(VTC News) - Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 245 của Ludwig van Beethoven, hôm nay Google đã đổi doodle mới với hiệu ứng cho phép người dùng tự chơi những bản sonate huyền thoại của nhà soạn nhạc tài ba này.
Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 245 của Ludwig van Beethoven, doodle ngày hôm nay của Google đã kể lại câu chuyện về quá trình sáng tác ra những bản sonate của ông, cho tới khi ông trở thành một nhà soạn nhạc nổi tiếng và là người biểu diễn trong giàn nhạc của hoàng gia.
Trong suốt quãng đường để đến được thành công, Beethoven đã gặp phải rất nhiều trắc trở, khiến cho những bản nhạc của ông hoàn toàn bị xé nát. Lúc này người dùng sẽ "giúp" Beethoven vượt qua khó khăn bằng cách xếp lại đúng trật tự những trang nhạc đã bị xáo trộn để thành một bản nhạc hoàn chỉnh.
Các bản nhạc người dùng phải hoàn thành là bài "Fifth Symphony" (Bản giao hưởng số 5), "Für Elise" (Dành cho Elise), "Moonlight Sonata" (Bản Sonate Ánh trăng), "Ninth Symphony" (Bản giao hưởng số 9) - đều là những bản nhạc giúp cho tên tuổi của Ludwig van Beethoven đi vào huyền thoại.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 245 của Ludwig van Beethoven, Google đã giúp cho người dùng tưởng nhớ về nhà soạn nhạc người Đức vô cùng tài ba và cùng với đó là được thưởng thức những bản sonate tuyệt vời đã đi vào huyền thoại của ông.
Ludwig van Beethoven (16/12/1770 – 26/1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, được xem như là người khép lại âm nhạc cổ điển của Đức, dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn (Wegbereiter) phát triển.
Ông được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, khán giả về sau và cho đến tận bây giờ.
Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)…
Năm 1781, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.
Năm 1782, chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản ‘Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler’.
Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.
Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản Concerto cung do trưởng. Nhưng chẳng may từ năm 1780 ông bắt đầu bị lãng tai. Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.
Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 1803-1805 vượt trội hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó. Trong một số sáng tác của mình, ông đã đi theo hướng của thần tượng Mozart, người đã đưa violin như một nhạc cụ riêng biệt bên cạnh đàn piano vào những bản sonate ba chương của mình.
Beethoven đã sử dụng đảo phách cũng như những biến điệu và nhịp điệu độc đáo khiến cho khán giả khá sốc khi mới tiếp cận âm nhạc của ông, tuy nhiên theo thời gian lại được công nhận là một nét đặc trưng rất riêng của trường phái cổ điển cũng như của cái tên Ludwig van Beethoven.
Huyền Trân
Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 245 của Ludwig van Beethoven, doodle ngày hôm nay của Google đã kể lại câu chuyện về quá trình sáng tác ra những bản sonate của ông, cho tới khi ông trở thành một nhà soạn nhạc nổi tiếng và là người biểu diễn trong giàn nhạc của hoàng gia.
Hình ảnh doodle của Google kỷ niệm sinh nhật thứ 245 của Beethoven |
Các bản nhạc người dùng phải hoàn thành là bài "Fifth Symphony" (Bản giao hưởng số 5), "Für Elise" (Dành cho Elise), "Moonlight Sonata" (Bản Sonate Ánh trăng), "Ninth Symphony" (Bản giao hưởng số 9) - đều là những bản nhạc giúp cho tên tuổi của Ludwig van Beethoven đi vào huyền thoại.
Doodle của Google có hiệu ứng để người dùng có thể tự chơi những bản nhạc huyền thoại của Beethoven |
Ludwig van Beethoven (16/12/1770 – 26/1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, được xem như là người khép lại âm nhạc cổ điển của Đức, dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn (Wegbereiter) phát triển.
Ông được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, khán giả về sau và cho đến tận bây giờ.
Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)…
Năm 1781, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.
Năm 1782, chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản ‘Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler’.
Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.
Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản Concerto cung do trưởng. Nhưng chẳng may từ năm 1780 ông bắt đầu bị lãng tai. Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.
Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 1803-1805 vượt trội hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó. Trong một số sáng tác của mình, ông đã đi theo hướng của thần tượng Mozart, người đã đưa violin như một nhạc cụ riêng biệt bên cạnh đàn piano vào những bản sonate ba chương của mình.
Beethoven đã sử dụng đảo phách cũng như những biến điệu và nhịp điệu độc đáo khiến cho khán giả khá sốc khi mới tiếp cận âm nhạc của ông, tuy nhiên theo thời gian lại được công nhận là một nét đặc trưng rất riêng của trường phái cổ điển cũng như của cái tên Ludwig van Beethoven.
Huyền Trân
Bình luận