Cứ đến ngày rằm, mùng một là khói hương nghi ngút bay ra từ nóc tòa nhà cao tầng vốn được giới bất động sản đánh giá là hiện đại bậc nhất ở Hà Nội.
Ngay trên nóc tòa nhà cao tầng vốn được giới bất động sản đánh giá là hiện đại bậc nhất ở Thủ đô vừa xuất hiện mái chùa sừng sững như thách thức dư luận.
Dù người dân đã phản ánh nhiều lần, tuy nhiên ban quản lý tòa nhà cũng như chủ đầu tư dự án vẫn cho rằng, ngôi chùa này đang phục vụ tốt cho các cư dân ở tòa chung cư.
Phục vụ tín ngưỡng?
Tọa lạc ngay trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội, tòa nhà số 27 Huỳnh Thúc Kháng vẫn được giới đầu tư bất động sản quảng cáo bằng nhiều mỹ từ.
Không rõ từ khi nào trên nóc tòa chung cư thương mại hỗn hợp này xuất hiện một ngôi chùa có cấu trúc truyền thống, đứng sừng sững hướng thẳng vào trung tâm thành phố, đe dọa đến sự an toàn chung của tòa nhà.
Cứ đến ngày Rằm hay dịp lễ Tết, tro bụi (từ việc đốt vàng mã) từ ngôi chùa này bay xuống bên dưới khiến những người dân xung quanh bức xúc vì nguy cơ cháy nổ.
PV đã vào cuộc tìm hiểu và được một vài người dân sống quanh khu vực này cho biết, khi tòa nhà mới khánh thành thì không thấy có ngôi chùa, sau đó, chùa “bỗng nhiên” xuất hiện.
Chị T.H. (32 tuổi), một cư dân sống trong tòa nhà phản ánh: “Cầu thang dẫn lên sân thờ ngày thường được khóa kỹ càng, chỉ những ngày như mùng Một, ngày Rằm, lễ Tết thì mới mở cửa để người dân mang lễ lên thắp hương, hóa vàng”.
“Ngôi chùa này do ai xây dựng thì tôi không biết, nhưng vì gần và tiện nên các cư dân tòa nhà bảo nhau đến chùa lễ lạt, lâu dần thành quen”, chị T.H. chia sẻ thêm. Được biết, tòa nhà này được tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng UDIC thi công xây dựng, sau đó phối hợp với UBND quận Đống Đa thành lập ban quản lý tòa nhà.
Trong khi đó, một vị đại diện của UDIC khẳng định, trong biên bản bàn giao giữa công ty với ban quản lý, hoàn toàn không có sự xuất hiện của một dự án nào như chùa hay điện.
Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, sự hiện diện của ngôi chùa trên thực chất cũng chỉ để phục vụ cho đời sống tín ngưỡng của nhân dân. Việc này có thể không đúng với quy định nhưng cũng không có gì nghiêm trọng (!?).
“Bỗng nhiên” xuất hiện điện thờ
Trao đổi với PV, ông Bùi Đức Hậu, cán bộ quản lý tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng cho biết: “Thực ra nếu gọi là chùa thì hơi quá vì đó chỉ là cái điện thờ, là chỗ để phục vụ việc thờ cúng, thắp hương của tòa nhà mà thôi.
Đến bây giờ tôi cũng chưa biết điện thờ này do ai xây dựng hay ai cấp phép, bởi khi tôi về làm cán bộ quản lý ở đây hồi tháng 5/2015 thì công trình này đã có sẵn”.
Trả lời phản ánh của người dân bên ngoài tòa nhà, ông Hậu cho rằng, khói bụi tỏa ra từ trên nóc tòa nhà vào mỗi ngày Rằm, mùng Một được xuất phát từ lư hương chung của cư dân đặt trên nóc nhà, bên cạnh công trình mà ông gọi là “điện thờ”.
Cũng theo vị cán bộ quản lý, nhìn bên ngoài thì có hai mái nhưng thực chất một bên ngôi chùa đã không còn được sử dụng. Có một điều khá hài hước, mặc dù đã hỏi qua những cư dân có quá trình sống khá dài ở trong chung cư, nhưng ông Hậu, cũng như các cư dân vẫn không thể biết công trình này được xây lên từ khi nào, như thể ngôi chùa “bỗng nhiên” xuất hiện.
Đốt hương khói, vàng mã trên tầng cao tòa nhà không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, an toàn công cộng của bộ phận lớn hộ dân xung quanh tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng, hơn nữa, việc thiếu rõ ràng trong công tác xây sửa, thi công, xin phép của ban quản lý đang khiến nhiều người phải đặt câu hỏi.
Sự việc hiện đang được nhóm PV liên hệ với các lực lượng quản lý đô thị để tìm ra câu trả lời, báo sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Nguồn: Đời sống & Pháp luật
Ngay trên nóc tòa nhà cao tầng vốn được giới bất động sản đánh giá là hiện đại bậc nhất ở Thủ đô vừa xuất hiện mái chùa sừng sững như thách thức dư luận.
Dù người dân đã phản ánh nhiều lần, tuy nhiên ban quản lý tòa nhà cũng như chủ đầu tư dự án vẫn cho rằng, ngôi chùa này đang phục vụ tốt cho các cư dân ở tòa chung cư.
Phục vụ tín ngưỡng?
Tọa lạc ngay trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội, tòa nhà số 27 Huỳnh Thúc Kháng vẫn được giới đầu tư bất động sản quảng cáo bằng nhiều mỹ từ.
Không rõ từ khi nào trên nóc tòa chung cư thương mại hỗn hợp này xuất hiện một ngôi chùa có cấu trúc truyền thống, đứng sừng sững hướng thẳng vào trung tâm thành phố, đe dọa đến sự an toàn chung của tòa nhà.
Ngôi chùa ngự trên đỉnh tòa chung cư cao cấp. |
Cứ đến ngày Rằm hay dịp lễ Tết, tro bụi (từ việc đốt vàng mã) từ ngôi chùa này bay xuống bên dưới khiến những người dân xung quanh bức xúc vì nguy cơ cháy nổ.
PV đã vào cuộc tìm hiểu và được một vài người dân sống quanh khu vực này cho biết, khi tòa nhà mới khánh thành thì không thấy có ngôi chùa, sau đó, chùa “bỗng nhiên” xuất hiện.
Chị T.H. (32 tuổi), một cư dân sống trong tòa nhà phản ánh: “Cầu thang dẫn lên sân thờ ngày thường được khóa kỹ càng, chỉ những ngày như mùng Một, ngày Rằm, lễ Tết thì mới mở cửa để người dân mang lễ lên thắp hương, hóa vàng”.
“Ngôi chùa này do ai xây dựng thì tôi không biết, nhưng vì gần và tiện nên các cư dân tòa nhà bảo nhau đến chùa lễ lạt, lâu dần thành quen”, chị T.H. chia sẻ thêm. Được biết, tòa nhà này được tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng UDIC thi công xây dựng, sau đó phối hợp với UBND quận Đống Đa thành lập ban quản lý tòa nhà.
Trong khi đó, một vị đại diện của UDIC khẳng định, trong biên bản bàn giao giữa công ty với ban quản lý, hoàn toàn không có sự xuất hiện của một dự án nào như chùa hay điện.
Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, sự hiện diện của ngôi chùa trên thực chất cũng chỉ để phục vụ cho đời sống tín ngưỡng của nhân dân. Việc này có thể không đúng với quy định nhưng cũng không có gì nghiêm trọng (!?).
“Bỗng nhiên” xuất hiện điện thờ
Trao đổi với PV, ông Bùi Đức Hậu, cán bộ quản lý tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng cho biết: “Thực ra nếu gọi là chùa thì hơi quá vì đó chỉ là cái điện thờ, là chỗ để phục vụ việc thờ cúng, thắp hương của tòa nhà mà thôi.
Đến bây giờ tôi cũng chưa biết điện thờ này do ai xây dựng hay ai cấp phép, bởi khi tôi về làm cán bộ quản lý ở đây hồi tháng 5/2015 thì công trình này đã có sẵn”.
Trả lời phản ánh của người dân bên ngoài tòa nhà, ông Hậu cho rằng, khói bụi tỏa ra từ trên nóc tòa nhà vào mỗi ngày Rằm, mùng Một được xuất phát từ lư hương chung của cư dân đặt trên nóc nhà, bên cạnh công trình mà ông gọi là “điện thờ”.
Cũng theo vị cán bộ quản lý, nhìn bên ngoài thì có hai mái nhưng thực chất một bên ngôi chùa đã không còn được sử dụng. Có một điều khá hài hước, mặc dù đã hỏi qua những cư dân có quá trình sống khá dài ở trong chung cư, nhưng ông Hậu, cũng như các cư dân vẫn không thể biết công trình này được xây lên từ khi nào, như thể ngôi chùa “bỗng nhiên” xuất hiện.
Đốt hương khói, vàng mã trên tầng cao tòa nhà không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, an toàn công cộng của bộ phận lớn hộ dân xung quanh tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng, hơn nữa, việc thiếu rõ ràng trong công tác xây sửa, thi công, xin phép của ban quản lý đang khiến nhiều người phải đặt câu hỏi.
Sự việc hiện đang được nhóm PV liên hệ với các lực lượng quản lý đô thị để tìm ra câu trả lời, báo sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Nguồn: Đời sống & Pháp luật
Bình luận