• Zalo

Kỳ lạ lớp học '5 trong 1' ở miền quê nghèo xứ Huế

Giáo dụcThứ Năm, 22/12/2016 07:45:00 +07:00Google News

Đã mấy năm nay, hai thầy giáo vẫn tận tụy về một miền quê nghèo ở Huế nơi mà 5 lớp học gom làm 1 để “gieo chữ”.

Thôn 2 Thuận Quang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là thôn nghèo lại cách biệt với xã, đường lại gồ ghề nên việc học tập của những học sinh rất khó khăn.

Đi qua con đường bờ kè nhỏ, được ghép từ những hòn đá lèn xanh, những tấm bê tông vuông xếp không đều nhau ghập ghềnh và chông chênh, chúng tôi mới thấu hiểu được cảnh gian nan, khó khăn trên con đường “tìm chữ” của những học sinh nơi đây.

Với niềm yêu nghề, những người thầy ở trường tiểu học Hà Trung đã đem những con chữ vượt qua con đường gập ghềnh để đến với các em nhỏ.

A1

Nói là điểm trường nhưng thực chất chỉ có một lớp học nhỏ được xây dựng từ nguồn kinh phí của một tổ chức từ thiện của Hoa Kỳ hỗ trợ năm 2001. 

Ông Lê Mạnh – Trưởng thôn 2 Thuận Quang cho biết: “Thôn có  26 hộ với 145 nhân khẩu nhưng mất 70% là hộ nghèo và cận nghèo. Cuộc sống ở đây khó khăn lắm, người dân chủ yếu làm nghề chài lưới sống qua ngày, nhưng công việc không mấy ổn định. Trẻ em không có điều kiện như tiền học phí, sách vở, áo quần…nên nhiều học sinh không được đi học hoặc học giữa chừng phải nghỉ là rất nhiều”.

Do đường xá đi lại khó khăn nên hiện tại toàn bộ học sinh cấp tiểu học trong thôn đang học tại một điểm trường thuộc trường Tiểu học Hà Trung (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang).

Gọi là điểm trường nhưng thực chất chỉ có một lớp học được xây dựng từ nguồn kinh phí của một tổ chức từ thiện của Hòa Kỳ tài trợ năm 2001.

A4

Những học sinh nghèo ở thôn 2 Thuận Quang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Ghi nhận của PV VTC News, do chỉ được hỗ trợ xây 1 phòng học nên tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 phải học ghép.

Khi đi học, học sinh các lớp chia làm hai nhóm. Một nhóm từ lớp 1 đến lớp 3, nhóm còn lại là lớp 4, lớp 5…

Phía hai đầu sẽ kê hai cái bảng,  hai nhóm quay về mỗi hướng bảng để học bài.

Hiện tại, hai giáo viên Lê Minh Cảnh và Phan Ngọc Tú vẫn đều đặn đến lớp. Đã từ 4 năm nay, ngày nào cũng vậy, bất kể nắng mưa các anh vẫn đi khoảng 5km từ nhà đến điểm trường của Trường Tiểu học Hà Trung ở thôn 2 Thuận Quang để dạy chữ cho các học sinh nghèo nơi đây.

A3

Hàng ngày, thầy Cảnh và thầy Tú vẫn vượt trên 5 km để đến điểm trường thôn 2  Thuận Quang để dạy học cho các học sinh nghèo.

“Học sinh nơi này khổ lắm, thiếu thốn đủ thứ. Lúc trước chưa có phòng học này, mấy đứa đạp xe lóc cóc đi trên bờ kè để đi học nhọc lắm, mấy đứa học lớp 1 đi xe chưa vững còn bị té xuống nước ướt hết áo quần, cặp, sách vở.

Nhiều lúc có học sinh bỏ học, các thầy cô trong trường phải đến động viên gia đình cùng em cố gắng đi học. Nhưng từ khi có phòng học được họ giúp đỡ thì học sinh ở đây đỡ đi lại rất nhiều, ba mẹ các em cũng bớt lo lắng”, anh Lê Minh Cảnh – giáo viên Trường Tiểu học Hà Trung chia sẻ.

Anh Cảnh chia sẻ thêm: “Vì thương các em đi học xa nên tôi cùng các thầy thay nhau đến dạy, người dạy buổi sáng, người dạy buổi chiều.

Trời nắng đi còn đỡ, chứ trời mưa lớn, đường nhỏ, gồ ghề, trơn trượt nên chúng tôi phải đi bộ để dạy cho các em.

Lúc nước ngập đường, các gia đình đưa chúng tôi vào vào bằng đò, những lần nước lớn quá chúng tôi phải dạy bù tiết cho học sinh”.

Em Lê Văn Đức (quê thôn 2 Thuận Quang, xã Vinh Hà) hiện đang học sinh lớp 10 Trường THPT Hà Trung vẫn nhớ như in những kỉ niệm của khi học ở lớp ghép.

A2

Nhiều học sinh đã học lên cấp học cao hơn nhưng vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm về những thầy giáo dạy ở lớp "ghép" tại điểm trường thôn 2 Thuận Quang. 

 “Đường có nhiều đá nhọn nằm giữa nên nhiều khi các thầy đến dạy bằng xe đạp bị thủng lốp, xóm lại không có người vá xe, nên giữa trưa nắng thầy phải dắt bộ 4 km để đến quán sửa xe”, thầy Lê Văn Đức chia sẻ.

Video: Cảm phục bé gái 9 tuổi, 8 năm nằm viện vẫn đạt học sinh giỏi

Phan Tiến
Bình luận
vtcnews.vn