Từ hàng trăm năm qua, ở Nghệ An có một chiếc giếng cổ được nhiều người biết đến bởi xung quanh giếng cổ này có nhiều câu chuyện ly kỳ khiến người dân không ngớt bàn tán xôn xao.
Giếng cổ đó mang tên giếng thùng, “ tọa lạc” ngay con đường chính chạy qua xóm 14, xã Lĩnh Sơn ( Huyện Anh Sơn, Nghệ An).
Giếng được bao bọc bởi thân cây
Trước những lời đồn thổi về chiếc giếng ngày một lan xa, tôi đã đến tận nơi để tận mắt chứng kiến đồng thời tìm hiểu thực hư những câu chuyện kỳ lạ đã tồn tại từ lâu xung quanh giếng cổ này.
Không quá khó để tôi tìm ra giếng cổ này bởi người dân nơi đây hầu như ai cũng biết. Theo cụ Trần Văn Phương ( 80 tuổi), người sống gần giếng cổ thì giếng có từ bao giờ không ai biết, chỉ biết giếng có tuổi đời phải trên 400 năm, từ xa xưa người dân nơi đây vẫn quen gọi giếng cổ này là giếng thùng.
Theo các bậc cao niên, thì từ thời xa xưa vùng đất nơi giếng cổ “tọa lạc” là khu rừng già nhiều cây cối rậm rạp, đặc biệt có nhiều cây cổ thụ lớn đường kính lên tới hàng mét.
Khi người dân đến khai phá đất đai làm nhà cửa đã vô tình phát hiện một cây cổ thụ to rỗng ruột, không biết là cây gì nhưng bên trong chứa đầy nước. Thấy bên trong thân cây nước vừa trong vùa mát, người dân lấy nước về nấu nướng, tắm rửa sinh hoạt trong gia đình.
Điều kỳ lạ là chiếc giếng mọc từ thân cây này cung cấp nước cho hàng chục hộ gia đình trong làng sử dụng nhưng mực nước không bao giờ cạn. Thấy vậy người dân đã hợp sức đục khoét, cải tạo giếng này để lấy nước sử dụng cho sinh hoạt và cứ thế giếng được sử dụng cho tới ngày nay.
Điều kỳ lạ hơn là trải qua hàng trăm năm nhưng đến nay giếng cổ này vẫn được bao bọc bởi một thân cây có đường kính gần 2 mét, nhìn từ trên xuống bên trong giếng vẫn thấy rõ từng đường vân của vỏ cây..
Những câu chuyện ly kỳ xung quanh giếng cổ
Từ bao đời nay người dân nơi đây đều xem giếng thùng như là báu vật của làng không chỉ bởi sự kỳ lạ là giếng được sinh ra từ thân, cung cấp nguồn nước trong sạch cho cả làng, giếng quanh năm không bao giờ cạn nước mà còn bởi giếng cổ này gắn với nhiều câu chuyện câu chuyện ly kỳ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Theo lời của các bậc cao niên trong làng thì từ thời xa xưa người dân đã lưu truyền một câu chuyện kỳ lạ gắn liền với sự ra đời của giếng. Theo đó vào một đêm trăng sáng, một người đàn ông trong làng đi làm về muộn, lúc đi ngang qua giếng bỗng giật mình bởi hiện ra trước mắt ông là hình ảnh rất nhiều tiên nữ mặc áo dài trắng thướt tha mờ ảo, thoắt ẩn thoắt hiện.
Lúc đầu ông tưởng mình hoa mắt, nhưng sau khi trấn tĩnh lại ông đã tiến sát tới bên cạnh giếng, nấp sau hàng cây chú ý quan sát sự tình. Thì ra ông nhận thấy không phải hoa mắt mà nhìn thấy rõ có 7 nàng tiên đang thướt tha múa hát, một lúc sau các nàng tiên vụt biến mất.
Người đàn ông này sau đó đem câu chuyện về các nàng tiên kể lại cho nhiều người nghe. Người dân nơi đây đều cho rằng có thể đây là giếng “tiên” rất linh thiêng nên hết sức tôn kính và dặn dò mọi người phải bảo vệ giếng này cho con cháu mai sau.
Ông Nguyễn Văn Tân ( 63 tuổi ), nhà ở cạnh giếng thùng cho biết: “giếng này lạ lắm! trong khi các giếng khác mực nước luôn ngang bằng với mực nước ở các ao hồ xung quanh, thì mực nước trong giếng thùng luôn cao hơn mực nước ao hồ gần 1 mét. Khi tôi còn nhỏ đã thấy có giếng thùng rồi, giếng này nước rất trong và mát, người trong xóm chúng tôi thường ra giếng này lấy nước về sinh hoạt trong gia đình, nước ở giếng này dùng để nấu rượu, làm tương, nấu nước chè rất ngon…”.
Cụ Phương cho biết thêm, có một điều kỳ lạ là trải qua hàng trăm năm nhưng giếng thùng chưa bao giờ cạn nước, cho dù vào những năm hạn hán nặng nề nhất, nhiều giếng cạn trơ đáy nhưng giếng thùng luôn giữ mức nước ổn định. Giếng thùng chỉ sâu khoảng 4 mét nhưng mực nước luôn giữ cố định không dưới 3 mét…
Tuy nhiên vào khoảng thập niên 70, khi kinh tế phát triển, nhiều gia đình đã có thể tự đào giếng riêng cho mình để tiện lợi trong việc sinh hoạt gia đình thì giếng thùng ngày càng ít người lui tới, dần dần giếng thùng bị rơi vào quên lãng, giếng bị cây cỏ xâm chiếm, che lấp luôn cả thành giếng…
Điều kì lạ là kể từ ngày giếng thùng bị “thất sủng”, người dân trong làng thường xuyên đau ốm, nhiều cái chết bất thường không rõ nguyên nhân thường xuyên ập đến, kinh tế dần đi xuống… khiến người dân hết sức hoang mang, nhiều người mê tín còn cho rằng có thể nguyên nhân là do đã coi khinh giếng “ tiên” nên bị quở phạt.
Để “ tai qua nạn khỏi” các bậc cao niên trong xóm 14, đã tổ chức họp xóm, bàn bạc, kêu gọi quyên góp tiền bạc để trùng tu tôn tạo lại giếng và được người dân đồng tình ủng hộ.
Thật kỳ lạ, sau khi trùng tu xong giếng cổ người dân trong làng làm ăn phát đạt, kinh tế ổn định, sự sui xẻo không còn gõ cửa nhiều gia đình khiến người dân rất phấn khởi vui mừng..
Giếng thùng được khôi phục và hoàn thành vào năm 2009 trước sự vui mừng của bà con lối xóm. Giếng thùng mới được tôn tạo lại có khuân viên rộng tới gần 50 mét vuông, thành và nền giếng được tráng bê tông chắc chắn, cây cối xung quanh được phát quang sạch sẽ…
Tuy nhiên, qua trao đổi với ông Trần Văn Luận, Trưởng xóm 14, ông cho biết: “Đúng là giếng thùng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự ra đời của làng xóm. Còn những câu chuyện sui xẻo không may xẩy ra trong làng cũng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên do nhiều người mê tín đồn thổi chứ hoàn toàn không có cơ sở. Hiện giếng thùng đã được người dân trùng tu, khôi phục lại cũng là việc nên làm bởi giếng thùng đã có từ lâu đời, đó cũng là việc giữ gìn bản sắc văn hóa, nét đẹp của làng quê ”.
Theo Long Sơn/ Dân Việt
Giếng cổ đó mang tên giếng thùng, “ tọa lạc” ngay con đường chính chạy qua xóm 14, xã Lĩnh Sơn ( Huyện Anh Sơn, Nghệ An).
Giếng được bao bọc bởi thân cây
Trước những lời đồn thổi về chiếc giếng ngày một lan xa, tôi đã đến tận nơi để tận mắt chứng kiến đồng thời tìm hiểu thực hư những câu chuyện kỳ lạ đã tồn tại từ lâu xung quanh giếng cổ này.
Không quá khó để tôi tìm ra giếng cổ này bởi người dân nơi đây hầu như ai cũng biết. Theo cụ Trần Văn Phương ( 80 tuổi), người sống gần giếng cổ thì giếng có từ bao giờ không ai biết, chỉ biết giếng có tuổi đời phải trên 400 năm, từ xa xưa người dân nơi đây vẫn quen gọi giếng cổ này là giếng thùng.
Giếng thùng mới được trùng tu. |
Khi người dân đến khai phá đất đai làm nhà cửa đã vô tình phát hiện một cây cổ thụ to rỗng ruột, không biết là cây gì nhưng bên trong chứa đầy nước. Thấy bên trong thân cây nước vừa trong vùa mát, người dân lấy nước về nấu nướng, tắm rửa sinh hoạt trong gia đình.
Điều kỳ lạ là chiếc giếng mọc từ thân cây này cung cấp nước cho hàng chục hộ gia đình trong làng sử dụng nhưng mực nước không bao giờ cạn. Thấy vậy người dân đã hợp sức đục khoét, cải tạo giếng này để lấy nước sử dụng cho sinh hoạt và cứ thế giếng được sử dụng cho tới ngày nay.
Điều kỳ lạ hơn là trải qua hàng trăm năm nhưng đến nay giếng cổ này vẫn được bao bọc bởi một thân cây có đường kính gần 2 mét, nhìn từ trên xuống bên trong giếng vẫn thấy rõ từng đường vân của vỏ cây..
Những câu chuyện ly kỳ xung quanh giếng cổ
Từ bao đời nay người dân nơi đây đều xem giếng thùng như là báu vật của làng không chỉ bởi sự kỳ lạ là giếng được sinh ra từ thân, cung cấp nguồn nước trong sạch cho cả làng, giếng quanh năm không bao giờ cạn nước mà còn bởi giếng cổ này gắn với nhiều câu chuyện câu chuyện ly kỳ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Theo lời của các bậc cao niên trong làng thì từ thời xa xưa người dân đã lưu truyền một câu chuyện kỳ lạ gắn liền với sự ra đời của giếng. Theo đó vào một đêm trăng sáng, một người đàn ông trong làng đi làm về muộn, lúc đi ngang qua giếng bỗng giật mình bởi hiện ra trước mắt ông là hình ảnh rất nhiều tiên nữ mặc áo dài trắng thướt tha mờ ảo, thoắt ẩn thoắt hiện.
Lúc đầu ông tưởng mình hoa mắt, nhưng sau khi trấn tĩnh lại ông đã tiến sát tới bên cạnh giếng, nấp sau hàng cây chú ý quan sát sự tình. Thì ra ông nhận thấy không phải hoa mắt mà nhìn thấy rõ có 7 nàng tiên đang thướt tha múa hát, một lúc sau các nàng tiên vụt biến mất.
Người đàn ông này sau đó đem câu chuyện về các nàng tiên kể lại cho nhiều người nghe. Người dân nơi đây đều cho rằng có thể đây là giếng “tiên” rất linh thiêng nên hết sức tôn kính và dặn dò mọi người phải bảo vệ giếng này cho con cháu mai sau.
Ông Nguyễn Văn Tân ( 63 tuổi ), nhà ở cạnh giếng thùng cho biết: “giếng này lạ lắm! trong khi các giếng khác mực nước luôn ngang bằng với mực nước ở các ao hồ xung quanh, thì mực nước trong giếng thùng luôn cao hơn mực nước ao hồ gần 1 mét. Khi tôi còn nhỏ đã thấy có giếng thùng rồi, giếng này nước rất trong và mát, người trong xóm chúng tôi thường ra giếng này lấy nước về sinh hoạt trong gia đình, nước ở giếng này dùng để nấu rượu, làm tương, nấu nước chè rất ngon…”.
Cụ Phương cho biết thêm, có một điều kỳ lạ là trải qua hàng trăm năm nhưng giếng thùng chưa bao giờ cạn nước, cho dù vào những năm hạn hán nặng nề nhất, nhiều giếng cạn trơ đáy nhưng giếng thùng luôn giữ mức nước ổn định. Giếng thùng chỉ sâu khoảng 4 mét nhưng mực nước luôn giữ cố định không dưới 3 mét…
Tuy nhiên vào khoảng thập niên 70, khi kinh tế phát triển, nhiều gia đình đã có thể tự đào giếng riêng cho mình để tiện lợi trong việc sinh hoạt gia đình thì giếng thùng ngày càng ít người lui tới, dần dần giếng thùng bị rơi vào quên lãng, giếng bị cây cỏ xâm chiếm, che lấp luôn cả thành giếng…
Điều kì lạ là kể từ ngày giếng thùng bị “thất sủng”, người dân trong làng thường xuyên đau ốm, nhiều cái chết bất thường không rõ nguyên nhân thường xuyên ập đến, kinh tế dần đi xuống… khiến người dân hết sức hoang mang, nhiều người mê tín còn cho rằng có thể nguyên nhân là do đã coi khinh giếng “ tiên” nên bị quở phạt.
Để “ tai qua nạn khỏi” các bậc cao niên trong xóm 14, đã tổ chức họp xóm, bàn bạc, kêu gọi quyên góp tiền bạc để trùng tu tôn tạo lại giếng và được người dân đồng tình ủng hộ.
Thật kỳ lạ, sau khi trùng tu xong giếng cổ người dân trong làng làm ăn phát đạt, kinh tế ổn định, sự sui xẻo không còn gõ cửa nhiều gia đình khiến người dân rất phấn khởi vui mừng..
Giếng thùng được khôi phục và hoàn thành vào năm 2009 trước sự vui mừng của bà con lối xóm. Giếng thùng mới được tôn tạo lại có khuân viên rộng tới gần 50 mét vuông, thành và nền giếng được tráng bê tông chắc chắn, cây cối xung quanh được phát quang sạch sẽ…
Tuy nhiên, qua trao đổi với ông Trần Văn Luận, Trưởng xóm 14, ông cho biết: “Đúng là giếng thùng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự ra đời của làng xóm. Còn những câu chuyện sui xẻo không may xẩy ra trong làng cũng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên do nhiều người mê tín đồn thổi chứ hoàn toàn không có cơ sở. Hiện giếng thùng đã được người dân trùng tu, khôi phục lại cũng là việc nên làm bởi giếng thùng đã có từ lâu đời, đó cũng là việc giữ gìn bản sắc văn hóa, nét đẹp của làng quê ”.
Theo Long Sơn/ Dân Việt
Bình luận