(VTC News) – Khoảnh khắc đặc biệt trên máy bay thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ Âm lịch đã làm thay đổi bao cuộc đời.
Phải ăn Tết trên trời là vạn bất đắc dĩ, không phải ai cũng muốn. Nhưng đôi khi, khoảnh khắc bất đắc dĩ này lại thay đổi cuộc đời một con người. Có mặt trong chuyến bay mùng 1 Tết, chị VT (xin được giấu tên) về nhà với tâm trạng rối bời. Chị chia sẻ, trước đó chị đã nghĩ năm nay mình không có Tết vì chị và chồng “chiến tranh lạnh” hơn nửa năm qua.
Chị VT thậm chí còn muốn ly hôn hồi đầu năm nay nhưng do muốn hai bên gia đình được ăn Tết yên ổn nên chị nhẫn nhịn chờ sau Tết mới viết đơn. Chị nói chị không muốn chung sống với người đàn ông hơn 30 tuổi đầu mà vô trách nhiệm với gia đình. Trong khi con ốm, chồng chị vẫn mải mê chơi game. Khi chị ốm, anh vẫn cà phê với bạn bè, để một mình chị tới bệnh viện.
“Anh ấy không phạm lỗi gì tày trời kiểu như ngoại tình hay cờ bạc, rượu chè. Nhưng tôi vẫn không chấp nhận được một người vô tâm, chuyện gì cũng cho là đơn giản, không đáng phải lo” – Chị VT tâm sự.
Thế nhưng, chuyến bay bất đắc dĩ kia khiến chị phải suy nghĩ lại. Chứng kiến sự háo hức, mong mỏi về với người thân của những người xung quanh, tâm hồn chị xao xuyến trở lại. Đặc biệt, sau khi không khí được hâm nóng hơn, mọi người cởi mở hơn, những câu chuyện được chia sẻ nhiều hơn. Chị đặc biệt chú ý đến một hành khách. Người phụ nữ này “kể tội” chồng mình lười biếng, vụng về nhưng đôi mắt lại ánh lên hạnh phúc.
“Hóa ra gia đình mới là nơi khiến người ta mong về, khiến người ta hạnh phúc nhất. Còn mọi điều khác mình có thể điều chỉnh được. Tôi sẽ điều chỉnh bản thân mình ví dụ như ít đòi hỏi hơn, ít kiểm soát chồng hơn” – Chị VT nói như vậy sau khi quyết định không ly hôn.
Chị Bùi Thanh Hương (34 tuổi) cũng từng được trải nghiệm đón Tết trên trời. Vài năm trước, khi chuẩn bị bước sang tuổi 30, bố mẹ, họ hàng liên tục giục chị phải lấy chồng. Trong khi đó, chị và bạn trai (người Anh) có cùng quan điểm không thích kết hôn, không thích có con. Mong mỏi lớn nhất của họ là đi thật nhiều để khám phá thế giới. “Ngôi nhà và những đứa trẻ” không hề có tên trong những kế hoạch của chị.
Nhưng bố mẹ chị đã già rồi, lại sống ở nông thôn nên việc con gái 30 tuổi chưa chịu lấy chồng là áp lực vô cùng lớn. Nó đúng là “quả bom” lúc nào cũng chuẩn bị phát nổ. Chị hay kể lại câu chuyện khôi hài nhưng không khiến người khác phải suy nghĩ.
Đó là khi bắt đầu nuôi một đàn gà, mẹ chị gọi chị về nhà rồi tuyên bố: “Bao giờ đàn gà này lớn, mẹ thịt cả đàn. Hoặc con lấy chồng, hoặc mẹ mời họ hàng đến để từ con”. Bây giờ đàn gà đó đã được “hóa kiếp” từ lâu nhưng chị vẫn phòng không. Tuy nhiên, những mong muốn, giục giã chị lấy chồng vẫn còn nguyên với bố mẹ, họ hàng của chị.
Áp lực lấy chồng khiến chị sợ nhất Tết – thời điểm chị hay giáp mặt người thân. Vì thế, chị “trốn” Tết bằng cách đi du lịch. Năm kia, chị bất đắc dĩ phải ăn Tết trên trời. Nhưng cũng như chị VT, không khí đặc biệt trong máy bay đã khiến chị phải suy ngẫm.
Hai năm nay, chị không “chạy trốn” nữa mà ăn Tết cùng gia đình. Tết năm nay, chị đưa bạn trai về ăn Tết cùng gia đình. Nhìn những đứa trẻ mặc áo mới, tay cầm lì xì rúc rích nhìn trộm “ông Tây” với nhiều hiếu kỳ, chị Hương bất chợt cũng muốn có một điều gì đó cho bản thân.
Những chuyến bay trên trời đúng vào thời khắc đêm Giao thừa tưởng chừng chỉ là bài toán kinh doanh của một hãng hàng không nào đó. Nhưng với tính chất đặc biệt của ngày Tết, bài toán kinh doanh đơn thuần kia hóa ra cũng mang nhiều tầng ý nghĩa.
Thanh Hà
Phải ăn Tết trên trời là vạn bất đắc dĩ, không phải ai cũng muốn. Nhưng đôi khi, khoảnh khắc bất đắc dĩ này lại thay đổi cuộc đời một con người. Có mặt trong chuyến bay mùng 1 Tết, chị VT (xin được giấu tên) về nhà với tâm trạng rối bời. Chị chia sẻ, trước đó chị đã nghĩ năm nay mình không có Tết vì chị và chồng “chiến tranh lạnh” hơn nửa năm qua.
Chị VT thậm chí còn muốn ly hôn hồi đầu năm nay nhưng do muốn hai bên gia đình được ăn Tết yên ổn nên chị nhẫn nhịn chờ sau Tết mới viết đơn. Chị nói chị không muốn chung sống với người đàn ông hơn 30 tuổi đầu mà vô trách nhiệm với gia đình. Trong khi con ốm, chồng chị vẫn mải mê chơi game. Khi chị ốm, anh vẫn cà phê với bạn bè, để một mình chị tới bệnh viện.
Hành khách đón Giao thừa trên máy bay |
Thế nhưng, chuyến bay bất đắc dĩ kia khiến chị phải suy nghĩ lại. Chứng kiến sự háo hức, mong mỏi về với người thân của những người xung quanh, tâm hồn chị xao xuyến trở lại. Đặc biệt, sau khi không khí được hâm nóng hơn, mọi người cởi mở hơn, những câu chuyện được chia sẻ nhiều hơn. Chị đặc biệt chú ý đến một hành khách. Người phụ nữ này “kể tội” chồng mình lười biếng, vụng về nhưng đôi mắt lại ánh lên hạnh phúc.
“Hóa ra gia đình mới là nơi khiến người ta mong về, khiến người ta hạnh phúc nhất. Còn mọi điều khác mình có thể điều chỉnh được. Tôi sẽ điều chỉnh bản thân mình ví dụ như ít đòi hỏi hơn, ít kiểm soát chồng hơn” – Chị VT nói như vậy sau khi quyết định không ly hôn.
Chị Bùi Thanh Hương (34 tuổi) cũng từng được trải nghiệm đón Tết trên trời. Vài năm trước, khi chuẩn bị bước sang tuổi 30, bố mẹ, họ hàng liên tục giục chị phải lấy chồng. Trong khi đó, chị và bạn trai (người Anh) có cùng quan điểm không thích kết hôn, không thích có con. Mong mỏi lớn nhất của họ là đi thật nhiều để khám phá thế giới. “Ngôi nhà và những đứa trẻ” không hề có tên trong những kế hoạch của chị.
Nhưng bố mẹ chị đã già rồi, lại sống ở nông thôn nên việc con gái 30 tuổi chưa chịu lấy chồng là áp lực vô cùng lớn. Nó đúng là “quả bom” lúc nào cũng chuẩn bị phát nổ. Chị hay kể lại câu chuyện khôi hài nhưng không khiến người khác phải suy nghĩ.
Đó là khi bắt đầu nuôi một đàn gà, mẹ chị gọi chị về nhà rồi tuyên bố: “Bao giờ đàn gà này lớn, mẹ thịt cả đàn. Hoặc con lấy chồng, hoặc mẹ mời họ hàng đến để từ con”. Bây giờ đàn gà đó đã được “hóa kiếp” từ lâu nhưng chị vẫn phòng không. Tuy nhiên, những mong muốn, giục giã chị lấy chồng vẫn còn nguyên với bố mẹ, họ hàng của chị.
Áp lực lấy chồng khiến chị sợ nhất Tết – thời điểm chị hay giáp mặt người thân. Vì thế, chị “trốn” Tết bằng cách đi du lịch. Năm kia, chị bất đắc dĩ phải ăn Tết trên trời. Nhưng cũng như chị VT, không khí đặc biệt trong máy bay đã khiến chị phải suy ngẫm.
Hai năm nay, chị không “chạy trốn” nữa mà ăn Tết cùng gia đình. Tết năm nay, chị đưa bạn trai về ăn Tết cùng gia đình. Nhìn những đứa trẻ mặc áo mới, tay cầm lì xì rúc rích nhìn trộm “ông Tây” với nhiều hiếu kỳ, chị Hương bất chợt cũng muốn có một điều gì đó cho bản thân.
Những chuyến bay trên trời đúng vào thời khắc đêm Giao thừa tưởng chừng chỉ là bài toán kinh doanh của một hãng hàng không nào đó. Nhưng với tính chất đặc biệt của ngày Tết, bài toán kinh doanh đơn thuần kia hóa ra cũng mang nhiều tầng ý nghĩa.
Thanh Hà
Bình luận