(VTC News)- Những chia sẻ của kỷ lục gia thế giới về trí nhớ đã khiến học sinh trường THPT Hà Nội Amsterdam cảm thấy rất thích thú.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, kỷ lục gia Biswaroop đã dành thời gian đến trò chuyện cùng các em học sinh trường THPT Hà Nội Amsterdam.
Khi còn là sinh viên của Trường Cao Đẳng Punja Engineer (PEC), bạn bè của Biswaroop thường gọi ông là “bhullakad” (người hay quên, đãng trí). Ông là người lơ đãng, có thể chẳng còn nhớ gì chỉ trong chốc lát.
“Khiếm khuyết” này đã động viên Biswaroop Roy Chowdhurry vượt qua những rào cản phía trước, phấn đấu học tập để uyên thông nghệ thuật tối ưu năng lực não bộ và trở thành Kỷ Lục Gia Guinness của Thế Giới về trí nhớ siêu phàm nhất vào năm 2006. Ông có thể nhớ 140 ký tự (bao gồm hơn 14 tên, ngày, tháng và năm) chỉ trong 2 phút.
“Tôi muốn hiểu tại sao người ta lại có thể quên mọi thứ. Tôi quá băn khoăn để tìm hiểu điều này đến nỗi phải từ bỏ công việc của một kỹ sư sản xuất trong vòng 1 năm để đọc sách và luyện trí nhớ. Tôi đã ngồi hàng giờ trong thư viện của Chandigarh để nghiên cứu tìm tòi về các kỹ thuật luyện trí nhớ” – Biswaroop chia sẻ với Thời Báo Daily Post.
Trong hơn 10 năm qua, ông đã thành lập và điều hành trung tâm huấn luyện tại Faridabad, tỉnh Haryana, chuyên về việc huấn luyện các kỹ thuật tối ưu năng lực não.
Mọi người, từ độ tuổi 7-70, bao gồm cả sinh viên, giảng viên, quân nhân, giới nội trợ đều là học viên của trung tâm này.
“Não bộ chính là yếu tố chính của mọi vấn đề. Thông qua não bộ, chúng ta có thể hướng nguồn năng lượng sang một nhiệm vụ mà dường như trước đó là không thể đối với bản thân” – Biswaroop chia sẻ. ‘Tôi có thể hít đất 198 cái trong vòng 1 phút”. Đơn giản bởi lúc đó tôi đã khám phá ra rằng năng lượng thực sự cần để lập kỷ lục này chính là năng lực não bộ”.
Ngay tại hội trường THPT Hà Nội Amsterdam, kỷ lục gia này đã đưa ra một trò chơi cùng các bạn học sinh. Ông đề nghị các bạn học sinh cho biết 2 số cuối trong số điện thoại của các học sinh và 24 học sinh đã tham gia trò chơi này. Với 48 con số được đưa ra một cách ngẫu nhiên, Biswaroop chưa cần đến 2 phút để có thể đọc lại một cách hoàn toàn chính xác trong sự ngỡ ngàng, thích thú của các em học sinh.
Chia sẻ bí quyết để có thể nhớ chính xác và nhớ lâu, kỷ lục gia này khuyên các bạn học sinh nên gắn liền những con số này với những đồ vật khác nhau, tạo ra sự liên tưởng giữa chúng.
Ông cũng đưa ra lời khuyên dành cho các bạn học sinh về những khoảng thời gian hiệu quả nhất để học tập. Đó là thời gian trước khi đi ngủ 1 tiếng đồng hồ vào buổi tối và khoảng thời gian sau khi tỉnh dậy 1 tiếng đồng hồ vào buổi sáng, học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức lâu nhất.
Bên cạnh đó, kỷ lục gia này cũng khiến hàng trăm học sinh thích thú khi có thể đọc ra chính xác bạn sinh vào thứ mấy khi biết được sinh nhật.
Phạm Thịnh
Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, kỷ lục gia Biswaroop đã dành thời gian đến trò chuyện cùng các em học sinh trường THPT Hà Nội Amsterdam.
Khi còn là sinh viên của Trường Cao Đẳng Punja Engineer (PEC), bạn bè của Biswaroop thường gọi ông là “bhullakad” (người hay quên, đãng trí). Ông là người lơ đãng, có thể chẳng còn nhớ gì chỉ trong chốc lát.
Kỷ lục gia Biswaroop giao lưu cùng các em học sinh trường THPT Hà Nội Amsterdam (Ảnh: Phạm Thịnh) |
“Tôi muốn hiểu tại sao người ta lại có thể quên mọi thứ. Tôi quá băn khoăn để tìm hiểu điều này đến nỗi phải từ bỏ công việc của một kỹ sư sản xuất trong vòng 1 năm để đọc sách và luyện trí nhớ. Tôi đã ngồi hàng giờ trong thư viện của Chandigarh để nghiên cứu tìm tòi về các kỹ thuật luyện trí nhớ” – Biswaroop chia sẻ với Thời Báo Daily Post.
Ông có thể nhớ chính xác 48 con số trong vòng chưa đến 2 phút |
Mọi người, từ độ tuổi 7-70, bao gồm cả sinh viên, giảng viên, quân nhân, giới nội trợ đều là học viên của trung tâm này.
“Não bộ chính là yếu tố chính của mọi vấn đề. Thông qua não bộ, chúng ta có thể hướng nguồn năng lượng sang một nhiệm vụ mà dường như trước đó là không thể đối với bản thân” – Biswaroop chia sẻ. ‘Tôi có thể hít đất 198 cái trong vòng 1 phút”. Đơn giản bởi lúc đó tôi đã khám phá ra rằng năng lượng thực sự cần để lập kỷ lục này chính là năng lực não bộ”.
Biswaroop rất thích thú khi giao lưu cùng các học sinh trường THPT Hà Nội Amsterdam |
Chia sẻ bí quyết để có thể nhớ chính xác và nhớ lâu, kỷ lục gia này khuyên các bạn học sinh nên gắn liền những con số này với những đồ vật khác nhau, tạo ra sự liên tưởng giữa chúng.
Rất đông học sinh muốn "thử tài" kỷ lục gia về trí nhớ |
Bên cạnh đó, kỷ lục gia này cũng khiến hàng trăm học sinh thích thú khi có thể đọc ra chính xác bạn sinh vào thứ mấy khi biết được sinh nhật.
Phạm Thịnh
Bình luận