Đã có không ít ghi nhận về các cơn mưa kỳ lạ như mưa máu, mưa cá, mưa thịt…, thế bạn đã từng nghe về mưa nhện chưa?
Những cơn mưa nhện xảy ra khắp thế giới
Vào tháng 6/2007, Christian Oneto Gaona cùng các bạn của mình đi du lịch ở Salta. Sau khoảng 2 tiếng đi về phía dãy núi San Bernardo, họ cho biết đã thấy rất nhiều nhện trên mặt đất với nhiều màu sắc khác nhau rơi từ trên trời xuống.
Năm 2015, người dân tại một thị trấn có tên là Goulburn, nằm ở phía Nam Australia đã phải hứng chịu một cơn mưa nhện kỳ lạ. Hàng ngàn con nhện bỗng nhiên rơi xuống từ trên trời xuống và bao phủ hầu hết các khu vực ở địa phương.
Ian Watson, một cư dân của thị trấn cho biết trận mưa thật tồi tệ, vài con nhện thậm chí còn vướng đầу vào tóc ông. “Nhà tôi ở cách thị trấn khoảng 10 ρhút đi đường. Tôi có thể thấy rõ hàng trăm con nhện nhỏ chui đầу vào nhà. Bạn không thể đi ra ngoài mà không bi vướng vào mạng nhện”.
Tháng 1/2019, các cư dân ở bang đất liền Minas Gerais, Brazil đã báo cáo việc trông thấy hàng nghìn con nhện từ "cơn mưa nhện". Những sinh vật tám chân này có vẻ đang rơi xuống, dù thật ra chúng đang bò trên một mạng nhện khổng lồ chúng tạo ra để bắt mồi.
João Pedro Martinelli Fonseca, một cậu bé 14 tuổi đã chứng kiến hiện tượng kỳ lạ này trong khi đến thăm người thân trong vùng, nói với một tờ báo địa phương rằng cậu đã "bất ngờ và sợ" khi thấy cảnh tượng này, nhất là khi có ít nhất một con nhện rơi xuống đất. Cậu đã quay lại cảnh tượng kỳ lạ này, video đã thu hút gần 40.000 lượt xem trên Facebook sau khi được đăng tải.
Lý giải của khoa học
Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi bằng một cái tên đầy mỹ miều - tóc thiên thần - Angel hair. Đây là một cách di cư của loài nhện, chúng “ném” tơ nhện lên không trung và sử dụng chúng như một chiếc dù để “bay” và di chuyển theo số lượng lớn trên bầu trời.
Ƭheo đó, chúng tìm đến các ngọn cây và giăng tơ, đu vào vào các sợi tơ đó để văng mình ra xa. Điều này đôi khi khiến toàn bộ các cánh đồng và bãi đất phủ đầy tơ nếu có một trận mưa hoặc gió to thổi bay cả đàn nhện từ trên những ngọn câу. Kỹ thuật di chuyển này của loài nhện được các nhà khoa học coi là lý do tại sao hiện tượng “mưa nhện” xuất hiện ở khắρ các châu lục.
Bình luận