gia phim nào nữa không?
À, có! Đó là phim Phật và Thánh chúng, Ngọc vào vai Thanh Đề. Ban đầu người hóa trang bảo rằng Ngọc sẽ được hóa trang đẹp nhưng Ngọc nghĩ dưới âm phủ nhân vật phải quái tí, không nên làm đẹp, càng xấu, càng ghê thì vai diễn mới thành công, khán giả xem càng thích thì phim mới thành công.
Ngọc có chụp những tấm hình vai này để làm tư liệu nhưng tiếc là những tấm hình này nằm trong thẻ nhớ bị cướp giật mất máy ảnh nên không còn.
|
Ngọc có chụp những tấm hình vai này để làm tư liệu nhưng tiếc là những tấm hình này nằm trong thẻ nhớ bị cướp giật mất máy ảnh nên không còn.
- Nói về sự thành công của một bộ phim, theo chị khâu lồng tiếng đóng góp bao nhiêu phần trăm?
Theo Ngọc nghĩ là 5/5, tác phẩm nghệ thuật là sự tổng hợp, phần tiếng lồng hỗ trợ cho nhân vật trong phim, hoàn thiện hơn vai diễn.
Ngược lại, diễn viên trong phim cũng phải diễn đạt vai mình thì khi ấy diễn viên lồng tiếng mới có cảm xúc, cảm hứng tìm được chính mình trong vai diễn đó thì bộ phim mới hay được.
Theo Ngọc, có 3 yếu tố để tạo nên bộ phim hấp dẫn khán giả, thứ nhất, giọng Sài Gòn chuẩn; thứ hai, hết lòng với vai diễn mình đảm trách, dồn cảm xúc thật sự; thứ ba, bản thân nội dung phim phải hay, khơi gọi tính tò mò của khán giả.
Ngược lại, diễn viên trong phim cũng phải diễn đạt vai mình thì khi ấy diễn viên lồng tiếng mới có cảm xúc, cảm hứng tìm được chính mình trong vai diễn đó thì bộ phim mới hay được.
Theo Ngọc, có 3 yếu tố để tạo nên bộ phim hấp dẫn khán giả, thứ nhất, giọng Sài Gòn chuẩn; thứ hai, hết lòng với vai diễn mình đảm trách, dồn cảm xúc thật sự; thứ ba, bản thân nội dung phim phải hay, khơi gọi tính tò mò của khán giả.
Có lúc tủi thân cho nghề lồng tiếng
- Công việc chị hiện tại thế nào?
Hiện tại Ngọc là diễn viên tự do. Ngoài công việc chính là lồng tiếng phim, Ngọc còn tham gia thuyết minh phim truyền hình, đọc lời bình quảng cáo công ty, doanh nghiệp, các phóng sự và spot quảng cáo ngắn 15-30 giây.
- Giữa lồng tiếng và thuyết minh có sự giống và khác nhau thế nào, thưa chị?
Lồng tiếng đòi hỏi phải nhập vai, cảm nhận được nhân vật đến mức tối đa để khi đọc có thể khóc, có thể cười như chính mình là nhân vật đó, phải có khả năng thể hiện nhiều loại giọng khác nhau để biến hóa theo nhân vật.
Có những vai diễn, Ngọc như khóc cùng nhân vật, nhiều khi thăng hoa, cảm xúc dâng trào, nước mắt, nước mũi chảy ướt đẫm cả khuôn mặt.
Có những vai diễn, Ngọc như khóc cùng nhân vật, nhiều khi thăng hoa, cảm xúc dâng trào, nước mắt, nước mũi chảy ướt đẫm cả khuôn mặt.
Nhưng khi đọc thuyết minh phải giữ giọng đều và xuyên suốt, một mình phải diễn tả cho tất cả nhân vật, phải biết cảm nhận kịch bản nhưng không thể nhập vai và tiết chế được tình cảm của mình.
Đọc thuyết minh làm việc độc lập, không có bạn diễn để nương theo cảm xúc của nhau. Thuyết minh đọc rõ ràng, giọng chuẩn, không cần khớp miệng, còn lồng tiếng thì buộc phải ăn khớp miệng, đầy đủ cảm xúc, thì phim mới có “hồn”.
Đọc thuyết minh làm việc độc lập, không có bạn diễn để nương theo cảm xúc của nhau. Thuyết minh đọc rõ ràng, giọng chuẩn, không cần khớp miệng, còn lồng tiếng thì buộc phải ăn khớp miệng, đầy đủ cảm xúc, thì phim mới có “hồn”.
Có những khi lồng tiếng mình phải “theo” suốt một diễn viên nào đó, kể cả khi bị bệnh vẫn phải cố gắng "theo” cùng nhân vật. Bởi nếu một hình ảnh diễn viên mà thay đổi nhiều giọng lồng dễ làm cho khán giả hụt hẫng, lạ lẫm.
Còn khi lồng tiếng, thuyết minh phim, là khi Ngọc đang chuyển tải những cảm xúc, tình cảm của nhân vật đến với khán giả, đó không còn là niềm vui mà trở thành hạnh phúc.
- Giữa diễn kịch và đọc tiếng cho phim cái nào khiến chị tâm đắc nhất?
Ngọc luôn luôn nhớ nghề diễn của mình, ví như con tằm đến chết vẫn còn vương tơ, được diễn trên sân khấu là sở thích, là niềm vui nhưng nó chỉ là của riêng cá nhân. Còn khi lồng tiếng, thuyết minh phim, là khi Ngọc đang chuyển tải những cảm xúc, tình cảm của nhân vật đến với khán giả, đó không còn là niềm vui mà trở thành hạnh phúc.
- Diễn viên diễn xuất trên màn ảnh thì có rất nhiều giải thưởng, riêng diễn viên lồng tiếng thì dường như không có giải thưởng nào, điều này khiến những người làm nghề “giấu mặt” buồn?
Đúng vậy, làm diễn viên trên màn ảnh hay trên sân khấu thì có nhiều cơ hội được tham gia các giải thưởng văn hóa, văn nghệ nhưng riêng với nghề lồng tiếng thì dường như từ trước đến nay nhiều người cho rằng là nghề phụ nên chưa được quan tâm đúng mức, vẫn chưa có giải thưởng nào dành riêng cho những diễn viên lồng tiếng.
Tuy nhiên điều Ngọc vui là được tham gia thành viên Hội Điện ảnh TPHCM, trong nhóm lồng tiếng chỉ có Ngọc và anh Thế Phương là được kết nạp.
- Chị muốn nói điều gì đến khán giả mộ điệu phim?
Ngọc cho rằng, hầu hết các diễn viên lồng tiếng khi đã sống mấy chục năm trong nghề, yêu nghề luôn nhập vai theo từng nhân vật. Tuy nhiên do đặc thù công việc nói nhiều quá nên dễ sinh bệnh viêm họng, nếu bệnh sẽ không thể hiện vai như ý.
Dù khỏe hay bệnh vẫn chưa hài lòng với cái đã làm, những người lồng tiếng luôn mong muốn làm tốt hơn nữa, nếu có thiếu sót điều gì chưa làm khán giả hài lòng, mong quý vị thông cảm chiếu cố bỏ qua.
Dù khỏe hay bệnh vẫn chưa hài lòng với cái đã làm, những người lồng tiếng luôn mong muốn làm tốt hơn nữa, nếu có thiếu sót điều gì chưa làm khán giả hài lòng, mong quý vị thông cảm chiếu cố bỏ qua.
Kỳ tới: Mời bạn đọc đến với một giọng nam chuyên trị các vai già, lớn tuổi trong phim bộ, đó là nghệ sĩ lồng tiếng Huy Hồ.
Phan Cường (thực hiện)
Bình luận