(VTC News) - Có ‘tuổi đời’ khoảng vài trăm cho đến hơn 1.500 năm, những đền thờ nằm chênh vênh bên vách núi cao hàng nghìn mét ở nhiều nơi trên thế giới được ví như vùng đất thiêng.
Bằng sự đôi bàn tay khéo léo và cả sự ‘dũng cảm’, các kiến trúc sư tài hoa thời xa xưa đã xây dựng nên những đền thờ ‘không tưởng’ nhằm tạo ra nơi tuyệt đối yên bình và thanh tịnh cho các tu sĩ.
Được dựng nên ở độ cao ‘chóng mặt’, cùng những con đường độc đạo dốc đứng và bí mật, các tu viện trên vách núi là một thế giới tách biệt hoàn toàn với bên ngoài.
Nằm cách 75 dặm về phía đông thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Hoa Sơn được nhiều người biết đến như là ‘ngọn núi số 1 dẫn tới thiên đường’. Đây là một trong 5 ngọn núi thiêng ở Trung Quốc.
Nơi đây là ‘mái nhà’ của một vài đền thờ Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, đã từng được các hoàng đế phong kiến Trung Hoa tôn thờ và thực hiện các cuộc hành hương trong quá khứ, khiến cho Hoa Sơn trở thành ‘vùng đất thánh’ của Đạo giáo.
Một ngôi đền nổi tiếng khác là Taktshang Tiger nằm ở độ cao 700m so với thung lũng Paro, Bhutan. Theo truyền thuyết, tên gọi của đền thờ được đặt theo ‘đức Phật thứ 2’, Guru Padmasambhava, người đã tới nơi này trên lưng một con hổ.
Đường dẫn tới ngôi đền khó đi tới mức một vài du khách xấu số đã bị mất mạng trên đường hành hương do trượt chân ngã xuống vách núi.
Khao khát xây dựng những nơi thờ tự ‘chênh vênh’ như thế không chỉ giới hạn ở châu Á, khi ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng có tu viện nằm trên đỉnh núi Sumela cao 1.200m.
Nó được xây dựng vào năm 386 sau Công Nguyên dưới thời cai trị của hoàng đế Theodosius I, sau khi 2 tu sĩ phát hiện biểu tượng của Đức mẹ Đồng trinh Mary trong một hang động thuộc ngọn núi.
Các kiến trúc này đều giống nhau ở điểm chúng nằm ngăn cách với thế giới và không dễ gì để đặt chân tới.
Ở Hy Lạp, tu viện Roussanou chỉ có một phương pháp di chuyển duy nhất là sử dụng các giỏ nâng bằng ròng rọc mãi cho đến khi những con đường và cầu được xây dựng vào thập niên 1920.
Đây là một trong 6 tu viện còn hoạt động trên dãy núi Meteora, một trong những hệ thống tu viện lớn nhất và quan trọng nhất chỉ sau dãy Athos.
Một công trình tuyệt đẹp khác là đền thờ ở Sigiriya hay Lion’s Rock (‘Đá Sư Tử’), nằm ở trung tâm quận Matale ở Sri Lanka.
Được xây dựng trên đá macma, địa điểm linh thiêng này vẫn còn lưu dấu tích của ngôi đền nguyên gốc có từ năm 500 sau Công Nguyên.
Người ta vẫn có thể nhìn thấy bàn chân và móng vuốt mô phỏng hình sư tử ở lối vào đền, nhưng phần đầu thì đã bị ‘rơi’ mất từ nhiều năm trước. Đây là một trong 8 di sản thế giới của Sri Lanka và thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan mỗi năm.
Cùng chiêm ngưỡng những ‘kỳ quan’ trên vách núi, thách thức mọi thay đổi của thời gian và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt:
Thúy Hạnh
Bằng sự đôi bàn tay khéo léo và cả sự ‘dũng cảm’, các kiến trúc sư tài hoa thời xa xưa đã xây dựng nên những đền thờ ‘không tưởng’ nhằm tạo ra nơi tuyệt đối yên bình và thanh tịnh cho các tu sĩ.
Được dựng nên ở độ cao ‘chóng mặt’, cùng những con đường độc đạo dốc đứng và bí mật, các tu viện trên vách núi là một thế giới tách biệt hoàn toàn với bên ngoài.
Đền Taktshang Tiger ở độ cao 700m phía trên thung lũng Paro, Bhutan được coi là nơi để các nhà tu hành ‘kết nối’ với thần linh |
Nằm cách 75 dặm về phía đông thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Hoa Sơn được nhiều người biết đến như là ‘ngọn núi số 1 dẫn tới thiên đường’. Đây là một trong 5 ngọn núi thiêng ở Trung Quốc.
Nơi đây là ‘mái nhà’ của một vài đền thờ Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, đã từng được các hoàng đế phong kiến Trung Hoa tôn thờ và thực hiện các cuộc hành hương trong quá khứ, khiến cho Hoa Sơn trở thành ‘vùng đất thánh’ của Đạo giáo.
Ngôi đền ‘cheo leo’ bên vách Hoa Sơn, Trung Quốc với con đường ‘tiếp cận’ duy nhất dốc đứng và nguy hiểm |
Một ngôi đền nổi tiếng khác là Taktshang Tiger nằm ở độ cao 700m so với thung lũng Paro, Bhutan. Theo truyền thuyết, tên gọi của đền thờ được đặt theo ‘đức Phật thứ 2’, Guru Padmasambhava, người đã tới nơi này trên lưng một con hổ.
Đường dẫn tới ngôi đền khó đi tới mức một vài du khách xấu số đã bị mất mạng trên đường hành hương do trượt chân ngã xuống vách núi.
Khao khát xây dựng những nơi thờ tự ‘chênh vênh’ như thế không chỉ giới hạn ở châu Á, khi ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng có tu viện nằm trên đỉnh núi Sumela cao 1.200m.
Tu viện Sumela ở Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng năm 386 sau Công Nguyên, sau khi 2 tu sĩ phát hiện ra biểu tượng Đức Mẹ Đồng trinh Mary trong một hang đá |
Nó được xây dựng vào năm 386 sau Công Nguyên dưới thời cai trị của hoàng đế Theodosius I, sau khi 2 tu sĩ phát hiện biểu tượng của Đức mẹ Đồng trinh Mary trong một hang động thuộc ngọn núi.
Các kiến trúc này đều giống nhau ở điểm chúng nằm ngăn cách với thế giới và không dễ gì để đặt chân tới.
Ở Hy Lạp, tu viện Roussanou chỉ có một phương pháp di chuyển duy nhất là sử dụng các giỏ nâng bằng ròng rọc mãi cho đến khi những con đường và cầu được xây dựng vào thập niên 1920.
Đây là một trong 6 tu viện còn hoạt động trên dãy núi Meteora, một trong những hệ thống tu viện lớn nhất và quan trọng nhất chỉ sau dãy Athos.
Một công trình tuyệt đẹp khác là đền thờ ở Sigiriya hay Lion’s Rock (‘Đá Sư Tử’), nằm ở trung tâm quận Matale ở Sri Lanka.
Các di tích ở Sigiriya, Sri Lanka được sử dụng làm đền thờ kể từ thế kỉ thứ 5 sau Công nguyên |
Được xây dựng trên đá macma, địa điểm linh thiêng này vẫn còn lưu dấu tích của ngôi đền nguyên gốc có từ năm 500 sau Công Nguyên.
Người ta vẫn có thể nhìn thấy bàn chân và móng vuốt mô phỏng hình sư tử ở lối vào đền, nhưng phần đầu thì đã bị ‘rơi’ mất từ nhiều năm trước. Đây là một trong 8 di sản thế giới của Sri Lanka và thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan mỗi năm.
Cùng chiêm ngưỡng những ‘kỳ quan’ trên vách núi, thách thức mọi thay đổi của thời gian và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt:
Đền Chúa Ba Ngôi (‘Holy Trinity’) là một phần của ngọn núi Meteora, Hy Lạp, được mô tả như là ‘lơ lửng trong không khí’ |
Tu viện Agios Nikolaos Anapafsas (trái) và Agia Roussanou (phải) ở Hy Lạp, một phần trong hệ thống tu viện Meteora |
Thúy Hạnh
Bình luận