• Zalo

Kỳ lạ vật thể trong vũ trụ liên tục nổ hết lần này đến lần khác

Khám pháThứ Tư, 03/11/2021 15:00:04 +07:00Google News

Các nhà thiên văn theo dõi một vật thể vũ trụ bí ẩn thực hiện 1.652 vụ nổ năng lượng trong một khoảng thời gian ngắn.

Vật thể này được gọi là FRB (vụ nổ vô tuyến nhanh), một hiện tượng bí ẩn được quan sát lần đầu tiên vào năm 2007. FRB tạo ra các xung trong phần vô tuyến của phổ điện từ. Những xung này chỉ kéo dài vài phần nghìn giây nhưng tạo ra nhiều năng lượng như mặt trời trong một năm.

Một số FRB phát ra năng lượng chỉ một lần, nhưng nhiều - trong đó có FRB 121.102, nằm ở một ngôi sao lùn được biết đến là lặp lại các vụ nổ. Sử dụng Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 5 trăm mét (FAST) ở Trung Quốc, một nhóm các nhà khoa học đã quyết định thực hiện một nghiên cứu sâu rộng về FRB lặp lại này.

Kỳ lạ vật thể trong vũ trụ liên tục nổ hết lần này đến lần khác - 1

Có những vật thể trong vũ trụ phát nổ liên tục. 

Bing Zhang, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Nevada, Las Vegas, Mỹ, cho biết chiến dịch này chỉ nhằm thu thập dữ liệu thông thường về thực thể cụ thể này.

Ông Zhang nói thêm, FAST là kính thiên văn vô tuyến nhạy nhất thế giới, vì vậy nó có thể phát hiện ra những thứ mà các đài quan sát trước đây có thể đã bỏ sót. Trong khoảng 60 giờ, các nhà nghiên cứu đã theo dõi FRB 121102 phát nổ 1.652 lần, đôi khi lên đến 117 lần mỗi giờ, nhiều hơn rất nhiều so với bất kỳ FRB lặp lại nào.

Hầu hết các FRB xảy ra trong vũ trụ xa xôi, điều này gây khó khăn cho việc nghiên cứu chúng. Tuy nhiên vào năm 2020, các nhà thiên văn học đã tìm thấy một FRB bên trong dải Ngân hà của chúng ta, cho phép họ xác định rằng nguồn gốc là một loại sao chết được gọi là sao nam châm.

Các sao nam châm được hình thành từ các xác sao siêu đặc được gọi là sao neutron. Trong khi tất cả các sao neutron đều có từ trường mạnh, một số ngôi sao ngoại lai có từ trường đặc biệt với cường độ cao có thể làm biến dạng hành vi của chúng, khiến chúng trở thành từ trường. Vẫn chưa xác định được tất cả FRB có phải là sao nam châm hay không.

(Nguồn: Tiền phong/Live Science)
Bình luận
vtcnews.vn